Xương Cánh Tay Là Xương Gì? Vai Trò Và Các Vấn Đề Liên Quan
Xương cánh tay là bộ phận thuộc chi trên, có vị trí nằm giữa khớp vai và cổ tay. Các xương này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra lực, đồng thời hỗ trợ chuyển động của cánh tay và bàn tay. Nếu để xảy ra hiện tượng gãy, thoái hóa xương sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến khả năng vận động và sức khỏe tổng thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vai trò, các bệnh lý liên quan và cách tăng cường sức khỏe của bộ phận này.
Xương cánh tay là xương gì?
Xương cánh tay là phần xương thuộc chi trên, nằm giữa khớp vai và khớp khuỷu tay. Trong đó, cánh tay được chia thành 2 phần chính là cánh tay trên, kéo dài từ vai đến khuỷu tay và cẳng tay, kéo dài từ khuỷu tay đến bàn tay.
Sau quá trình giải phẫu, các chuyên gia kết luận rằng xương cánh tay được cấu tạo từ cánh tay phía trên, xương trụ, xương quay. Ba bộ phận này được nối với nhau qua các khớp để thực hiện các chuyển động của cơ thể người khi làm việc và sinh hoạt cá nhân:
- Xoay vai.
- Nâng cánh tay trên.
- Di chuyển cánh tay chuyển động theo vòng tròn.
- Nâng và xoay đồ vật.
- Xoay cánh tay vào bên trong cơ thể.
- Gập và duỗi cánh tay.
- Nâng đỡ trọng lượng của cơ thể trong một số trường hợp, ví dụ khi chống đẩy.
- Viết chữ hoặc thực hiện các thao tác như đánh máy, mang đồ vật, xoay nắm cửa,…
- Di chuyển, xoay cẳng tay.
Xương cánh tay đảm nhận rất nhiều hoạt động của cơ thể trong cuộc sống hàng ngày, do đó bộ phận này có nguy cơ cao chịu nhiều áp lực và những chấn thương nghiêm trọng. Vậy nên bạn cần tìm hiểu giải phẫu của xương để có cho mình kế hoạch phù hợp chăm sóc và phòng tránh chấn thương.
Cấu tạo xương cánh tay
Cấu trúc xương có vai trò định hình cơ thể, giúp con người thực hiện những nhu cầu cơ bản như đi, ngồi, đứng. Trong đó mỗi vùng xương có cấu tạo và chức năng nhất định. Đối với xương tay người, cụ thể là xương cánh tay, có sự kết hợp của 3 xương: Xương cánh tay trên, xương trụ và xương quay.
Xương cánh tay trên
Xương cánh tay trên chính là xương lớn nhất trong toàn bộ chi trên, thuộc phía trên cùng của xương, kết nối với xương bả vai hoặc xương vai. Phần đáy của xương cánh tay trên chạm đỉnh của xương trụ và xương quay, nhằm mục đích nối cánh tay trên với cánh tay dưới. Điều này giúp các xương chuyển động linh hoạt ở bộ phận khuỷu tay và vai.
Bộ phận này khi giải phẫu thấy 2 núm ở đầu xương, được gọi là núm lớn và núm nhỏ. Các núm này có chức năng tạo ra sự chuyển động và sự ổn định cho phần cánh tay.
Cổ xương cánh tay giải phẫu là khu vực hẹp hơn ở phần dài của xương. Vùng cổ này là bộ phận thường bị gãy nhất của xương bả vai vì có chiều rộng lớn hơn.
Khớp vai là một phần của cánh tay trên. Đây là các khớp lồi cầu – ổ chảo, linh hoạt nhất trong cơ thể, cho phép chúng ta chuyển động ở mọi mức độ. Tuy nhiên chính điều này cũng khiến khớp dễ bị chấn thương khi các chuyển động và lực không phù hợp.
Sụn tiếp hợp tăng trưởng được xem là một phần nhạy cảm của xương cánh tay. Sụn này rất dễ bị ảnh hưởng bởi dị tật bẩm sinh, chấn thương hoặc nhiễm trùng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tăng trưởng.
Xương quay
Xương quay là phần ngắn hơn, dày hơn hai xương dài ở cẳng tay. Phần xương này nằm song song với xương trụ, có vị trí ở giữa các ngón cái và khuỷu tay. Xương quay giúp cổ tay xoay tròn và kết hợp cùng xương cánh tay trên để tạo thành khớp khuỷu tay.
Cụ thể, xương quay có độ dài khoảng 26,67cm đối với người lớn, trung bình khoảng 24,13cm đối với nam và 22,35cm đối với nữ giới.
Xương quay và xương trụ được nối với nhau thông qua màng liên kết. Ngoài ra còn có một dây chằng nhỏ kết nối các đầu xương quay và xương trụ.
Trong hai xương ở cẳng tay, xương quay là bộ phận thường bị gãy nhiều hơn ở xương trụ. Đối với các trường hợp gãy xương tay ở trẻ em, có đến 50% liên quan đến xương quay, 6% liên quan đến xương trụ và 44% liên quan đến cả hai xương. Ngoài ra, gãy xương trụ có thể xuất hiện ở người lớn.
Có một số trường hợp, xương quay có thể ngắn hoặc kém phát triển. Thậm chí ở một số người còn không có xương quay. Điều này xảy ra khi xương quay và xương trụ hợp nhất với nhau, thường xảy ra ở đoạn gần khuỷu tay. Tình trạng không có xương quay có thể do bẩm sinh nhưng cũng có thể xảy ra sau chấn thương xương.
Xương trụ
Xương trụ là bộ phận kết hợp với xương quay để tạo thành xương cẳng tay. Đầu trên của xương trụ được nối với xương cánh tay trên và một bên của xương quay. Với kích thước và vị trí phù hợp, xương trụ cho phép cánh tay di chuyển tự do hơn, đồng thời tăng khả năng xoay của cẳng tay. Ngoài ra, vị trí của xương trụ cũng cho phép chúng ta thực hiện chuyển động ở phạm vi lớn hơn so với xương cẳng tay của các loại động vật có vú khác.
Phần trên cùng của xương trụ tạo thành khối hình chữ C, được tạo nên bởi hố xích ma bé xương quay và hố xích ma to của xương trụ.
Hố xích ma bé xương quay là điểm kết nối của xương quay và xương trụ. Hai cấu trúc này kết hợp với nhau để tạo thành cẳng tay, cho phép cẳng tay di chuyển linh hoạt và tự do hơn. Trong khi đó hố xích ma to của xương trụ là khu vực xương cánh tay kết hợp với xương trụ. Sự kết hợp này xảy ra ở gần khớp khuỷu tay – nơi bắt đầu xuất hiện các nốt phồng từ phần trên cùng cánh tay.
Tương tự như những bộ phận khác trên cơ thể, dị tật có thể xảy ra đối với xương trụ, trong đó phổ biến là dị tật dây chằng khiến cho các khớp dễ bị trật ra khỏi vị trí ban đầu.
Xem thêm:
- Xương Cột Sống Người Bình Thường: Cấu Tạo Và Chức Năng Cụ Thể
Chức năng của xương cánh tay
Xương cánh tay đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng vận động của cơ thể, thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Cụ thể các chức năng của bộ phận nay bao gồm:
Xương cánh tay trên
Xương cánh tay trên được nối với xương bả vai. Trong khi đó, phần đầu của xương bả vai tạo nên một phần của khớp vai, khu vực này đóng vai trò như một điểm chèn của các cơ, tạo nên gai gáy bao gồm: Cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ tròn bé.
Các cơ này hoạt động kết hợp với nhau để cánh tay trên có thể dễ dàng nâng về phía trước, sang bên, di chuyển cánh tay theo chuyển động tròn hoặc quay vòng vào trong, ra ngoài.
Bên cạnh đó, cánh tay cũng chứa nhiều dây chằng, hỗ trợ cố định và cung cấp các chuyển động cho vai. Ngoài ra, một mạng lưới lớn các dây thần kinh nằm ở phần trước của cánh tay trên, thường được gọi là đám rối thần kinh cánh tay, có chức năng tạo cảm giác cho cơ ở cánh tay và các phần của cổ tay, tủy sống.
Xương quay
Xương quay đóng vai trò cho phép chuyển động của cánh tay, đồng thời cung cấp toàn bộ phạm vi chuyển động của bàn tay và cổ tay. Xương quay và xương trụ luôn cần kết hợp với nhau để tạo thành đòn bẩy cho việc nâng hoặc xoay khi đang thực hiện các thao tác ở tay.
Đồng thời, xương quay cũng có tác dụng hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng của cánh tay khi bò hoặc nâng đỡ trọng lượng của cơ thể, chẳng hạn như chống đẩy.
Xương trụ
Xương trụ có chức năng chính là kết hợp với xương quay để hỗ trợ xoay, cho phép cổ tay và bàn tay hoạt động tối đa để tăng phạm vi chuyển động của tay.
Với vị trí xương trụ, chức năng chính của xương là thực hiện các thao tác chính xác như viết, đánh máy, sử dụng vật dụng, công cụ phục vụ cho quá trình sinh hoạt và làm việc. Những chuyển động này thường yêu cầu sử dụng cổ tay, từng ngón tay, đòi hỏi cánh tay trên phải ổn định, cẳng tay có khả năng xoay chuyển linh hoạt.
Tham khảo:
- Xương Sườn Có Bao Nhiêu Cái, Cấu Tạo Và Chức Năng Của Xương
Một số vấn đề liên quan đến xương cánh tay
Xương cánh tay thường phải hoạt động rất nhiều, do đó rất dễ bị tổn thương cũng như chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện liên quan. Một số vấn đề liên quan đến xương cánh tay bao gồm:
- Viêm quanh khớp vai: Đây là tình trạng xảy ra do bao hoạt dịch khớp vai dày lên, gây đau đớn khi cử động, thậm chí làm cứng khớp. Viêm quanh khớp vai thường xảy ra ở phần đầu của xương bả vai, có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa khớp, mất khả năng điều khiển vai nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời.
- Viêm gân hoặc viêm bao hoạt dịch: Tình trạng này xảy ra phổ biến khi các sợi gân xung quanh xương cánh tay trên bị viêm hoặc kích ứng. Viêm gân hoặc viêm bao hoạt dịch xuất hiện nhiều ở đối tượng người cao tuổi, người chơi môn thể thao yêu cầu chuyển động mạnh, người sử dụng lặp đi lặp lại một động tác thường xuyên,….
- Thoái hóa khớp: Các khớp ở cánh tay có thể bị thoái hóa khi tuổi cao, dẫn đến những cơn đau đớn dữ dội khi chuyển động các khớp. Tình trạng này xảy ra khi sụn bảo vệ khớp bị hao mòn theo thời gian hoặc khi chúng ta lặp lại thường xuyên một số hoạt động với cánh tay.
- Gãy xương cánh tay: Đây là tình trạng gãy xương trụ hoặc xương quay của cánh tay, nhiều trường hợp 2 xương có thể gãy cùng lúc. Thực tế gãy xương có nhiều loại như: Gãy xương hoàn toàn, gãy xương một phần, gãy xương kín hay gãy xương thành nhiều mảng nhỏ. Khi đó người bệnh có thể bị đau nhức xương cánh tay, khiến chức năng hoạt động suy giảm và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách xử lý chấn thương với xương cánh tay
Những chấn thương với xương cánh tay có thể điều trị phẫu thuật hoặc không phẫu thuật tùy theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Khi đó người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp.
Để cải thiện các cơn đau hoặc chấn thương ở phần xương cánh tay, bạn có thể tham khảo một số biện pháp điều trị tại nhà hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ, cụ thể:
- Chườm đá: Khi bị đau xương cánh tay, bạn có thể áp dụng cách chườm đá để giảm hiện tượng sưng và viêm. Người bệnh có thể lấy một túi đá, cho vào khăn sạch rồi đắp lên khu vực bị tổn thương khoảng 20 phút sẽ giúp cải thiện các triệu chứng.
- Nghỉ ngơi: Khi bị gãy xương cánh tay hoặc gặp phải những chấn thương liên quan đến xương, khớp, bạn không nên vận động quá nhiều. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, bất động vùng đau để hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng chú ý không tập thể dục hoặc vận động gắng sức để hạn chế tối đa các nguy cơ bị tổn thương.
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc như aspirin, ibuprofen để cải thiện các cơn đau, chống viêm và giúp người bệnh dễ chịu hơn.
- Thuốc giảm đau kê đơn: Ở một số trường hợp, các cơn đau nhức ở cánh tay nghiêm trọng, do đó bác sĩ cần kê đơn thuốc giảm đau theo toa để hạn chế các triệu chứng.
- Dùng thuốc chống viêm: Những cơn đau do viêm sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc chống viêm như corticosteroid để kháng viêm và giảm đau. Các loại thuốc chống viêm này có sẵn dưới dạng thuốc uống, thuốc tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Vật lý trị liệu: Người bị đau hoặc gãy xương cánh tay cần thực hiện vật lý trị liệu để điều trị nhanh chóng các cơn đau. Chú ý lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng và khả năng để hỗ trợ tăng cường phạm vi chuyển động của tay, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ chấn thương trong tương lai.
- Phẫu thuật: Nếu trong trường hợp các cơn đau cánh tay nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro và biến chứng nguy hiểm về sau.
Tìm hiểu thêm:
- Xương Bánh Chè: Vị Trí, Cấu Trúc, Chức Năng Và Các Bệnh Lý Thường Gặp
Một số lưu ý tăng cường sức khỏe xương bàn tay
Khi gặp những vấn đề liên quan đến xương khớp, hoạt động của cánh tay không được đảm bảo và tình hình sức khỏe cũng suy giảm. Do đó bạn cần chú ý tăng cường sức khỏe xương bàn tay để phòng tránh những chấn thương có thể xảy ra, cụ thể:
- Hạn chế những thói quen xấu ảnh hưởng đến xương khớp như mang vác vật nặng, vặn tay quá mức.
- Nên khởi động các khớp, đặc biệt là cánh tay trước khi tập thể dục, thể thao.
- Mang thiết bị bảo hộ đúng, đầy đủ khi chơi thể thao.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ để tăng cường sức khỏe cho cơ thể và xương khớp.
- Có thể tham khảo bác sĩ để sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng bảo vệ xương khớp, hạn chế xảy ra chấn thương.
- Không để cơ thể rơi vào trạng thái thừa cân, béo phì vì xương khớp có thể chịu sức nặng nhiều, cần hoạt động nhiều hơn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp.
- Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có ga và một số chất kích thích khác. Đây là nguyên nhân làm giảm lượng canxi và khả năng hấp thụ canxi vào xương, gây bệnh loãng xương, giòn xương, gãy xương.
- Chăm chỉ vận động với các môn thể thao, bài tập yoga, dưỡng sinh nhẹ nhàng để tránh nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, đặc biệt là bệnh về xương khớp.
- Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia vì nếu dùng sai thuốc có thể gây nguy hiểm cho hệ xương khớp và các cơ quan nội tạng cho cơ thể.
Bài viết trên đây đã giới thiệu chi tiết đến bạn đọc thông tin về cấu tạo, chức năng và một số vấn đề liên quan đến xương cánh tay. Bộ phận này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự vận động của cơ thể, do đó bạn nên thực hiện theo những lưu ý kể trên để tăng cường sức khỏe, tránh chấn thương xương khớp làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!