Khuỷu Tay: Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Vấn Đề Thường Gặp
Khuỷu tay là cơ quan nằm chính giữa cánh tay với chức năng chính là hỗ trợ sự vận động của cả cánh tay. Cơ quan này dễ bị mắc các bệnh liên quan đến khớp do va chạm, các tác động bên ngoài,… Cùng tìm hiểu kỹ hơn về cấu tạo, chức năng cũng như những vấn đề sức khỏe thường gặp của bộ phận này.
Thông tin chung về khuỷu tay
Khuỷu tay là một trong các khớp quan trọng và lớn nhất của cơ thể, là bộ phận nối liên cẳng tay với cánh tay trên, cho phép cánh tay được mở rộng và uốn cong hết mức. Từ đó tăng tính linh hoạt của cánh tay, đảm bảo sự liền mạch của khung xương, giúp con người dễ dàng hoạt động chi trên. Khớp này chủ yếu phát triển trong thời kỳ sơ sinh và thiếu niên, qua những trung tâm hóa xương.
Khuỷu tay nằm ở phía sau cánh tay, khi hoạt động có thể xoay 180 độ theo một hướng nhất định, giúp cánh tay được duỗi thẳng tối đa. Đồng thời, cấu tạo khớp cho phép xoay cẳng tay và dừng ở những điểm có các xương dài song song trong cẳng tay.
Vị trí của khuỷu tay
Khuỷu tay là một khớp nối nằm giữa cánh tay trên (humerus) và cẳng tay (gồm hai xương là radius và ulna). Nó cho phép cánh tay gập lại và duỗi ra, cũng như xoay cẳng tay để lòng bàn tay có thể hướng lên hoặc xuống. Vị trí của khuỷu tay nằm giữa phần trên của cánh tay và phần dưới của cẳng tay.
Cấu tạo của khuỷu tay
Khủy tay chính là một loại bản lề được tạo thành từ ba xương: xương cánh tay, xương trụ và xương quay. Các đầu xương đều được bao bọc bởi sụn có tính đàn hồi, giúp các khớp xương dễ dàng trượt và hạn chế chấn động. Các xương này được liên kết với nhau bằng hệ thống dây chằng tạo thành bao khớp. Bao khớp là túi chứa đầy chất lỏng, có tác dụng bôi trơn khớp, hỗ trợ vận động.
Ngoài ra, còn có các bộ phận chính kết hợp hỗ trợ hoạt động của khuỷu tay như sau:
Bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch ở khuỷu tay là một túi mỏng chứa đầy chất lỏng, nằm tại mặt sau của cánh tay, gọn giữa da và khuỷu tay. Màng hoạt dịch ở khớp khuỷu tay mở rộng từ lề khớp kéo dài xuống khớp xạ hình trên và cổ bán kính, được hệ thống dây chằng hỗ trợ. Túi hoạt dịch có chức năng tương tự một tấm đệm hỗ trợ cho đầu khuỷu tay. Nếu bị viêm hoặc kích ứng, bao hoạt dịch có thể chứa thêm chất lỏng dẫn đến sưng tấy và đau nhức.
Cơ bắp
Ở bộ phận này có 3 cơ gấp chính đó là:
- Cơ cánh tay: Đây là một trong số ít các cơ trên cơ thể chỉ có một chức năng duy nhất, đó là hoạt động độc lập như một cơ gấp khuỷu tay.
- Cơ ngửa dài: Cũng hoạt động như một cơ gấp của khuỷu tay, nhưng cơ này cũng là cơ nằm ngửa khi cánh tay gấp cực đại và duỗi cực đại.
- Cơ nhị đầu cánh tay: Đây là cơ gấp chính của khuỷu tay, có bản chất là cơ hai đầu, đóng vai trò thứ yếu quan trọng như một cơ hỗ trợ hoạt động ở vai.
Bên cạnh đó, việc duỗi tay được thực hiện bởi cơ tam đầu cánh tay kết hợp với sự hỗ trợ của khớp khuỷu. Sự duỗi cẳng tay này bị giới hạn bởi mỏm khuỷu, lực cản ở cơ gấp và sự căng dây chằng trước. Cơ tam đầu hoạt động hiệu quả nhất khi khuỷu tay gập từ 20 đến 30°. Hoạt động của cơ này bị giảm hiệu quả khi tăng góc uốn.
Hệ thống dây chằng
Tương tự như các khớp khác ở người, khớp khuỷu tay có một mạng lưới các dây chằng giúp níu giữ và đảm bảo tính an toàn. Dây chằng được cấu thành từ các mô liên kết dẻo dai, có độ bền cao, dễ dàng giữ các khớp lại với nhau.
Đồng thời, hệ thống gây chằng giúp kết nối sụn chêm và xương, níu giữ khuỷu tay nằm ở hai bên. Dây chằng quan trọng nhất của khuỷu tay là dây chằng chéo giữa ở bên trong và dây chằng phụ bên ở bên ngoài khuỷu tay. Chúng liên kết với nhau tạo thành hình tam giác, kết hợp với viên nang khớp. Hệ thống này được cố định để luôn luôn nằm trên trục khớp ngang, khiến các dây chằng tương đối căng và hạn chế co giãn khi hoạt động.
Chức năng của khuỷu tay
Vì khuỷu tay là một khớp, nên có chức năng tương tự như những khớp khác trong cơ thể. Cụ thể:
- Hỗ trợ cho hoạt động vận động của cẳng tay: Đây là chức năng chủ yếu của khuỷu tay, có tác dụng giúp các xương trượt lên nhau dễ dàng. Nhờ đó, khả năng cầm nắm và lấy đồ vật của cánh tay trở nên linh hoạt hơn. Phạm vi chuyển động của khuỷu tay cũng mở rộng từ 0 độ cho đến 150 độ.
- Cung cấp thần kinh: Dây thần kinh vùng khuỷu tay được phân bố về phía trước bởi các nhánh dây thần kinh cơ, dây thần kinh xuyên tâm và dây thần kinh trung gian. Được phân bố về phía sau từ nhánh của dây thần kinh hướng tâm và dây thần kinh cánh tay đến cơ ức đòn chũm. Hệ thống này bao gồm thần kinh trụ, thần kinh giữa và thần kinh bì cẳng tay trong.
- Tuần hoàn máu: Các động mạch cung cấp máu cho khớp khuỷu tay có nguồn gốc từ một nối thông tuần hoàn, giúp mở rộng giữa động mạch cánh tay cùng với những nhánh tận cùng của nó. Máu sẽ được tuần hoàn khắp cánh tay, giúp nuôi dưỡng cũng như đảm bảo quá trình tuần hoàn bình thường của cơ thể.
Các vấn đề, bệnh lý thường gặp ở khuỷu tay
Khớp khuỷu tay có cấu tạo vững chắc nhưng cũng rất dễ bị tổn thương. Phần lớn những tổn thương và bệnh lý ở bộ phận này đều là do chấn thương gây ra. Trong đó, thường gặp nhất là các vấn đề như sau:
Đau khuỷu tay
Đau khuỷu tay gây ra do viêm mỏm trên lồi cầu ngoài, còn được gọi là hội chứng đau khuỷu tay quần vợt. Hội chứng này xảy ra khi các cơ, gân, dây chằng quanh phần dưới của khớp khuỷu tay và phần trước cánh tay bị chấn thương. Vết rách hình thành trong gân và cơ dẫn đến hình thành sẹo và hiện tượng vôi hóa. Nếu không kịp thời chữa trị thì những vết sẹo và vôi hóa này sẽ gây áp lực lớn cho các cơ và dây thần kinh, gây đau nhức ở cánh tay nghiêm trọng.
Đọc thêm: Xương Đòn Là Gì? Cấu Trúc, Chức Năng Và Các Vấn Đề Thường Gặp
Hội chứng này không chỉ gặp ở những vận động viên chơi tennis, mà còn phổ biến ở những người thường xuyên hoạt động cơ bắp, cẳng tay như: họa sĩ, công nhân, thợ mộc, thợ sửa ống nước, thợ điện,…
Gãy xương khuỷu tay
Trường hợp này thường xảy ra do va đập mạnh, dùng cánh tay chống đỡ cơ thể khi ngã, tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông,… Gãy xương khuỷu tay có thể là gãy một trong ba xương: xương cánh tay, xương trụ và xương quay, hoặc cả ba.
Ngay khi xương gãy, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn nghiêm trọng, cơ đau sâu bên trong kèm theo cảm giác tê buốt, không thể duỗi hoàn toàn cánh tay. Ngoài ra, khu vực bị tổn thương cũng sẽ có dấu hiệu sưng to, sưng đỏ và bầm tím lan rộng.
Vì đây là một tổn thương nghiêm trọng nên người bệnh cần được sơ cứu đúng cách và đến ngay cơ sở y tế để được điều trị. Nếu chậm trễ có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sau này.
Viêm gân
Đây là một trong các chấn thương thường gặp nhất ở vùng khuỷu tay, thường xảy ra do lạm dụng khớp quá mức. Hội chứng viêm gân này có triệu chứng tương tự như “hội chứng khuỷu tay quần vợt”, thường gặp ở người phải hoạt động liên tục như vận động viên golf, vận động viên quần vợt, công nhận, thợ sửa chữa,…
Bệnh thường xảy ra khi các vi chấn thương của gân gấp thuộc cẳng tay (thường là do rách vi sợi đầu gân gấp) bị lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi mắc phải bệnh lý này, người bệnh thường gặp cơn đau ngay tại mỏm lồi cầu trong xương cánh tay, cường độ đau có thể tăng lên khi thực hiện động tác gập, hoặc co chủ động cổ tay. Bên cạnh đó, viêm gân tại khu vực khớp của cánh tay cũng khiến khả năng cầm nắm đồ vật của người bệnh bị suy giảm.
Tùy vào nguyên nhân mà triệu chứng bệnh và mức độ đau cũng sẽ khác nhau. Ban đầu, người bệnh sẽ gặp các cơn đau nhẹ, rồi từ từ tăng nặng lên sau vài tuần. Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh có vai trò quan trọng trong việc chữa trị bệnh.
Trật khớp khuỷu tay
Trật khớp khuỷu tay xảy ra khi các mặt ở khớp khuỷu tay di lệch ra khỏi vị trí của nó, tùy thuộc vào lực tác động mà mặt khớp có thể di lệch hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Tình trạng này chủ yếu xảy ra khi người bệnh bị ngã, tai nạn giao thông hoặc trẻ em bị người lớn nâng kéo tay không đúng cách.
Khi bị trật khớp khuỷu tay, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức nghiêm trọng, cùi chỏ tay sưng to, cẳng tay không thể gấp hoặc duỗi được. Khi người bệnh cố gấp cẳng tay, có thể xuất hiện tình trạng lò xo khiến cẳng tay tự động bật trở về vị trí ban đầu.
Tình trạng này cần được điều trị nhanh chóng và đúng cách để hạn chế mọi tổn thương thần kinh và động mạch cánh tay. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh được nắn chỉnh khớp hoặc làm phẫu thuật.
Viêm khớp nhiễm khuẩn
Viêm khớp nhiễm khuẩn còn được gọi là nhiễm trùng khớp, có thể xảy ra ở khớp khuỷu tay nhưng không phổ biến. Tuy nhiên, khi gặp phải thì tình trạng bệnh có thể khá nghiêm trọng.
Bệnh lý này xảy ra khi các chất lỏng ở giữa khớp bị vi sinh vật hoặc vi khuẩn xâm nhập vào từ vết thương hở hoặc vết thương do phẫu thuật, gây nhiễm trùng. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể lây đến khớp khuỷu tay từ các cơ quan khác bằng đường máu.
Khi mắc bệnh lý này thì cấu tạo, chức năng cũng như hiệu quả hoạt động của cùi chỏ tay đều bị ảnh hưởng. Người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng đau đớn tại khuỷu tay kèm theo biểu hiện nóng đỏ, sưng tấy, cứng khớp, khả năng vận động bị hạn chế. Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà nhiều trường hợp có thể xuất hiện thêm triệu chứng bầm tím, khóa khớp, biến dạng khớp…
Viêm bao hoạt dịch khuỷu tay
Đây là tình trạng viêm hoặc kích ứng quá mức làm khiến chất lỏng trong bao hoạt dịch của khuỷu tay bị tích tụ. Từ đó gây ra tổn thương, sưng tấy, đau nhức, nóng đỏ khuỷu tay khi chạm vào.
Có thể bạn quan tâm: Xương Sườn Có Bao Nhiêu Cái, Cấu Tạo Và Chức Năng Của Xương
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển khiến khuỷu tay có dấu hiệu nhạy cảm và khó chuyển động hơn. Ngoài ra, nếu tình trạng viêm bao hoạt dịch khuỷu tay là do nhiễm trùng, thì người bệnh còn có thể bị sốt cao, chảy mủ và đổ nhiều mồ hôi.
Nguyên nhân chính thường gây ra tình trạng viêm bao hoạt dịch khuỷu tay là chấn thương do té ngã, va đập mạnh, khuỷu tay bị áp lực mạnh khi sinh hoạt và làm việc quá sức, do các bệnh lý như bệnh thận, bệnh gout, viêm khớp dạng thấp,…
Viêm khớp khuỷu tay
Đây là tình trạng viêm khớp nói chung, có thể có hoặc không có kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn. Bệnh lý này thường tiến triển sau một chấn thương, hoặc xuất hiện do ảnh hưởng của các bệnh lý: viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, Lupus ban đỏ hệ thống,…
Bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy khuỷu tay bị đau nhức, nóng đỏ, cứng khớp. Kèm theo đó là các biểu hiện: sưng tấy, khó vận động cánh tay, bầm tím, khóa khớp, biến dạng khớp,…
Cách khôi phục chức năng và bảo vệ khuỷu tay
Để duy trì chức năng, cấu tạo và sự khỏe mạnh của khuỷu tay, người bệnh cần thường xuyên luyện tập, duy trì những thói quen sinh hoạt khoa học và bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cụ thể như sau:
Về chế độ dinh dưỡng
Theo chuyên gia, người bệnh cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng phù hợp để nuôi dưỡng các xương và mô mềm. Từ đó duy trì được cấu tạo và chức năng của khuỷu tay, tăng khả năng miễn dịch và bảo vệ sức khỏe tổng thể. Cụ thể:
- Bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu protein, chất béo và carbohydrate để giúp xây dựng khối cơ, tăng cường sự dẻo dai cho các dây chằng hỗ trợ.
- Bổ sung đầy đủ vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K.
- Bổ sung các chất điện giải như magie, kali, natri và các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt, kẽm,…
Xem thêm: Xương Móng Là Gì? Cấu Tạo, Vị Trí Giải Phẫu Và Chức Năng
Vận động và luyện tập
Nên tập thể dục và vận động mỗi ngày để tăng cường sự dẻo dai cho dây chằng và khớp xương, từ đó chống cứng khớp. Đồng thời, vận động thường xuyên còn giúp kích thích lưu thông máu, nâng cao sức mạnh cơ bắp, và thư giãn các dây thần kinh.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy việc vận động và luyện tập thường xuyên cũng góp phần hạn chế tình trạng đau khuỷu tay, tăng ngưỡng chịu đau và nâng cao sức bền cho xương và khớp. Các bộ môn phù hợp nhất để luyện tập phục hồi chức năng phần xương cánh tay là: bơi lội, yoga, thái cực quyền,…
Nghỉ ngơi hợp lý
Việc khớp khuỷu tay phải hoạt động quá sức chính là nguyên nhân gây ra nhiều tổn thương và bệnh lý ở cánh tay. Vì vậy, nên dành thời gian cho bộ phận này nghỉ ngơi và thực hiện massage xoa bóp để khuỷu tay được nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, vẫn nên vận động nhẹ nhàng, tránh bất động cánh tay lâu ngày vì có thể khiến chức năng của khuỷu tay bị suy giảm, gây ra tình trạng cứng khớp, tạo điều kiện cho các cơn đau xuất hiện và làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp sớm.
Trong sinh hoạt thường ngày, khuỷu tay cũng cần được co duỗi đúng cách, tránh trường hợp trật khớp hay gãy xương. Đồng thời, người bệnh cũng nên áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp (có thể kết hợp vật lý trị liệu) để duy trì chức năng và cấu trúc khớp, hạn chế biến chứng sau này.
Trên đây là tổng hợp thông tin chi tiết về khuỷu tay – một bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể người. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về cấu tạo và chức nặng của khuỷu tay, cũng như biết cách chăm sóc và bảo vệ bộ phận này.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!