Xương sườn: Cấu Tạo, Chức Năng Và Những Vấn Đề Liên Quan
Xương sườn của người có bao nhiêu cái, có cấu tạo như thế nào và đảm nhận chức năng gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm đến. Bởi khi nắm rõ những thông tin cơ bản này, bạn sẽ có biện pháp bảo vệ phù hợp và hướng xử trí đúng đắn khi gặp chấn thương hay những biểu hiện bất thường. Chính vì vậy, chúng tôi đã tổng hợp chi tiết thông tin quan trọng của bộ phận này ngay trong bài viết dưới đây.
Xương sườn có bao nhiêu cái?
Xương sườn ở người bao gồm các xương xuất phát ở cột sống, uốn cong quanh cơ thể, gắn với xương ức để tạo thành lồng ngực. Những xương này có trọng lượng rất nhỏ, có khả năng hồi phục sau chấn thương và mang nhiệm vụ quan trọng đó là bảo vệ những cơ quan trong lồng ngực.
Đa số con người đều có tổng cộng 24 cái xương sườn được tạo thành 12 đôi xương. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp sinh ra có nhiều hơn 24 cái xương sườn, những xương đó sẽ được xếp vào nhóm xương thừa. Ngược lại, cũng có những người không có đủ 24 cái xương sườn, đây là tình trạng thiếu xương sườn bẩm sinh.
Xương sườn ở người được chia thành các loại như sau:
- Xương sườn thật: Xương sườn thật bao gồm 7 đôi xương đầu tiên trong cấu tạo xương sườn của con người. Các xương này được gắn với các đốt sống ngực tại cột sống phía sau và gắn với xương ức nhờ sụn liên sườn ở phía trước.
- Xương sườn giả: Bao gồm các đôi xương từ số 8 đến số 10. Các xương này không gắn trực tiếp vào xương ức mà được liên kết với các xương phía trên nhờ có sụn sườn. Tuy nhiên những xương này vẫn gắn với đốt sống ngực tại cột sống phía sau.
- Xương sườn cụt: Hai đôi xương sườn số 11 và số 12 là các xương sườn cụt, có liên kết với các đốt sống ngực ở phía sau.
Giải phẫu cấu tạo xương sườn
Về mặt cấu trúc, xương sườn được phân chia thành 2 nhóm là xương sườn điển hình và không điển hình. Nhóm xương điển hình giống nhau về mặt cấu trúc, trong khi các xương không điển hình sẽ có một số khác biệt nhỏ.
Cấu tạo của xương sườn điển hình
Xương điển hình được chia làm 3 phần:
- Phần đầu: Phần đầu của xương là khớp cung đốt sống, có tác dụng liên kết xương sườn và đốt sống với nhau.
- Phần cổ: Phần xương này sẽ giúp gắn đầu xương với phần trục. Gọi là cổ bởi vì phần này hơi thu hẹp lại và chứa những khớp cung tương ứng. Các khớp nối đó được gọi là khớp dịch chuyển ngang.
- Phần trục: Đây là phần xương phẳng và cong. Mỗi xương có 1 rãnh nhỏ phía trong để bảo vệ các động mạch, dây thần kinh sẽ chạy dọc theo các xương này.
Xem thêm:
Cấu tạo xương không điển hình
Đôi xương sườn số 1, 2, 10 và 12 được xếp vào nhóm xương sườn không điển hình vì có cấu tạo không giống với những xương khác.
Đôi xương số 1 khá to và ngắn. Phần đầu xương chỉ có một khớp mặt gắn với đốt sống ngực thứ nhất. Bề mặt xương có 2 rãnh nhỏ, là nơi có động mạch, dây thần kinh và tĩnh mạch dưới đòn đi qua.
Đôi xương số 10 có phần đầu gắn với đốt sống thứ 10 ở một mặt. Xương này bao quanh cơ thể theo hình vòng cung, gắn với một dải sụn cùng với đôi xương số 8 và số 9 phía trên nhưng không gắn trực tiếp với xương ức.
Chức năng của xương sườn
Xương sườn người có các chức năng chính như sau:
- Duy trì khoảng không gian vừa đủ ở trong khoang ngực để phổi có thể nở ra và co vào trong quá trình hô hấp. Sự di chuyển của xương sườn giúp lồng ngực giãn ra, khi đó áp suất không khí bên trong và bên ngoài cơ thể có sự chênh lệch. Nhờ vậy không khí bên ngoài sẽ đi vào phổi để thực hiện chức năng trao đổi khí, đẩy khí ra ngoài. Xương sườn sẽ di chuyển xuống dưới sau khi giãn cơ hoành làm tăng áp lực trong khoang ngực.
- Bảo vệ cơ quan nội tạng bên trong khoang ngực, bao gồm tim, phổi, thực quản, khí quản, một phần của lá lách và gan, cơ hoành, các dây thần kinh, cơ và mạch máu. Đây cũng là chức năng quan trọng nhất của xương sườn.
Bài đọc thêm:
Các vấn đề ảnh hưởng đến xương sườn
Có rất nhiều vấn đề và tình trạng bệnh lý có thể ảnh hưởng đến xương sườn. Bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân bằng cách khám sức khỏe và chụp X-quang. Một số vấn đề phổ biến ở khu vực xương sườn bao gồm:
Chấn thương
Các chấn thương vùng ngực do té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, va chạm khi chơi thể thao,… là những nguyên nhân phổ biến gây ra đau ngực. Những chấn thương loại này có thể làm nứt, gãy xương sườn hoặc căng cơ. Tổn thương xương có thể gây đau tại lồng sườn. Tình trạng này thường được chẩn đoán bằng cách chụp X-quang để xác định vị trí gãy và MRI để xác định tổn thương các mô mềm.
Gãy xương sườn
Gãy xương là sự phá hủy đột ngột các cấu trúc bên trong của xương sườn, gây ra những tổn thương và làm gián đoạn khả năng truyền lực qua xương. Hiểu một cách đơn giản, khi bị gãy xương vùng ngực, xương sẽ mất tính liên tục và hoàn chỉnh do ngoại lực gây nên. Trong đó mất tính liên tục hoàn toàn chính là gãy xương hoàn toàn và mất tính liên tục không hoàn toàn chính là gãy xương không hoàn toàn.
Các triệu chứng thường gặp khi bị gãy xương sườn bao gồm:
- Xương bị biến dạng tại vị trí tổn thương.
- Xuất hiện các vết bầm tím ở vùng chấn thương.
- Sưng đau xung quanh khu vực chấn thương, những cơn đau tăng lên khi cố gắng vận động hoặc do bị ngoại lực tác động vào vị trí chấn thương.
- Mất chức năng ở vùng xương bị gãy.
- Trong gãy xương hở, xương nhô lên khỏi da.
Trật khớp
Trật khớp tại xương sườn thường xảy ra sau khi bạn gặp tai nạn hoặc chấn thương. Chúng gây ra những cơn đau nhói, khó thở và khó cử động. Tuy nhiên, tình trạng bị trật khớp xương sườn rất hiếm khi xảy ra. Những dấu hiệu cho thấy xương sườn của bạn bị trật khớp bao gồm:
- Cảm giác mất ổn định hoặc trượt ở khu vực xương sườn.
- Đau nhói thành từng cơn tại vùng lưng và bụng trên.
- Người bệnh cảm thấy khó thở.
- Cơn đau tăng lên mỗi khi người bệnh vươn vai, hít thở sâu, hắt hơi, cúi người hoặc trở mình khi nằm.
Loãng xương
Chứng loãng xương là hiện tượng cấu trúc xương bị phá vỡ, mất khối lượng, khiến xương giòn, yếu và dễ gãy. Chứng bệnh này có thể gây ảnh hưởng tới bất kì phần xương nào trên cơ thể, bao gồm cả xương sườn.
Nếu thấy có triệu chứng như khó thở, co thắt cơ vùng thắt lưng, đau khu vực gần xương ức thì rất có thể bạn đã bị loãng xương sườn. Khi đó, bạn hãy tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Click đọc ngay:
Tình trạng loãng xương thường được điều trị bằng cách sử dụng thuốc để làm chậm quá trình mất xương, giúp tăng mật độ xương và làm giảm nguy cơ gãy xương. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
Viêm sụn chêm
Đây là hiện tượng phần sụn liên kết giữa xương sườn và xương ức bị viêm. Quá trình viêm này có thể kéo theo những cơn đau tương tự như những cơn đau tim. Những dấu hiệu viêm sụn chêm người bệnh có thể gặp phải đó là:
- Đau nhói ở vùng bên trái của xương ức.
- Những cơn đau như lồng ngực bị nén lại hoặc có áp lực lớn đè ép lên.
- Cơn đau dữ dội hơn khi người bệnh ho mạnh hoặc hít thở sâu.
Ung thư xương
Ung thư xương là tình trạng ung thư liên kết từ 3 loại tế bào: Tế bào tạo sụn, tế bào tạo xương và tế bào liên kết của mô xương. Bệnh thường xuất hiện ở vị trí xương đùi, xương chày, đầu trên xương cánh tay và đầu dưới xương quay. Ung thư xương có thể do nguyên phát hoặc do di căn từ các bộ phận khác đến.
Khi bị ung thư xương, bệnh nhân thường có những triệu chứng như sau:
- Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, gầy, sút cân không rõ nguyên nhân, có thể bị sốt nhẹ.
- Những cơn đau xương tăng dần, xương yếu đi rõ rệt.
- Đau liên tục, dùng thuốc giảm đau cũng không thấy đỡ.
- Ở vị trí xương bị ung thư có thể sưng to lên bất thường.
- Có thể gãy xương mặc dù không bị dính chấn thương.
- Nổi hạch ngoại vi, sờ tay vào sẽ thấy cứng, hạch có thể di chuyển nhưng không rõ ràng.
Đa u tủy xương
Đa u tủy xương là một bệnh tăng sinh có tính chất ác tính ở tủy xương và một số cơ quan khác. Đây là bệnh lý tăng sinh tương bào dẫn đến việc tăng các globulin miễn dịch trong máu, tạo thành nhiều ổ tiêu xương dẫn đến gãy xương, suy thận, thiếu máu, tăng canxi máu, giảm tiểu cầu, bạch cầu, các triệu chứng thần kinh, nhiễm trùng bội nhiễm…
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh đa u xương tủy là gì. Tuy nhiên, theo nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy, liều thấp phóng xạ sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh. Khi bị mắc căn bệnh này, người bệnh sẽ có các triệu chứng như: Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, gầy sút, nhức đầu, kém ăn, đau xương sườn, xương cột sống, đau các khớp.
Viêm tủy xương
Viêm tủy xương hay còn gọi là cốt tủy viêm, đây là tình trạng nhiễm khuẩn ở xương, bao gồm tủy xương và các mô mềm quanh xương. Thường do tụ cầu vàng hay liên cầu trùng gây bệnh. Những vi khuẩn này xâm nhập vào đường máu trước. Khi xương bị gãy, vi khuẩn sẽ từ máu đi vào trong xương.
Có thể xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng toàn thân như: Sốt cao, rét run, sưng nóng đỏ tại vùng tổn thương. Tại vùng da ở vị trí xương vùng ngực bị viêm nếu có xuất hiện ban đỏ, sưng phồng thì chứng tỏ mủ đã vượt qua vỏ xương và màng xương, sau đó lan vào phần mềm và các khớp lân cận.
Những thói quen xấu khiến xương yếu đi
Một số thói quen thường ngày của con người có thể làm ảnh hưởng xấu đến xương sườn như:
- Hút thuốc lá
Theo nghiên cứu, những người hút thuốc lá đều có mật độ xương thấp hơn người bình thường. Bởi trong thành phần của khói thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại, làm tiêu hủy tế bào xương. Bên cạnh đó, hút thuốc lá còn làm tăng hormone cortisol, khiến xương yếu đi. Đồng thời ngăn cảm sự sản xuất hormone calcitonin giúp tăng sinh xương. Với người từng bị chấn thương ở xương sườn, việc hút thuốc hoặc thường xuyên ngửi phải khói thuốc sẽ làm chậm quá trình liền xương. Bởi tác nhân này sẽ làm tổn thương mạch máu, giảm khả năng vận chuyển oxy của cơ thể.
Có thể bạn quan tâm:
- Ít vận động
Người ít vận động thể thao cũng có nguy cơ bị teo xương nhanh hơn so với người hay vận động. Do đó, mỗi người nhất là khi bước vào tuổi trung niên nên tích cực vận động bằng các hoạt động đơn giản như đi bộ, nâng tạ, leo cầu thang,… Bên cạnh đó, tập thể dục còn làm tăng khả năng giữ thăng bằng, xương khớp được linh hoạt, giảm nguy cơ bị ngã, gãy xương.
- Ăn mặn
Các chuyên gia cho biết, khi con người dung nạp quá nhiều muối vào cơ thể sẽ làm tăng nhiều muối. Cơ thể sẽ đào thải canxi qua nước tiểu và làm tăng nguy cơ loãng xương. Vì vậy những ai đang có thói quen ăn uống này nên cố gắng điều chỉnh lại để giúp bảo vệ xương khớp nói riêng và sức khỏe của mình nói chung.
- Uống nhiều rượu
Tương tự như việc hút thuốc lá, uống rượu bia cũng làm tăng sản xuất cortisol của cơ thể, khiến lượng hormone estrogen và testosterone bị suy giảm. Điều này làm cho xương sườn bị yếu đi, giảm mật độ xương và tăng nguy cơ bị ngã, gãy xương.
- Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Nếu cơ thể bị thiếu vitamin D, xương sườn và các xương khác sẽ trở nên mỏng và giòn hơn. Trong khi đó, ngoài thức ăn thì nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu đó là ánh nắng mặt trời. Vì vậy, nếu là một người ít khi ra ngoài, bạn có thể bị thiếu hụt vitamin D và xương sẽ yếu hơn so với những người thường xuyên làm việc ngoài trời.
- Chế độ ăn nghèo canxi, photpho và magie
Đây là những dưỡng chất rất cần thiết đối với sức khỏe của hệ xương khớp. Nếu bạn không bổ sung đầy đủ cho cơ thể, sẽ làm tăng nguy cơ bị loãng xương, yếu xương sườn.
Gãy xương sườn nguy hiểm không? Bao lâu khỏi?
Gãy xương sườn là một chấn thương thường gặp và có thể gây ra nhiều đau đớn, nhưng KHÔNG NGUY HIỂM đến tính mạng
Thông thường, gãy xương sườn đơn giản sẽ hồi phục trong vòng 4 đến 6 tuần. Trong thời gian này, bệnh nhân cần nghỉ ngơi và tránh các hoạt động gây áp lực lên vùng ngực.
Nếu gãy nhiều xương sườn hoặc có tổn thương nội tạng kèm theo, thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn, từ 6 đến 8 tuần hoặc lâu hơn. Các trường hợp nghiêm trọng có thể cần can thiệp y tế hoặc phẫu thuật.
Điều trị các vấn đề ở xương sườn
Có nhiều biện pháp được các chuyên khoa khuyên người bệnh sử dụng để cải thiện các vấn đề liên quan đến chấn thương xương sườn. Chấn thương hoặc trật khớp xương vùng ngực có thể được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi và hạn chế vận động. Thông thường các triệu chứng bệnh đều có thể được cải thiện trong vòng 6-8 tuần.
Do không thể sử dụng việc bó bột hay quấn nẹp ở xương sườn để có định hướng. Vì vậy người bệnh có thể chườm đá để giảm đau và sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện các triệu chứng. Khi xương sườn bị gãy đã lành lại, người bệnh có thể thực hiện các bài tập hít thở để cải thiện chức năng và tập các bài thể dục phù hợp để tăng cường tính linh hoạt cho xương.
Ngoài ra, tình trạng trật khớp xương sườn còn có thể dẫn đến đau lưng và tổn thương các dây thần kinh. Do đó, người bệnh cần được chăm sóc cẩn thận để tránh các vấn đề liên quan.
Xương sườn là một bộ phận quan trọng trong cơ thể, có chức năng bảo vệ các cơ quan khác và hỗ trợ quá trình thở. Do đó, việc hiểu rõ cấu tạo xương sườn để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các rủi ro là một việc làm cần thiết mà mỗi người cần chú ý. Đặc biệt khi có các dấu hiệu đau ở ngực, khó thở, đau khi hít thở,… người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!