Xương Sườn Bị Lồi: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất
Notice: Array to string conversion in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/shortcodes.php on line 433
Notice: Array to string conversion in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/shortcodes.php on line 433
Xương sườn lồi còn được biết đến với cái tên dị tật ức gà, lồi lồng ngực. Dị tật này ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe cũng như gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Hiện nay, với sự phát triển của y học, hiện tượng xương sườn bị lồi hoàn toàn có thể được xử lý được mà không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe tổng thể.
Xương sườn bị lồi là gì?
Xương sườn bị lồi hay còn được gọi là dị tật xương ức gà, đây là tình trạng phần xương ở ngực không bằng phẳng mà lồi ra phía trước ít hoặc nhiều, có thể quan sát bằng mắt thường. Sự biến dạng xương sườn ở mỗi bệnh nhân sẽ có mức độ tổn thương khác nhau, các xương sườn có thể lồi nhọn hẳn ra hoặc chỉ lồi nhẹ.
Dị tật nhô xương sườn không phải là trường hợp hiếm gặp, điển hình nhất là hai dạng gồm dị tật xương ức gà và dị dạng xương ngực lõm. Hai dạng này hoàn toàn khác nhau nhưng đều là các dị dạng xương bẩm sinh. Tuy nhiên bệnh xương ức gà ít nguy hiểm hơn so với xương ngực lõm vì xương nhô ra nên không chèn lên tim và phổi. Bệnh chủ yếu làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài.
Về diễn tiến, đa số các trường hợp ngực sẽ nhô ra dần theo tuổi, thường phát triển nhanh vào giai đoạn dậy thì. Xương lồi ra nhanh chóng và ổn định sau khi đã trưởng thành.
Các nghiên cứu thống kê cho thấy, cứ khoảng 400 trẻ em sẽ có 1 trẻ bị nhô xương sườn bẩm sinh. Tỷ lệ trẻ có xương sườn bị lồi 1 bên chiếm khoảng 20% trong số các dị tật lồng ngực nói chung.
Nguyên nhân khiến xương sườn bị lồi
Có rất nhiều nguyên nhân khiến xương sườn bị lồi, bao gồm cả nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài:
- Nguyên nhân do di truyền: Trẻ bị dị tật xương ức gà từ nhỏ thường có đến 25% là do di truyền từ cha mẹ hoặc người thân trong gia đình. Nếu cha mẹ hoặc người thân có kết hôn cận huyết có dị tật ức gà thì nguy cơ truyền cho con cháu là rất cao.
- Phẫu thuật tim bẩm sinh: Do một số tác nhân phẫu thuật, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ mắc lồi ức gà rất cao. Đặc biệt, trường hợp phẫu thuật trong thời điểm dậy thì. Nếu mắc phải chứng bệnh này thì xương sẽ phát triển rất nhanh và nhô hẳn ra phía trước.
- Thiếu hụt vitamin D: Khi không cung cấp đủ vitamin D sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh còi xương, nhô xương sườn ở trẻ.
- Thiếu canxi: Thiếu canxi cũng là một trong những nguyên nhân khiến ở xương sườn và xương ức ở trẻ có xu hướng co lại hoặc nhô ra ngoài lồng ngực.
- Một số trường hợp xuất hiện dị tật bẩm sinh: Trường hợp xương sườn bị lồi khi em bé được sinh ra, phát triển khi trẻ từ 2 tháng trở lên hoặc đến giai đoạn trẻ dậy thì mà không rõ nguyên nhân.
Click xem ngay:
Xương sườn bị lồi 1 bên có nguy hiểm không?
Về cơ bản, dị tật lồi xương sườn ít nguy hiểm hơn so với dị tật xương ngực lõm bởi các xương không chèn ép lên tim phổi. Tuy nhiên việc lồi xương ức gà cũng gây ra một số ảnh hưởng đến các cơ quan tại lồng ngực, cụ thể như:
- Cản trở quá trình hoạt động của tim và phổi: Do cấu tạo lồng ngực lồi ra trước và có tình trạng cứng ở thành ngực khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình hô hấp. Đa số bệnh nhân khi thực hiện các hoạt động mạnh, mất sức đều phải thở gấp do bị thiếu oxy hoặc ngạt hơi. Quá trình hô hấp không kịp để cung cấp không khí cho phổi.
- Hen suyễn: Cũng do quá trình hô hấp bị cản trở khiến bệnh nhân có xương sườn bị lồi sẽ có nguy cơ cao bị mắc hen suyễn hơn người bình thường.
- Gây mất thẩm mỹ: Tình trạng một bên xương sườn không đều sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ bên ngoài. Bệnh nhân thường không thể che chắn được phần xương ngực bị lồi. Do đó, điều này có thể khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin khi mặc những trang phục bó sát, nhất là đối với nữ giới.
Xem thêm:
Điều trị dị tật xương ức gà như thế nào?
Có hai phương pháp điều trị xương sườn bị lồi phổ biến đó là phẫu thuật và không phẫu thuật.
Phương pháp phẫu thuật
Các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp phẫu thuật qua lỗ nội soi, đưa thanh kim loại vào phần xương ức gà, nẹp thanh kim loại vào và chỉnh dẫn phần xương sườn bị lồi ra. Tuy nhiên quá trình này sẽ không thấy được hiệu quả ngay. Người bệnh phải trải qua một thời gian mới thấy được kết quả.
Thanh kim loại được chế tạo phù hợp với tình trạng lồi của từng người bệnh cụ thể, có khoảng 1 – 2 thanh kim loại sẽ được đưa vào cơ thể. Sau khoảng 1 – 3 năm, lồng ngực của người bệnh sẽ phẳng lại như bình thường. Lúc đó các bác sĩ sẽ phẫu thuật để lấy những thanh này ra.
Phương pháp này được áp dụng khi bệnh nhân đã bước qua tuổi dậy thì, phẫu thuật tạo hình lại thành ngực. Ưu điểm là giải quyết hiệu quả tình trạng xương sườn bị lồi 1 bên, chi phí thấp, nằm trong khoảng chi trả của người bệnh. Tuy nhiên điểm trừ của nó là để lại vết sẹo mổ lớn ở trước ngực.
Sử dụng hệ thống khung ép động
Phương pháp này chủ yếu là tạo lực lên thành ngực. Hệ thống khung ép có dạng hình tròn, bao quanh lồng ngực. Phía trước lấy xương sườn nhô ra làm điểm tựa, phía sau lấy xương cột sống làm điểm tựa. Áp lực được điều chỉnh tăng giảm độ ép lại tùy theo tình trạng của từng người bệnh. Thông thường, áp lực tác dụng lên thành ngực sẽ nhỏ hơn 2.5 PSI đối với tình trạng dị dạng xương lồng ngực.
Việc dùng hệ thống khung ép thường áp dụng cho bệnh nhân bắt đầu bước vào độ tuổi dậy thì. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh mang khung ép liên tục cho đến khi kết thúc tuổi dậy thì. Ưu điểm của phương pháp này là không can thiệp phẫu thuật. Do đó giúp làm giảm thiểu các nguy cơ của phẫu thuật như dày dính, co kéo, sẹo lồi, làm thay đổi dung tích thở…. Tuy nhiên nhược điểm của nó là chi phí cao, người bệnh phải mang khung cồng kềnh trong một thời gian dài.
Xương sườn bị lồi là một dị dạng xương hoàn toàn có thể khắc phục được. Do đó người bệnh và người nhà không cần quá lo lắng. Tuy nhiên để hệ xương khớp của mình luôn khỏe mạnh, bạn cần phải tích cực bổ sung thêm nhiều canxi, photpho, magie và vitamin D để phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh liên quan đến xương khớp.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!