Tin tức

Xương Vai: Cấu Trúc, Vị Trí, Chức Năng Và Bệnh Lý Thường Gặp

Xương vai là bộ trong những bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc cơ thể, giúp kết nối phần cánh tay với thân mình, đảm bảo quá trình hoạt động diễn ra thuận lợi. Việc hiểu rõ về khu vực này có thể giúp bạn phòng tránh hiệu quả các tình trạng bệnh lý như rạn hay gãy xương. Bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết hơn với bài viết sau đây.

Xương vai nằm ở đâu?

Xương vai nằm ở phần thân trên của cơ thể, ngay dưới đốt xương cổ và là bộ phận liên kết giữa cánh tay với thân mình. Bộ phận này không gồm một đoạn xương riêng lẻ mà là sự kết hợp của xương bả vai, xương đòn và xương bắp tay.

Xương vai có vai trò quan trọng đối với cơ thể
Xương vai có vai trò quan trọng đối với cơ thể

So với các khu vực khác trên cơ thể, xương phần vai thường gặp phải nhiều vấn đề bệnh lý hơn. Không những vậy, mức độ ảnh hưởng của nó đến cuộc sống hàng ngày lại không hề nhỏ, nhất là khi chúng ta phải sử dụng cánh tay thường xuyên. Theo các chuyên gia, việc sớm thăm khám và có biện pháp điều trị giúp bệnh nhân đau xương vai nhanh chóng phục hồi cũng như ít để lại di chứng hơn.

Xương vai giải phẫu cấu tạo và chức năng

Như đã nói ở trên, xương vai được cấu tạo từ ba đoạn xương khác nhau, cụ thể như sau:

  • Xương cánh tay trên: Đây là đốt xương dài nhất của cánh tay, nằm giữa cầu vai và xương khuỷu tay. Xương cánh tay trên có phần trục lớn, đảm nhận nhiệm vụ chuyển động nâng lên, hạn xuống của cả cánh tay.
  • Xương quai xanh: Xương quai xanh còn gọi là xương đòn, làm nhiệm vụ kết nối xương lồng ngực với xương cánh tay trên. Bạn có thể sờ thấy nó dễ dàng với hình dáng chữ S hơi cong nhẹ. Sự kết nối của xương đòn với xương cánh tay trên tạo thành cầu vai.
  • Xương bả vai: Xương bả vai khá lớn với hình dạng giống như tam giác phẳng với ba mỏm cùng vai có thể cảm nhận bằng tay ở phía sau lưng. Xương bả vai cho phép chúng ta cử động cánh tay linh hoạt và mở rộng hơn.

Ngoài ra, phần vai của con người còn có 4 nhóm khớp khác nhau, lần lượt là khớp cánh tay, khớp cùng vai – đòn, khớp ức đòn, khớp bả vai lồng ngực. Tất cả các nhóm khớp này giúp các phần xương ở vai liên kết chặt chẽ và ổn định hơn, đồng thời còn bảo vệ chúng khỏi các tác động vật lý từ bên ngoài.

Thông qua hình ảnh xương vai giải phẫu và các nghiên cứu khoa học, bộ phận này được kết luận là có chức năng chính trong việc tạo ra chuyển động của cánh tay. Ví dụ như: Xoay, gập, duỗi dài, nâng cao lên, hạ thấp xuống,…

Các bệnh lý thường gặp

Các tình trạng bệnh lý liên quan đến vai thường gặp nhất có thể kể đến như:

Xương vai nhô cao

Tình trạng này thường xảy ra ở xương bả vai và được coi là một tổn thương bẩm sinh không quá phổ biến. Xương bả vai nhô cao dẫn đến sự chênh lệch giữa hai bên vai, có thể rơi vào khoảng 2 đến 10 cm. Đối với những người bệnh ở mức độ nhẹ, phương án điều trị thường là vật lý trị liệu, bài tập phục hồi có hỗ trợ dụng cụ,… Còn với những trường hợp nghiêm trọng hơn, phẫu thuật thẩm mỹ được ưu tiên hàng đầu.

Bài viết hấp dẫn: Xương Chày Là Gì? Đặc Điểm, Cấu Tạo Và Một Số Vấn Đề Liên Quan

Xương bả vai nhô cao là một dị tật bẩm sinh
Xương bả vai nhô cao là một dị tật bẩm sinh

Gãy xương vai phải, trái

Gãy xương có thể xảy ra ở cả xương đòn, xương cánh tay trên hay xương bả vai, tuy nhiên tỷ lệ ở xương cánh tay trên thường cao hơn. Nguyên nhân là vì kích thước lớn cũng như việc nó phải hoạt động hàng ngày ở tần suất lớn. 

Các va chạm vật lý như ngã xe, ngã khi chơi thể thao, tai nạn lao động,… đều có thể dẫn đến gãy xương. Cũng có những trường hợp gãy xương có liên quan đến tình trạng thiếu hụt canxi, vitamin D trong cơ thể như loãng xương, giòn xương,…

Bên cạnh cảm giác đau nhức khó chịu, người bị gãy xương còn có thể gặp phải triệu chứng bầm tím ngoài da, sưng tấy, cơ thể mệt mỏi, chán ăn,… Gãy xương được chẩn đoán bằng X-quang và chụp cắt lớp với cách điều trị phổ biến nhất là nẹp cố định rồi để vết thương lành lại tự nhiên.

Trật khớp

Các cơn đau xương vai cũng có khả năng bắt nguồn từ việc trật khớp ở phần vai. Khớp vai vốn là khớp xương chuyển động nhiều nhất trên cơ thể nên nguy cơ chấn thương rất dễ xảy ra, đặc biệt là khi bạn chơi thể thao chuyên nghiệp hoặc phải làm việc tay chân thời gian dài.

Trật khớp vai thường có các triệu chứng sau đây:

  • Vai bị biến dạng kèm theo hiện tượng sưng tấy, sưng đỏ.
  • Cảm giác đau nhức khó chịu và kéo dài dai dẳng.
  • Cử động vai khó khăn, tình trạng đau gia tăng nếu người bệnh cố di chuyển cánh tay.

Phần lớn các trường hợp trật khớp vai đều có thời gian hồi phục nhanh, nhất là khi người bệnh phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Nếu cần sơ cứu trước khi đến bệnh viện, chườm đá lạnh được ưu tiên vì giúp giảm đau, giảm sưng tấy rõ rệt.

Các bệnh lý khác

Ngoài xương vai bị lệch, gãy hay trật khớp, bạn còn có thể gặp phải những bệnh lý khác sau đây:

  • Viêm khớp vai: Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở xương cánh tay trên, phần nối với xương đòn. Viêm có thể do chấn thương, rối loạn hệ tự miễn hoặc sự tấn công của vi khuẩn bên ngoài. Viêm khớp vai thường gây đau kèm theo tình trạng tê tay, cử động tay khó khăn. Bệnh có thể được chân đoán thông qua X-quang, Ct. MRI, xét nghiệm máu,…
  • Thoái hóa xương khớp vai: Thoái hóa xương khớp ở vai chủ yếu gặp ở người cao tuổi khi cơ thể đã chịu nhiều tác động của thời gian. Phần lớn người bệnh thoái hóa bị đau ở vai, đau khi di chuyển tay, tê ngứa hoặc cảm giác lục khục phần khớp vai. Có nhiều phương án điều trị thoái hóa khác nhau, phổ biến nhất là dùng thuốc để làm giảm triệu chứng và hạn chế tiến triển của bệnh.
  • Rạn xương: Rạn xương có mức độ nghiêm trọng thấp hơn so với gãy xương, là tình trạng trên bề mặt xương xuất hiện các vết nứt nhỏ. Nguyên nhân rạn xương thường do chấn thương hoặc thiếu hụt canxi trong cơ thể. Tùy vào mỗi trường hợp cụ thể mà phương án điều trị sẽ khác nhau, bệnh nhân càng lớn tuổi thì thời gian hồi phục càng kéo dài.

Không nên bỏ lỡ: Xương Bàn Chân: Đặc Điểm, Cấu Tạo Và Các Bệnh Thường Gặp

Viêm khớp vai đem lại cảm giác đau đớn khó chịu cho người bệnh
Viêm khớp vai đem lại cảm giác đau đớn khó chịu cho người bệnh

Các câu hỏi liên quan khác

Các câu hỏi liên quan khác đến xương ở vai thường thấy nhất có thể kể đến là:

Xương vai to phải làm sao?

Trên thực tế thì không có cách giải quyết nào đối với những người bị xương ở vai thô và to, ngay cả khi các biện pháp thẩm mỹ ngày càng hiện đại. Cấu trúc xương được quyết định dựa trên gen cũng như dinh dưỡng trong suốt quá trình trưởng thành của con người. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện vấn đề vai thô, to bằng các bài tập thể chất tác động vào phần cơ và mỡ ở vai.

Bị gãy xương vai có nguy hiểm không?

Gãy xương phần vai xảy ra khá phổ biến và được chuyên gia đánh giá mức độ nguy hiểm tùy theo tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh. Nếu vết nứt gãy không quá nghiêm trọng và được xử lý đúng cách, người bệnh chỉ mất từ 3 đến 5 tháng để hồi phục hoàn toàn.

Còn nếu bạn rơi vào trường hợp nặng hơn, nhất là gãy xương cánh tay trên, bạn có thể phải mất nhiều thời gian chữa trị hơn kèm theo đó là phải thực hiện vật lý trị liệu để phòng ngừa di chứng.

Gãy xương nên được chẩn đoán và điều trị trong thời gian sớm nhất
Gãy xương nên được chẩn đoán và điều trị trong thời gian sớm nhất

Người bị rạn xương vai bao lâu thì khỏi?

Rạn xương thường mất khoảng 1 đến 2 tháng để hồi phục. Với những người bị rạn nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ cố định lại bằng nẹp và để cơ thể chữa lành tự nhiên. Trong trường hợp vết rạn sâu và có nguy cơ tổn thương cao, bác sĩ sẽ sử dụng thêm thạch cao để hỗ trợ thêm. Trong thời gian này, bệnh nhân được khuyến khích vận động nhẹ nhàng, ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ.

Gãy xương vai kiêng ăn gì?

Theo các chuyên gia, người bệnh bị gãy xương phần vai nên kiêng ăn những loại thực phẩm sau:

  • Đồ ăn nhiều muối: Muối ăn có thể khiến mật độ canxi trong xương bị suy giảm. Nguyên nhân là vì khi ăn phải đồ ăn mặn, thận sẽ đào thải nhanh hơn các khoáng chất thiết yếu từ thức ăn ra bên ngoài cơ thể qua đường bài tiết.
  • Rượu, bia, đồ uống cồn: Các loại thức uống này khiến thuốc điều trị bị biến chất, thậm chí là giảm dược tính. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng cồn trong rượu bia có thể làm chậm quá trình chữa lành vết thương của cơ thể.
  • Thịt đỏ: Những loại thịt đỏ như bò, lợn, cừu,… cũng được nhận định rằng làm tăng tình trạng viêm xương khớp và giảm mật độ canxi ở người loãng xương. Vì vậy, người bệnh gãy xương nên hạn chế thịt đỏ trong thời gian điều trị và thay thế bằng các thực phẩm giàu đạm lành mạnh hơn như cá biển, ức gà, các loại đậu hạt,…
Thực phẩm nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp
Thực phẩm nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp

Phòng tránh đau nhức xương vai phải, trái

Để phòng tránh hiệu quả các tình trạng tổn thương xương ở vai, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi: Việc phân bổ thời gian lao động và ngủ nghỉ hợp lý giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ đau khớp vai hoặc thoái hóa xương khớp vai. Theo các chuyên gia, quá trình nghỉ ngơi giúp phần vai được thư giãn, giảm căng thẳng và hồi phục tốt hơn. 
  • Tránh cử động vai quá sức: Bên cạnh việc nghỉ ngơi, bạn cũng nên tránh cử động vai quá mức. Nếu do đặc thù công việc, ví dụ như vận động viên, bạn có thể xây dựng thời gian biểu tập luyện hợp lý theo hướng dẫn của chuyên gia. Ngoài ra, việc sử dụng thêm thiết bị bảo hộ cũng giúp hạn chế chấn thương xảy ra khi chơi thể thao.
  • Dinh dưỡng đầy đủ: Xương khớp của con người cần được bổ sung đủ canxi, vitamin D và các khoáng chất quan trọng khác để có được sự dẻo dai, vững chắc tốt nhất. Các loại thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như các loại đậu, sữa, phô mai, trứng gà,… Bên cạnh đó, bạn cũng cần tắm nắng thường xuyên để cơ thể hấp thụ vitamin D và canxi hiệu quả hơn.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn: Tập thể dục mỗi ngày không chỉ giúp giảm căng thẳng cho xương khớp mà còn cải thiện tình trạng xương vai nhô ra, lệch xương vai,… Không những vậy, các bài tập thể chất còn cải thiện lưu thông khí huyết, hệ tuần hoàn, mang đến cho bạn sức khỏe tốt hơn. Bạn có thể lựa chọn bộ môn tùy theo sở thích nhưng cần tập đúng kỹ thuật và đủ thời gian.

Trên đây là những thông tin liên quan đến xương vai. Hy vọng Vnmedipharm đã mang đến cho bạn đọc các kiến thức bổ ích và hữu dụng liên quan đến sức khỏe xương khớp, giúp bạn và gia đình bảo vệ cơ thể tốt hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể để lại bình luận để các chuyên gia của chúng tôi giải đáp.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *