Xương Bả Vai Nằm Ở Đâu? Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Vấn Đề Thường Gặp
Xương bả vai có vai trò quan trọng đối với cấu tạo và chức năng vận động ở phần tay của cơ thể con người. Khu vực này cũng dễ bị tổn thương và cần được chăm sóc đúng cách để không gây ra những hậu quả xấu với sức khỏe. Bạn đọc quan tâm đến chủ đề này và muốn tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Xương bả vai nằm ở đâu?
Xương bả vai nằm ở phía sau lưng, là phần nối giữa xương quai xanh và xương bắp tay. Phần xương này có hình dạng giống như tam giác úp ngược và đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định, liên kết với các loại xương vai, xương cánh tay khác cũng như cơ bắp, mạng lưới thần kinh nói chung.
Cơ thể con người gồm có hai xương bả vai trái và phải nằm đối xứng nhau. Thông qua giải phẫu học, các nhà khoa học nhận định rằng hai phần xương này không có nhiều sự khác biệt về cấu tạo hay chức năng. Giống như hầu hết các khu vực khác trên cơ thể, bả vai có thể gặp phải các tình trạng liên quan đến rạn nứt, gãy đoạn rồi gây ra ảnh hưởng xấu đến khả năng vận động hàng ngày.
Thậm chí những trường hợp nghiêm trọng còn có thể để lại di chứng nặng nề như khuyết tật, rối loạn thần kinh,…
Cấu tạo của xương bả vai
Theo các chuyên gia, cấu tạo xương bả vai người gồm có các thành phần chính sau đây:
- Các nhóm cơ sinh học: Bả vai gồm có ba nhóm cơ chính, đó là cơ nội tại, cơ xoay và cơ ổn định. Các nhóm cơ này giúp phần vai có thể nâng lên, hạ xương, xoay vòng một cách thuận lợi hơn, qua đó giúp hoạt động của cánh tay được mở rộng.
- Động mạch: Khu vực này cũng gồm hai động mạch là động mạch dưới đòn và động mạch nách, đều xuất phát từ xương đòn nằm ở phía trước. Động mạch là bộ phận điều chuyển máu và oxy đến các khu vực khác nhau trên cơ thể.
- Hệ thống hạch bạch huyết: Ngoài động mạch, xương bả vai cũng có chứa một hệ thống hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết có chức năng cân bằng chất lỏng và thoát nước (đổ mồ hôi) cho cơ thể.
- Dây thần kinh: Các dây thần kinh nằm ở bả vai dày đặc, giúp dẫn truyền tín hiệu từ não bộ – khu vực trung ương – đến các bộ phận khác trên cơ thể.
Xương bả vai có chức năng gì?
Bên cạnh các vấn đề như xương bả vai ở đâu, cấu tạo như thế nào,… nhiều người còn băn khoăn không biết bộ phận này có chức năng chính làm gì. Theo tìm hiểu của Vnmedipharm, bả vai phối hợp với các chi trên và chịu trách nhiệm một số vận động nhất định của cơ thể. Nhờ vào sự co giãn linh hoạt của nhóm cơ sinh học cùng với các khớp xương mà phần ngực có thể chuyển động trơn tru hơn.
Ngoài ra, xương bả vai có độ lõm nhẹ, giúp con người thực hiện được động tác nâng vai lên xuống cũng như có thể xoay tay về phía trước và phía sau một cách dễ dàng. Nhờ vậy mà cánh tay của chúng ta được mở rộng phạm vi chuyển động, hỗ trợ tốt hơn cho các sinh hoạt thường ngày.
Nội dung hấp dẫn: Xương Bàn Chân: Đặc Điểm, Cấu Tạo Và Các Bệnh Thường Gặp
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng tìm thấy mối liên kết giữa bả vai với nhịp đập của tim. Nguyên nhân là vì phần động mạch dưới đòn nằm cả ở phần trước và sau của lồng ngực. Bởi vậy, nếu tim xảy ra vấn đề thì khu vực bả vai thường cảm nhận được sự khác thường trước tiên.
Những bệnh lý thường gặp
Bả vai có thể gặp phải nhiều vấn đề khác nhau, nổi bật trong số đó có thể kể đến là:
Xương bả vai nhô cao (Sprenpel)
Đây là một dị tật bẩm sinh có liên quan đến sự thiếu hụt tế bào mô xương khiến vị trí của bả vai trở nên bất thường. Dị tật này thường khá hiếm gặp và được chia thành 4 cấp độ khác nhau tùy thuộc theo mức độ nghiêm trọng. Triệu chứng phổ biến nhất là xương bả vai bị lệch với độ chênh lệch rơi vào khoảng 2 đến 10 cm. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể khiến người bệnh bị rối loạn đám rối thần kinh và không thể hoạt động tay một cách bình thường.
Việc điều trị xương bả vai nhô cao cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như độ tuổi hay mức độ lệch. Đa phần bệnh nhân thể nhẹ có thể cải thiện bằng cách vật lý trị liệu, sử dụng thiết bị hỗ trợ,… Còn đối với bệnh nhân lệch bả vai nặng, can thiệp bằng phẫu thuật là phương án được ưu tiên hàng đầu.
Gãy xương bả vai
Ngoại dị tật Sprengel, tình trạng gãy xương ở bả vai cũng khá thường gặp. Nguyên nhân chính gây ra gãy xương là do các tác động vật lý bên ngoài như xô xát, chấn thương thể thao, tai nạn giao thông,… Có đôi khi, gãy xương phần bả vai cũng có thể liên quan đến vấn đề loãng xương, giòn xương, đặc biệt là với người cao tuổi.
Triệu chứng khi bị gãy xương thường bao gồm cảm giác đau nhức khó chịu, sưng tấy, tụ máu bầm,… Đối với trường hợp này, bệnh nhân tốt nhất nên đến bệnh viện kiểm tra và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: Xương Chày Là Gì? Đặc Điểm, Cấu Tạo Và Một Số Vấn Đề Liên Quan
Chạm mỏm cùng vai
Chạm mỏm cùng vai là một hội chứng liên quan đến tình trạng viêm gân cơ ở phần bả vai. Nếu không sớm có biện pháp xử lý, chạm mỏm cùng vai có thể biến chứng thành viêm quanh khớp vai, gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Nguyên nhân của hội chứng này thường là do chấn thương phần mềm dẫn đến viêm gân có ở phần bả vai. Người bệnh lúc này có thể bị đau xương bả vai phải hoặc trái, cảm thấy khó khăn khi giơ tay lên, nhức mỏi phần cầu vai,… Để chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh cần được chụp X-quang hoặc cắt lớp CT, MRI.
Sai khớp
Ngoài gãy xương, sai khớp cũng có thể xảy ra ở phần bả vai. Tình trạng này thường là do dây chằng bả vai bị căng thẳng quá mức do chấn thương cấp tính. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như: Đau nhức, sưng tấy ở bả vai, tê ngứa ở vai và tay, khả năng vận động suy giảm,…
Tình trạng sai khớp đa phần không quá nghiêm trọng. Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế các hoạt động cần sử dụng phần bả vai bị tổn thương. Ngoài ra, áp dụng biện pháp chườm đá lạnh hoặc thuốc giảm đau liều nhẹ cũng có thể giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.
Đọc thêm: Xương Ức: Cấu Tạo, Vị Trí, Chức Năng Và Các Bệnh Lý Thường Gặp
Phòng tránh đau xương bả vai
Tình trạng đau nhức xương bả vai phải và trái có thể được phòng tránh thông qua các biện pháp sau đây:
- Thường xuyên luyện tập thể dục: Thể dục thể thao là một trong những biện pháp bảo vệ sức khỏe xương khớp hiệu quả và không tốn kém. Bạn có thể lựa chọn các bộ môn giúp xây dựng phần cơ bả vai như xà đơn, tạ tay, chống đẩy,… Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp với yoga, bơi lội,.. để giúp cơ bắp được thư giãn và nâng cao sức đề kháng.
- Ăn uống dinh dưỡng và hợp lý: Bên cạnh thể dục, ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng cũng là điều quan trọng. Các chuyên gia khuyến khích nên bổ sung hợp lý các nhóm đạm, tinh bột, chất béo và chất xơ hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp canxi, vitamin D cho cơ thể để giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
- Cẩn thận khi chơi thể thao, lái xe: Có không ít người bị chấn thương bả vai khi chơi thể thao hoặc lái xe do không cẩn thận. Điều này làm tăng nguy cơ bị sai khớp hay gãy xương, thậm chí là gây ra những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe. Chính vì vậy, khi tham gia thể thao ngoài chơi hay lái xe, bạn nên đảm bảo trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cần thiết như mũ bảo hiểm, đai bảo vệ vai,…
- Đi khám định kỳ hàng năm: Khám tổng quát sức khỏe là biện pháp giúp bạn sớm phát hiện các bệnh lý liên quan đến bả vai và có phương án điều trị hiệu quả. Ngoài ra, các loại xét nghiệm hình ảnh xương bả vai cũng có khả năng chẩn đoán kịp thời các dị tật bẩm sinh mà bạn không hề phát hiện ra vì không có triệu chứng đặc thù.
- Xây dựng lối sống lành mạnh: Một lối sống tốt như không thức khuya, hạn chế rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,… được chuyên gia khuyến khích thực hiện ở tất cả mọi người. Lối sống lành mạnh không chỉ giúp nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần mà còn giúp bạn phòng tránh hiệu quả các bệnh lý xương khớp, mạch máu dễ gây ảnh hưởng xấu đến phần bả vai.
Không nên bỏ lỡ: Xương Sườn Có Bao Nhiêu Cái, Cấu Tạo Và Chức Năng Của Xương
Các câu hỏi liên quan khác
Ngoài các vấn đề về cấu trúc, chức năng, nguy cơ bệnh lý còn có không ít câu hỏi khác liên quan đến bả vai được tìm kiếm, nổi bật có thể kể đến như:
Bị gãy xương bả vai bao lâu thì lành lại?
Theo các bác sĩ, thời gian hồi phục của người bệnh còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ: Mức độ nghiêm trọng, tuổi tác, phần bị gãy,… Phần lớn các trường hợp gãy xương cần khoảng 3 đến 6 tháng để vết thương lành lại. Trong thời gian này, người bệnh còn mất đến 2 – 3 tuần bất động, không thể cử động mạnh phần bả vai.
Nguyên nhân đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng là gì?
Tình trạng đau bả vai hoặc dưới bả vai trái khá thường gặp, khiến nhiều người hoang mang không biết nguyên nhân do đâu. Có một số trường hợp liên quan đến chấn thương kèm theo các biểu hiện như đau cứng khớp, bầm tím, tụ máu,… Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của đau tim, đột quỵ hay ung thư phổi. Nếu triệu chứng kéo dài bất thường, bệnh nhân tốt hơn hết là nên đi khám sớm để được chẩn đoán.
Thông tin hấp dẫn khác: Xương Bánh Chè: Vị Trí, Cấu Trúc, Chức Năng Và Các Bệnh Lý Thường Gặp
Tình trạng gãy xương bả vai có nguy hiểm không?
Gãy xương được đánh giá là tình trạng y tế nghiêm trọng và cần được điều trị trong thời gian sớm nhất. Nếu không được chữa trị đúng cách, phần xương khi lành lại có thể bị sai lệch vị trí, khiến các hoạt động của cánh tay không còn linh hoạt cũng như để lại di chứng như đau nhức bả vai khi chuyển mùa.
Vì vậy, điều quan trọng là người bệnh cần phát hiện sớm và đi điều trị tại các trung tâm y tế uy tín. Nếu tổn thương không quá nặng, người bệnh sẽ được nép cố định phần vai kết hợp với vật lý trị liệu để quá trình hồi phục đạt kết quả tốt nhất.
Bị rạn xương bả vai bao lâu thì khỏi?
Rạn xương thường không nghiêm trọng như gãy xương tuy nhiên cũng có thể khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn và cản trợ sinh hoạt thường ngày. Tình trạng rạn xương phần bả vai có thời gian hồi phục khá nhanh, rơi vào khoảng 1 đến 2 tháng nếu người bệnh chăm sóc đúng cách và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bài viết của Vnmedipharm tổng hợp một số thông tin liên quan đến xương bả vai. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cơ thể mình, từ đó bảo vệ tốt hơn sức khỏe của bản thân và những người thân yêu.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!