Tin tức

Xương Bàn Chân: Đặc Điểm, Cấu Tạo Và Các Bệnh Thường Gặp

Bàn chân có cấu trúc vô cùng đặc biệt với các xương bàn chân giúp chúng ta đi lại, hoạt động, đồng thời nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên đây cùng là bộ phận dễ gặp phải các bệnh lý như: Rạn xương, gãy xương,… Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cấu tạo, đặc điểm và chức năng xương của bàn chân ngay sau đây.

Vị trí của bàn chân

Bàn chân chính là cấu trúc tận cùng của chân, được giới hạn từ dưới hai mắt cá chân đến các đầu ngón chân. Trong đó, mặt trên bàn chân là mu chân, mặt dưới là lòng bàn chân. Đây là bộ phận có cấu trúc linh động và vô cùng phức tạp với nhiều xương, khớp, mô cùng các cơ. Tất cả tương tác hài hòa và cho phép con người có thể đứng thẳng, thực hiện các hoạt động như đi bộ, chạy, nhảy,…

Xương bàn chân có cấu tạo khá đặc biệt
Bàn chân có cấu tạo khá đặc biệt

Có thể nói, bàn chân chính là nơi chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể và được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Chính bởi vậy nên những chấn thương liên quan đến các xương bàn chân sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

XEM THÊM: Xương đòn là gì? Bị gãy xương dòn có nguy hiểm không?

Đặc điểm và cấu trúc xương bàn chân

Xương của bàn chân gồm 3 phần chính với tổng cộng 26 xương, giúp hỗ trợ nhiều hoạt động.

Bàn chân trước

Bàn chân trước chính là phần trước của bàn chân cùng các ngón chân. Tại đây có tất cả 14 xương ngón chân: 2 xương trên ngón chân cái và 3 xương ở mỗi chân còn lại cùng với 5 xương cổ chân.

Xương cổ chân đầu tiên chính là phần xương ngắn nhất nhưng dày nhất và đóng nhiều vai trò trong quá trình chuyển động từ phía trước. Phần xương này cùng kết hợp với một số xương khác giúp tăng cường sự ổn định. Trong đó, xương cổ chân thứ 2, thứ 3 và thứ 4 là xương ổn định nhất trong tất cả các xương cổ chân. Chúng giúp hỗ trợ bảo vệ chân và chỉ kết nối được với các gân nhỏ.

Bàn chân trước cũng có chứa hai xương vừng nhỏ, hình bầu dục, nằm ở dưới đầu của cổ chân thứ nhất, trên bề mặt chân hoặc mặt dưới của bề mặt chân này. Phần được cố định bằng gân cùng dây chằng.

Xương bàn chân trước được kết nối với bàn chân giữa bởi 5 khớp cổ chân.

Bàn chân giữa

Xương bàn chân giữa là một xương giống như kim tự tháp, tạo thành các vòm của bàn chân. Chúng bao gồm xương ghe, 3 xương chêm cùng các xương hộp. 

Hình ảnh xương bàn chân
Hình ảnh xương bàn chân
  • Xương ghe là xương có hình bầu dục, dẹp theo hướng trước sau với 6 mặt, nằm ở giữa xương sên và 3 xương chêm.
  • Ba xương chêm gồm chêm trong, chêm giữa và xương chêm ngoài, nằm phía trong xương hộp, giữa xương ghe và xương bàn chân.
  • Xương hộp cùng gồm 6 mặt, hình không đều, nằm giữa xương gót và xương chân 4,5.

Xương chân sau

Xương chân sau gồm xương sên và xương gót, tạo thành mắt cá chân và gót chân. Nó giúp hỗ trợ xương cẳng chân (xương chày, xương mác) tạo ra mắt cá chân bên trong và bên ngoài.

  • Xương sên chính là xương có hình giống con sên và bao gồm chỏm sên, cổ sên và thân sên. Chúng được xem như một hình hộp gồm 6 mặt.
  • Xương gót chân là xương lớn nhất ở bàn chân và nằm ở phía dưới xương sên, sau xương hộp và cũng có 6 mặt.

Xương bàn chân có chức năng gì?

Xương bàn chân có rất nhiều chức năng quan trọng trong việc đi lại, hoạt động cũng như nâng đỡ cơ thể.

Truyền trọng lượng

Thông qua phần xương ở ngón chân và gót chân, trong lượng cơ thể có thể được truyền xuống mặt đất. Cụ thể:

  • Thông qua vòm bàn chân: Vòm chân có chức năng như một lò xo bởi tính đàn hồi. Phần lớn trong lượng ở tư thế đứng được truyền xuống đất từ ngón cái và xương bàn chân. Trọng lượng từ việc đi bộ, chạy cũng phụ phụ thuộc một phần vào cơ quan này.
  • Thông qua gót chân: Gót chân hỗ trợ phía sau của vòm và trọng lượng được truyền đến thông qua quá trình đi bộ hay chạy bộ.
  • Thông qua ngón chân: Ở tư thế đi nhanh, chạy bộ thường được thông qua các xương ngón chân.

Hỗ trợ di chuyển

Xương chân giúp hỗ trợ quá trình di chuyển, chạy nhảy, cùng nhiều hoạt động khác. Bên cạnh đó, phần xương ở gót và vòm bàn chân cũng giúp con người tiến, lùi, xoay vòng,…

Bộ phận này giúp hỗ trợ con người di chuyển
Bộ phận này giúp hỗ trợ con người di chuyển

Giữ thăng bằng

Tư thế cân bằng sẽ giúp không bị ngã, ổn định vị trí khi ngồi hay nằm, các cơ lưng và cơ chân sẽ được sử dụng trong quá trình này.

XEM THÊM: Xương sườn có cậu tạo như thế nào?

Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở xương bàn chân

Chân là bộ phận phải hoạt động thường xuyên nên cũng rất hay gặp phải các vấn đề sức khỏe như: Bong gân, gãy xương, viêm khớp, nứt xương,… 

Một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở xương của bàn chân có thể kể đến như:

Gãy xương bàn chân

  • Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình gãy xương ở bàn chân, ví dụ như:
  • Tai nạn giao thông gây những tổn thương ở bàn chân.
  • Bị ngã, trượt chân, ngã từ trên cao xuống cũng là nguyên nhân phổ biến.
  • Tình trạng mỏi cũng gây gãy xương, đặc biệt là ở những vận động viên do thường lặp lại một động tác nhiều lần.

Gãy xương có thể khiến người bệnh bị đau xương bàn chân, cơn đau có thể tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Ngoài ra, gãy xương cũng gây sưng, bầm tím, khiến người bệnh khó đi lại hay cử động. Một số ít sẽ có thể bị tê chân, chân xanh và lạnh, xương đâm ra ngoài da, chảy máu,….

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, vị trí xương bị gãy mà bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị như:

  • Băng ép cầm máu: Nếu gãy xương gây chảy máu thì cần băng ép vết thương bằng vô trùng.
  • Cố định xương gãy: Có thể dùng bất kỳ vật dụng nào có sẵn để cố định, ví dụ như: Gối quấn quanh chân và dùng thun băng lại. Nếu gãy xương ở ngón chân thì cần cố định ngón chân bị thương vào ngón chân lành.
  • Dùng thuốc: Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm có thể được dùng khi bị gãy xương chân.
  • Phẫu thuật: Dùng đinh hoặc nẹp vít để cố định xương gãy, sau đó lấy dụng cụ khi chúng trồi lên nếu xương đã lành.
Gãy xương bàn chân có nhiều cách điều trị
Gãy xương bàn chân có nhiều cách điều trị

Với câu hỏi gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được, bao lâu thì lành, câu trả lời đó là 1 – 3 tháng. Tùy theo tình trạng gãy xương, khả năng hồi phục của mỗi người mà thời gian lành xương sẽ không giống nhau.

Rạn xương chân

Rạn xương bàn chân là hiện tượng xuất hiện các vết nứt trên xương, thường nhẹ hơn gãy xương. Tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng có thể gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Nó khiến con người phải tạm ngừng hoạt động cần sức mạnh hay việc lao động chân tay và khiến việc sinh hoạt bị đảo lộn.

Rạn xương có thể khỏi sau 1 – 2 tháng điều trị, tùy theo tình trạng mỗi người. Những ai bị rạn xương bàn chân nhẹ thì chỉ cần cố định vết thương và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Với những người bị rạn nặng thì cần bó bột và điều trị thật cẩn thận, thời gian hồi phục cũng dài hơn.

Gai gót chân

Gót chân là xương lớn nhất ở bàn chân và rất dễ bị chấn thương. Gai gót chân chính là tình trạng phát triển khối u xương ở gót chân, gây đau nhức khi đi bộ hay khi đứng.

Đi bộ không đúng cách và lạm dụng gót chân quá nhiều chính là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Bên cạnh đó, rối loạn chức năng bàn chân, bàn chân bẹt, vòm chân cao cũng gây ra những tổn thương ở gót chân.

Bị gãy xương bàn chân bao lâu thì khỏi?

Thường mất khoảng 6 đến 8 tuần để xương liền lại và bắt đầu hồi phục. Trong trường hợp này, thường không cần phải phẫu thuật mà chỉ cần bảo vệ và hỗ trợ xương trong quá trình hồi phục. Đôi khi cần phẫu thuật để điều chỉnh lại và cố định xương bị gãy. Thời gian hồi phục có thể lâu hơn, từ 8 đến 12 tuần hoặc thậm chí lâu hơn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của gãy và phương pháp điều trị.

Sau khi xương lành, việc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu thường là cần thiết để khôi phục lại sức mạnh và phạm vi chuyển động của bàn chân và cơ quan liên kết. Những người già hoặc có các vấn đề sức khỏe khác có thể mất nhiều thời gian hơn để hồi phục so với những người trẻ và khỏe mạnh.

Một số biện pháp giúp xương bàn chân luôn khỏe mạnh

Bàn chân mỗi ngày phải thực hiện rất nhiều hoạt động khác nhau và chịu nhiều áp lực lớn. Vậy nên, để giữ xương khỏe mạnh, hạn chế tổn thương hay những chấn thương, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Đi giày đúng kích cỡ, chất liệu mềm, không quá cứng, hạn chế đi giày cao gót hay các loại dép xỏ ngón.
  • Kiểm tra chân hàng ngày sau một ngày làm việc, đi ra ngoài để sớm phát hiện những tổn thương nếu có.
  • Có thể làm sạch chân cùng nước ấm, tránh ngâm chân quá lâu.
  • Không nên làm việc quá sức, khiến xương chân bị áp lực nhiều và bị tổn thương nặng nề.
  • Có thể bổ sung các viên uống bổ xương khớp để tăng cường sức khỏe của xươngchân.
  • Có lối sống khoa học, lành mạnh, thêm vào bữa ăn các thực phẩm giàu canxi, vitamin D.
  • Ngay khi thấy những khó chịu ở bàn chân thì cần đến khám tại cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ cơ xương khớp kiểm tra, chẩn đoán và điều trị.
Bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe
Bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe

Xương bàn chân có rất nhiều vai trò quan trọng đối với con người và có cấu trúc khá đặc biệt. Cũng chính vì vậy nên đây cũng là bộ phận thường gặp phải chấn thương, ảnh hưởng đến sức khỏe. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn về xương của bàn chân cũng như có được những thông tin hữu ích để giúp xương luôn chắc khỏe.

TÌM HIỂU THÊM: 

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *