Tin tức

Xương Mác Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Thông Tin Liên Quan

Xương mác là một loại xương dài, thon, nằm kế bên xương chày, phía ngoài của cẳng chân. Đầu trên của xương kết nối với xương chày, đầu dưới kết nối với mắt cá chân. Xương này có tác dụng kết hợp và hỗ trợ xương chày, nâng đỡ phần trên cơ thể giúp cho con người di chuyển, vận động dễ dàng. Đồng thời giúp làm ổn định đầu gối, mắt cá chân và các cơ chân.

Xương mác là gì? Vị trí nằm ở đâu?

Cẳng chân được cấu thành từ 2 loại xương đó là xương mác và xương chày. Trong 2 loại xương này, xương chày có kích thước to hơn và gánh phần lớn trọng lượng của cơ thể. Còn xương mác có kích thước nhỏ và khá mảnh khảnh, dạng dài san sẻ bớt gánh nặng cho xương chày. Đồng thời giúp khớp cổ chân cử động linh hoạt hơn. Xương mác và xương chày được xếp song song với nhau, cùng gắn vào khớp mắt cá chân và khớp gối.

Trên tổng số trọng lượng của cơ thể, xương mác chiếm khoảng 17%. Đây là một xương phụ nên người ta có thể bỏ 2/3 trên xương mác cũng không làm ảnh hưởng đến chức năng di chuyển của chi dưới. Do có cấu trúc mảnh và kích thước nhỏ nên khi gặp phải chấn thương, xương mác rất dễ bị gãy. Tình trạng này xảy ra nếu xương mác bị va đập bởi một tác động có áp lực lớn hơn sức tải của nó.

Vị trí của xương mác trong cơ thể
Vị trí của xương mác trong cơ thể

Mặc dù vậy, loại xương này cũng rất dễ liền. Vì vậy trong trường hợp bạn bị gãy cả 2 xương cẳng chân thì xương mác sẽ là xương liền trước và điều này lại vô tình cản trở đến quá trình liền xương của xương chày.

Xương mác là phần xương phụ ở cẳng chân, chỉ chịu lực một phần nhỏ. Do đó nếu xương mác chân bị gãy mà không làm ảnh hưởng tới sự vững của cổ chân thì bệnh nhân vẫn có thể đi lại được. Thông thường bệnh nhân sẽ được bó bột nếu như xương không bị di lệch nhiều.

Với trường hợp bó bột thì cần bó trong khoảng thời gian từ 6 – 8 tuần. Sau đó bệnh nhân tập vận động đi lại, lúc đầu cần có nạng đỡ, sau khi không thấy đau có thể bỏ nạng ra để tập đi những đoạn ngắn rồi đi đoạn dài hơn. Cần tránh vận động đi lại bằng chân đau quá sớm vì lúc này can xương chưa chắc có thể khiến xương liền không tốt.

Bị gãy xương mác có gặp nguy hiểm không?

Gãy xương mác (hay gãy xương đùi) là một vấn đề NGHIÊM TRỌNG do xương này là một trong những xương lớn và quan trọng nhất trong cơ thể. Các biến chứng có thể bao gồm mất cân bằng cấu trúc xương, tổn thương các mạch máu và thần kinh xung quanh, và nguy cơ nhiễm trùng. Đối với các trường hợp gãy xương mác nghiêm trọng, có thể cần phải phẫu thuật để sắp xếp lại xương và cố định bằng thiết bị kim loại.

Chức năng của xương mác

Xương mác có nhiệm vụ hỗ trợ xương chày nâng đỡ phần trên cơ thể, giúp con người di chuyển và vận động một cách dễ dàng. Thực tế nó không mang bất cứ tải trọng đáng kể nào của cơ thể. Cực dưới của nó kéo dài vượt ra khỏi đầu dưới của xương chày và hình thành phần bên ngoài của mắt cá chân. Điều này tạo sự ổn định và duy trì chứng năng của mắt cá chân mỗi khi di chuyển.

Bên cạnh đó, bề mặt xương mác lại có chứa các rãnh – là điểm gắn của một số dây chằng nhất định. Điều này giúp chúng có đòn bẩy và tạo điều kiện để nhân lên lực cơ. Dựa trên giải phẫu học, xương mác chính là điểm gắn cho các cơ như sau:

  • Cơ bắp tay đùi: Gắn ở đầu xương mác.
  • Cơ extensor digitorum longus: Gắn tại phần gần của mặt cơ trung gian.
  • Cơ extensor hallucis longus: Gắn tại mặt trung gian của xương mác.
  • Cơ fibularis tertius: Gắn ở phần xa của mặt giữa xương mác.
  • Cơ fibularis longus: Gắn ở phần đầu và phần bên của xương.
  • Cơ bắp: Gắn tại 1/3 cực trên của mặt sau xương mác.
  • Cơ chày sau: Nằm ở mặt sau của xương.
  • Cơ flexor hallucis longus: Nằm ở mặt sau của xương.
Xương mác hỗ trợ quá trình vận động được linh hoạt hơn
Xương mác hỗ trợ quá trình vận động được linh hoạt hơn

Một số chức năng khác của xương mác có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ kết nối đầu gối và mắt cá chân.
  • Hỗ trợ xương chày ổn định hơn ở đầu gối.
  • Ổn định và duy trì chức năng của mắt cá chân và các cơ chân.
  • Hình thành cấu trúc ổn định cho cẳng chân.

Những vấn đề liên quan đến xương mác

Gãy xương và loãng xương là hai bệnh lý phổ biến liên quan đến xương mác. Trong đó, gãy xương là hiện tượng phổ biến nhất. Nếu không sớm kiểm soát và điều trị, điều này có thể làm ảnh hưởng đến cấu tạo và chức năng của xương.

Bệnh loãng xương

Bệnh lý này cũng khiến xương mỏng đi rõ rệt đo mật độ xương bị giảm. Đồng thời làm mất đi tính ổn định khiến chức năng của xương  bị suy giảm, xương giòn và dễ gãy.

Bệnh loãng xương chủ yếu xảy ra do yếu tố tuổi tác và tình trạng mãn kinh ở nữ giới. Trong một số trường hợp khác, bệnh loãng xương thứ phát có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Corticoid, heparin, thuốc lợi tiểu,… hoặc do các bệnh lý bao gồm: Bệnh khớp, ung thư, bệnh tiêu hóa, bệnh nội tiết, bệnh di truyền.

Nội dung hấp dẫn khác: Xương Trụ: Cấu Tạo, Chức Năng Và Những Bệnh Thường Gặp

Loãng xương khiến xương yếu và dễ bị gãy
Loãng xương khiến xương yếu và dễ bị gãy

Khi người bệnh bị loãng xương mác có thể gặp phải một số dấu hiệu sau đây:

  • Thường xuyên thấy đau ở các đầu xương. Cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn mỗi khi vận động.
  • Chiều cao hạn chế hoặc có xu hướng giảm.
  • Mất cân bằng chiều dài của cẳng chân.
  • Khó khăn trong việc di chuyển và đứng lên ngồi xuống.
  • Thay đổi dáng đi nhưng không rõ nguyên nhân.

Đối với bệnh loãng xương mác, người bệnh nên duy trì chứng năng vận động, uống sữa bổ sung canxi, vitamin và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để kiểm soát bệnh hiệu quả.

Gãy xương

Do không chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể nên vấn đề gãy xương mác thường không liên quan đến tải trọng cơ thể. Phần lớn hiện tượng này xảy ra do va đập nhiều lần, chấn thương mạnh, té ngã từ trên cao xuống, chơi một số môn thể thao, có vật nặng đè lên cẳng chân, va chạm mạnh do tai nạn giao thông….

Vị trí gãy phổ biến nhất chính là ở đầu xa của xương mác. Khi xương bị gãy ở vị trí này, bệnh sẽ được phân thành gãy xương mắt cá chân. Dựa trên phân loại Danis – Weber, gãy xương mắt cá chân được chia thành 3 loại, bao gồm:

  • Loại A: Là tình trạng gãy hoặc nứt xương chày bên hoặc gãy xương mác ở mức độ xa hội chứng. Đây chính là nơi kết nối giữa xương đầu xa của xương mác và xương chày. 
  • Loại B: Là tình trạng gãy xương mác ở mức độ hội chứng.
  • Loại C: Là tình trạng gãy xương mác ở mức độ gần hội chứng.

Bài đọc thêm: Xương Quai Hàm Là Gì? Chức Năng Và Các Bệnh Lý Thường Gặp

Gãy xương là một vấn đề thường xảy ra tại bộ phận này
Gãy xương là một vấn đề thường xảy ra tại bộ phận này

Ngoài ra, nếu chấn thương mạnh, người bệnh có thể gặp phải tình trạng gãy xương xoắn ốc ở 1/3 của phần gần thuộc xương mác gắn liền với hội chứng tibiofibular xa và các mảng interosseous. Bệnh lý này có liên quan đến tình trạng đứt dây chằng cơ delta sâu hoặc vấn đề gãy xương ổ bụng giữa.

Khi bị gãy xương mác, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như sau:

  • Đau nhức nghiêm trọng tại vị trí bị chấn thương. Cơn đau tăng lên khi sờ hoặc ấn vào.
  • Tùy thuộc vào vị trí gãy, cơn đau nhức có thể lan rộng đến mắt cá ngoài hoặc xương chày.
  • Vùng da quanh vị trí chấn thương bầm tím và sưng nề.
  • Người bệnh không thể đứng dậy hoặc vận động.
  • Đầu xương gãy trồi lên trên bề mặt da, đâm qua da, cẳng chân bị cong vẹo.
  • Chiều dài cẳng chân bên gãy ngắn hơn bên còn lại.
  • Lệch trụ nếu gặp phải trường hợp gãy xương có di lệch.

Nếu nghi ngờ bị gãy xương mác hoặc có dấu hiệu đau tại vị trí xương mác mà không rõ nguyên nhân, người bệnh nên gọi điện cho bên cấp cứu để được hỗ trợ, sau đó áp dụng theo các phương pháp điều trị của bác sĩ. Thông thường bệnh nhân sẽ được phẫu thuật và bó bột tại vị trí xương bị gãy.

Lưu ý giúp bảo vệ sức khỏe của xương khớp

Để bảo vệ sức khỏe của xương mác, đồng thời hạn chế nguy cơ loãng xương, gãy xương, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

Cần thận trọng trong sinh hoạt, vận động, luyện tập để tránh làm gãy xương
Cần thận trọng trong sinh hoạt, vận động, luyện tập để tránh làm gãy xương
  • Thận trọng trong các hoạt động sinh hoạt, đặc biệt là khi chơi thể thao, lao động nặng, lái xe,… Tuyệt đối không được nhảy từ trên cao xuống để tránh gây áp lực dẫn đến gãy xương.
  • Duy trì chế độ vận động và tập luyện mỗi ngày từ 30-45 phút. Nên đi bộ, bơi lội, tập yoga, đạp xe hoặc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để phòng ngừa chấn thương.
  • Nên khởi động từ 5-10 phút trước khi bắt đầu vận động mạnh. Sau đó luyện tập với cường độ thích hợp và tăng dần cường độ khi luyện tập.
  • Không lặp đi lặp lại một động tác làm ảnh hưởng đến xương mác.
  • Nên mang giày thể thao vừa vặn, không gây áp ựng và tổn thương lên các đầu xương mác.
  • Tránh đi chân đất và luyện tập trên nền cứng hoặc các địa hình gồ ghề.
  • Không hút thuốc lá và sử dụng rượu bia.
  • Mỗi ngày nên uống từ 2-3 lít nước.
  • Xây dựng chế độ ăn uống giàu canxi, vitamin D, magie, photpho, chất chống oxy hóa và nhiều khoáng chất khác. Điều này sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe tổng thể, ổn định chức năng khớp, tăng mật độ xương và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan.

Xương mác là một trong hai xương ở cẳng chân, kết nối và hỗ trợ cho xương chày vận động, nâng đỡ cơ thể, ổn định đầu gối, mắt cá chân và các cơ chân. Từ đó giúp con người có thể di chuyển và vận động một cách dễ dàng. Tuy nhiên xương này rất dễ bị gãy mỗi khi dính chấn thương. Vì vậy bạn cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập mỗi ngày để tăng cường và bảo vệ sức khỏe xương khớp.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *