Notice: Function WP_Scripts::localize được gọi không chính xác. Tham số $l10n phải là mảng. Để gửi dữ liệu không có kiểu cố định, vui lòng sử dụng hàm wp_add_inline_script(). Vui lòng xem Hướng dẫn Debug trong WordPress để biết thêm thông tin. (Thông điệp này đã được thêm vào trong phiên bản 5.7.0.) in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/functions.php on line 6078

Notice: Array to string conversion in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/shortcodes.php on line 433

Notice: Array to string conversion in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/shortcodes.php on line 433
Xương Quai Hàm Là Gì? Chức Năng Và Các Bệnh Lý Thường Gặp
Notice: Trying to get property 'permalink' of non-object in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-content/plugins/wordpress-seo/src/context/meta-tags-context.php on line 308
Tin tức

Xương Quai Hàm Là Gì? Chức Năng Và Các Bệnh Lý Thường Gặp


Notice: Array to string conversion in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/shortcodes.php on line 433

Notice: Array to string conversion in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/shortcodes.php on line 433

Xương quai hàm là đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cấu trúc xương người, thực hiện chức năng kết nối thái dương hàm, nâng đỡ răng hàm dưới và góp phần giúp khuôn mặt trở nên hấp dẫn, thu hút hơn. Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu về cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp với bộ phận này trong bài viết dưới đây.

Xương quai hàm là gì? Cấu tạo

Xương quai hàm còn được gọi là xương hàm dưới, là xương lớn và khỏe nhất trong hệ thống xương mặt của con người. Bộ phận này kết nối với thái dương hàm thông qua khớp thái dương, tạo ra sự chuyển động của miệng. Đặc biệt quai hàm cũng là xương duy nhất trong hộp sọ có thể di chuyển nhằm cố định răng dưới và thực hiện nhiều chức năng ở khoang miệng.

Xương quai hàm còn được gọi là xương hàm dưới,
Xương quai hàm còn được gọi là xương hàm dưới,

Xương quai hàm được hình thành trong thai kỳ, lúc này hàm trái và hàm phải hợp thành một hệ xương thống nhất. Khi mới hình thành, loại xương này là hai phần tách biệt, vì vậy một số người vẫn có thể nhìn thấy đường kết nối giữa cằm, thường được gọi là cằm chẻ.

Khi giải phẫu xương quai hàm sẽ thấy cấu tạo tương tự như những chiếc xương khác trong bộ xương người, bao gồm:

  • Thân xương: Thân xương quai hàm được chia thành bên trái và bên phải, ở giữa có đường kết nối. Bộ phận này là một đường uốn cong với phần trước cấu tạo nên cằm. Trong giải phẫu, khi nhìn từ bên ngoài sẽ thấy ở giữa xương quai hàm có một đường mờ, thể hiện rõ cho việc hai bên xương hàm từng là 2 bộ phận tách biệt và được hợp nhất khi con người khoảng 5 tuổi.
  • Các nhánh của xương: Xương quai hàm có 4 mặt, 2 bề mặt và 4 điểm giới hạn. Ở bên ngoài, loại xương này phẳng có nhiều đường gờ ở gần dưới. Bên trong xương hàm có một ổ răng hàm dưới, ngay phía dưới xương hàm có một rãnh nhỏ, chứa mạch và các dây thần kinh.
  • Các lỗ nuôi xương: Người ta tìm thấy 2 lỗ nuôi xương chính ở bên phải và bên trái của quai hàm. Các lỗ này cho phép mạch máu và dây thần kinh đi qua, thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng xương hàm.
  • Hệ thống thần kinh: Dây thần kinh của xương quai hàm là một nhánh của dây thần kinh hàm dưới, đi trực tiếp vào các ổ răng hàm dưới, đồng thời chảy về phía trước trong ống hàm dưới và tạo cảm giác cho răng khi hoạt động. Ngoài ra, ở hàm dưới cũng có chứa các dây thần kinh để tạo cảm giác cho môi dưới.

XEM THÊM: Cấu tạo xương trụ và các chức năng đối với sức khỏe

Bị gãy xương quai hàm có nguy hiểm không?

Gãy xương quai hàm CÓ NGUY HIỂM nhưng tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của chấn thương. Nếu gãy nghiêm trọng, có thể dẫn đến các vấn đề như khó thở, hạn chế nói chuyện và nhai, cũng như nguy cơ nhiễm trùng. Việc can thiệp y tế kịp thời để định vị và điều trị là cần thiết để giảm thiểu nguy cơ biến chứng và đảm bảo phục hồi chức năng của vùng hàm.

Chức năng của xương quai hàm

Xương quai hàm là xương duy nhất trong hộp sọ có thể cử động. Nhờ đó bộ phận này có khả năng khớp với thái dương hàm, thực hiện chức năng cố định răng dưới và hỗ trợ quá trình nhai hoặc đóng mở miệng.

Không chỉ vậy, xương quai hàm cũng là đóng vai trò tạo hình cho mặt để khuôn mặt trở nên rõ ràng và thu hút hơn. Xương quai hàm nam giới thường vuông vắn, khỏe và lớn hơn ở nữ giới. Đồng thời các viền xương hàm ở nam giới cũng rõ ràng hơn nữ giới, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy hoặc sờ thấy.

Xương quai hàm hỗ trợ quá trình nhai
Xương quai hàm hỗ trợ quá trình nhai

Những vấn đề thường gặp

Xương quai hàm là bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện việc mở miệng, ăn và nói chuyện. Đây cũng chính là phần dễ bị tổn thương trong hộp sọ con người. Có rất nhiều tình trạng và bệnh lý khác nhau gây ảnh hưởng đến xương hàm, nguyên nhân có thể do yếu tố tác động từ bên ngoài hoặc do vấn đề sức khỏe gây ra. Một số vấn đề thường gặp ở xương hàm bao gồm:

Đau quai hàm

Đau xương quai hàm là là những cơn đau nhức khó chịu tại hàm, thường đột ngột xuất hiện và tự biến mất, ban đầu có cảm giác đau nhẹ nhưng càng về sau sẽ càng trở nên dữ dội. Lúc này chức năng ăn nhai của hàm sẽ giảm, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động ăn uống và giao tiếp hàng ngày.

Đau quai hàm có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả người già hay trẻ nhỏ, nam hay nữ. Tuy nhiên nữ giới trong giai đoạn dậy thì và tiền mãn kinh thường có nguy cơ bị bệnh này cao hơn.

Nguyên nhân của đau quai hàm thường do các vấn đề với răng miệng, thường xuyên nghiến răng, do rối loạn khớp thái dương hàm, chấn thương hoặc nhiễm trùng.

Tiêu xương hàm

Tiêu xương hàm còn được gọi là tiêu xương ổ răng, bao gồm cả trường hợp tiêu xương răng hàm trên và tiêu xương răng hàm dưới. Hiện tượng này xảy ra khi mật độ và chất lượng xương hàm bị giảm, khiến nướu teo lại, gương mặt bị méo đi và ảnh hưởng trực tiếp tới khớp cắn.

Hiện tượng tiêu xương hàm gây ra nhiều ảnh hưởng, khiến độ rộng và cao của xương bị giảm đi đáng kể, không thể nâng đỡ nướu, tạo cơ hội để vi khuẩn phát triển nhiều hơn, làm suy giảm sức khỏe. Ngoài ra, tiêu xương hàm cũng gây ra tình trạng dây chằng và cơ mặt bị hóp vào bên trong, khiến gương mặt trở nên già hơn. Chức năng ăn nhai của bệnh nhân cũng giảm hẳn.

Tham khảo:

Tiêu xương hàm còn được gọi là tiêu xương ổ răng
Tiêu xương hàm còn được gọi là tiêu xương ổ răng

Gãy xương hàm

Gãy xương quai hàm chiếm tỷ lệ 30 – 40% các tình trạng gãy xương vùng hàm mặt. Khi bị gãy xương hàm, người bệnh có cảm giác đau, sưng phù sau chấn thương, mức độ đau tăng lên khi vận động hàm dưới hoặc ăn nhai. Khi đó bạn sẽ nhìn thấy có biến dạng hoặc lệch một bên hàm, có vết bầm tím tụ máu dưới vùng da liên quan đến ổ xương gãy. Đồng thời khi sờ có cảm giác đau chói, khám trong miệng sẽ thấy các vết rách niêm mạc lợi, chảy máu và tụ máu ở dưới niêm mạc.

Nguyên nhân gãy xương hàm do chấn thương và chủ yếu là do tai nạn giao thông, chiếm tới 70% các trường hợp gãy xương hàm. Ngoài ra tình trạng này còn xảy ra do chấn thương trong tập luyện thể thao, vận động, tai nạn lao động hoặc tai nạn sinh hoạt,…

Gãy xương hàm có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm gây biến dạng khuôn mặt, thậm chí kèm theo chấn thương sọ não gây nguy hiểm cho tính mạng.

Viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm còn được gọi là rối loạn khớp hàm, thường khiến người bệnh đau nhức, bị co thắt cơ, làm mất cân bằng khớp nối giữa xương hàm và xương sọ, đặc biệt chức năng của khớp thái dương hàm bị suy giảm, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mặt. Lúc đầu chỉ là những cơn đau nhẹ, tự khỏi sau thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh tiến triển nặng sẽ gây ra những cơn đau dữ dội, liên tục, đặc biệt khi ăn nhai. Các cơn đau này sẽ xuất hiện ở trong và xung quanh tai, khiến người bệnh khó mở hay đóng miệng và khó khăn khi cử động hàm. Khi mở miệng có thể phát ra tiếng kêu trong khớp.

Nguyên nhân của tình trạng này là do các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, nhiễm khuẩn khớp, viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra còn có thể do tai nạn giao thông, va đập trong quá trình chơi thể thao hoặc khi lao động.

Viêm khớp thái dương hàm khiến người bệnh đau nhức khó chịu
Viêm khớp thái dương hàm khiến người bệnh đau nhức khó chịu

Viêm tủy xương

Viêm tủy xương hay cốt tủy viêm là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính hoặc mãn tính ở xương thường do tụ cầu vàng gây bệnh hay liên cầu trùng tạo máu, có thể xuất hiện ở xương cánh tay, xương vai, xương cổ tay,.. Quai hàm là bộ phận dễ bị nhiễm trùng sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa, sâu răng hoặc viêm khớp xương.

Hiện tượng viêm tủy xương có thể gây nhiễm trùng và chết xương. Các biểu hiện thường thấy của tình trạng này đó là sốt, xuất hiện các cơn đau dữ dội và không thể cử động hàm, mệt mỏi, sưng hoặc đau xương hàm, khó khăn khi mở hoặc đóng miệng, hơi thở có mùi hôi,…

Cách xử lý chấn thương với xương quai hàm

Bất kỳ vấn đề nào với xương quai hàm cũng cần sớm điều trị hoặc có biện pháp khắc phục để tránh tình trạng đau nhức kéo dài khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi và đặc biệt là tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Xử lý chấn thương với xương hàm có nhiều cách, tùy vào tình trạng, loại chấn thương và mức độ, người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp phù hợp như: Xử lý tại nhà, dùng thuốc, phẫu thuật,…

Xử lý ngay tại nhà

Khi bị đau xương quai hàm hoặc gặp một số chấn thương nhẹ với bộ phận này, bạn có thể xử lý nhanh tại nhà bao gồm:

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Đối với cách chườm nóng, dùng ngăn sạch thấm vào nước nóng rồi chườm trực tiếp lên vùng bị đau. Đối với cách chườm lạnh, bạn cho viên đá vào khăn, chườm lên vùng bị đau. Cách làm này có tác dụng làm giãn các cơ hàm đang bị co thắt, từ đó giảm đau, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
  • Massage vùng quai hàm bị đau: Người bệnh có thể dùng ngón trỏ và ngón giữa để massage quai hàm bằng cách ấn vào các vùng đau của hàm, xoay tròn với lực ấn vừa phải. Tiếp đến bạn mở miệng và lặp lại các bài tập cho đến khi cảm thấy dễ chịu ở quai hàm.

Dùng thuốc

Trong một số trường hợp đau hoặc viêm xương, tủy, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng viêm. Các loại thuốc này cần được sử dụng theo đúng yêu cầu của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả cao và không gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn. Bạn có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc sau:

Tìm hiểu thêm:

  • Xương Quay: Vị Trí, Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Vấn Đề Thường Gặp
Dùng thuốc khi bị chấn thương với xương hàm
Dùng thuốc khi bị chấn thương với xương hàm
  • Thuốc giảm đau không kê toa: Paracetamol, ibuprofen giúp giảm đau nhanh chóng trong thời gian nhất định. Nếu sau khi dùng thuốc không thể giảm được các triệu chứng của đau xương quai hàm, bạn nên hỏi lại bác sĩ để chuyển sang các phương pháp điều trị khác phù hợp.
  • Thuốc kháng viêm: Những loại thuốc này có thể tránh được tình trạng nhiễm khuẩn liên quan đến bệnh viêm tủy xương, đồng thời ức chế quá trình tổng hợp tế bào nhằm ngăn chặn sự phân chia của vi khuẩn. Một số loại thuốc bệnh nhân có thể sử dụng là: Nafcillin, ciprofloxacin, fluoroquinolone, telavancin,…
  • Thuốc điều trị viêm khớp thái dương hàm: Thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm chống dị ứng và ức chế miễn dịch, bao gồm: Corticoid, eperisone, diclofenac,…

Phương pháp chỉnh hình

Khi gặp các vấn đề với xương quai hàm, bạn có thể được chỉ định thực hiện phương pháp chỉnh hình trong miệng. Đây là một trong những kỹ thuật xuất hiện từ rất sớm, được nhiều người áp dụng. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ cố định hai hàm bị gãy bằng cách buộc dây thép, dùng cung cố định hàm, nẹp hoặc làm máng kết hợp cùng phương pháp ngoài miệng bao gồm: Băng cầm đầu, dùng khí cụ tựa vào sọ,…

Phẫu thuật

Các phương pháp chỉnh hình không thể thực hiện được trong một số trường hợp như bệnh nhân bị mất nhiều răng, có một số răng bị lung lay hoặc trẻ em còn nhiều răng sữa. Đặc biệt nếu xương hàm bị lệch nhiều, có thể khiến sự tiếp xúc giữa hai đầu gãy không tốt thì chỉnh hình không đem lại hiệu quả cao. Khi đó trong trường hợp bệnh nặng như gãy xương, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật.

Các phẫu thuật cố định xương hàm thường gồm 2 phương pháp:

  • Phương pháp phẫu thuật cố định xương bằng chỉ thép: Đây là phương pháp y khoa xuất hiện từ rất sớm trong ngành phẫu thuật chỉnh hình. Bác sĩ sẽ dùng kỹ thuật khâu kết hợp xương bằng chỉ thép để điều trị cho bệnh nhân bị gãy xương hàm dưới.
  • Phương pháp phẫu thuật cố định xương bằng nẹp vít: Phương pháp này cũng thường được áp dụng trong tình trạng gãy xương hàm, cho hiệu quả cao. Bác sĩ thường sử dụng các loại nẹp khác nhau về kích thước, kiểu dáng và chất liệu phù hợp để cố định xương hàm bị gãy và giúp vết thương nhanh chóng được phục hồi.
Phương pháp phẫu thuật cố định xương bằng nẹp vít
Phương pháp phẫu thuật cố định xương bằng nẹp vít

Lưu ý để có xương quai hàm khỏe đẹp

Có một xương quai hàm đẹp, khỏe mạnh là điều ai cũng mong muốn. Ở một số người sở hữu xương quai hàm xấu thường tự ti và muốn tìm cách khắc phục. Lúc này bạn có thể tìm đến các bài tập, chú ý đến thói quen ăn uống và sinh hoạt để cải thiện tình trạng và phòng tránh được các vấn đề có thể xảy ra với xương quai hàm.

Thực hiện bài tập xương quai hàm

Những người bị xương quai hàm lệch, to có thể thực hiện các bài tập dưới đây để có được khuôn mặt thon gọn, thu hút. Đồng thời những bài tập này cũng giúp hệ xương trở nên chắc khỏe, hạn chế chấn thương:

  • Nâng cằm: Bạn nhìn thẳng về phía trước, ngậm miệng và đẩy hàm dưới ra, đồng thời nâng môi dưới lên trên. Giữ tư thế này khoảng 10 – 15 giây và lặp lại bài tập 15 lần mỗi ngày.
  • Bấm lưỡi: Đối với bài tập này, bạn nằm ngửa thoải mái, ấn lưỡi vào vòm miệng để tạo lực vừa đủ. Tiếp đến bạn cong cằm vào ngực và nâng đầu lên khỏi mặt đất khoảng vài cm, phần cơ thể còn lại giữ yên. Thực hiện động tác bấm lưỡi 10 lần và 3 hiệp.
  • Căng cổ: Bạn bắt đầu với tư thế ngồi thoải máu, ngậm miệng và ép lưỡi lên vòm trên của miệng. Tiếp đến nâng đầu hết cỡ lên trần nhà, giữ nguyên khoảng 10 nhịp thở và thực hiện trong 3 hiệp.

Tăng cường sức khỏe

Khi tăng cường sức khỏe tổng thể sẽ giúp hỗ trợ xương hàm khỏe đẹp hơn, bạn nên chú ý đến những phương pháp sau:

Uống nhiều nước giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và xương quai hàm
Uống nhiều nước giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và xương quai hàm
  • Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước giúp cơ thể cân bằng và tăng năng lượng suốt cả ngày, đồng thời cải thiện máu lưu thông trên khắp khuôn mặt, tác động tích cực đến xương quai hàm.
  • Ngủ đủ giấc: Bạn nên ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm để có thời gian phục hồi thể trạng và giúp đường viền xương hàm lộ rõ hơn.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Cần cắt giảm carbs tinh chế, tiêu thụ ít muối hơn để đảm bảo sức khỏe tổng thể, giúp da khỏe đẹp và làm xương quai hàm bớt to ra.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến xương quai hàm, cùng cấu tạo và những vấn đề liên quan. Xương hàm là yếu tố quan trọng tác động đến hình dáng khuôn mặt, do đó nếu muốn có xương hàm khỏe đẹp, bạn nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, đặc biệt thường xuyên tập luyện các bài tập cải thiện và loại bỏ thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận này.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *