Bệnh học

Vảy Nến Móng Tay : Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Thuốc Chữa Trị

Vảy nến móng tay là một trong những tổn thương mãn tính thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh lý này mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng các triệu chứng bên ngoài gây mất thẩm mỹ ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý người bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết vảy nến móng tay chính xác và phương pháp nào điều trị bệnh hiệu quả? 

Vảy nến móng tay là gì?

Vảy nến – bệnh da liễu mãn tính thường gặp ở nhiều đối tượng không phân biệt giới tính. Bệnh vảy nến được chia làm nhiều loại tuỳ vào vị trí xuất hiện của chứng bệnh, trong đó móng tay là một trong những khu vực dễ bị mắc bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau nên còn được được gọi với tên vảy nến móng tay.

Vảy nến móng tay được hiểu là tình trạng tế bào ở móng tay bị sản xuất quá nhiều, tích tụ lâu ngày dẫn đến tình trạng sừng hóa, giòn vỡ, biến dạng móng. Vảy nến móng tay chỉ xuất hiện ở những người bị bệnh vẩy nến – một bệnh rối loạn tự miễn mãn tính. Thông thường, chu kỳ sản sinh của các tế bào da thường là 28 – 30 ngày.

Nhưng ở người bệnh vảy nến, hệ miễn dịch bị rối loạn và hoạt động sai cách sẽ thúc đẩy sản xuất tế bào chỉ sau 3-4 ngày. Từ đó tế bào da bị tích tụ quá mức và kéo theo một loạt các triệu chứng nổi tại bề mặt móng tay.

Vảy nến móng tay là tình trạng tế bào da ở móng tay bị sản xuất quá nhiều
Vảy nến móng tay là tình trạng tế bào da ở móng tay bị sản xuất quá nhiều

Tuy nhiên, các bạn cần chú ý, vảy nến móng tay nếu quan sát bằng mắt thường chúng ta sẽ thấy có biểu hiện giống với nhiễm nấm gây ra tình trạng lựa chọn sai phương pháp điều trị. Để đảm bảo chuẩn đoán đúng bệnh từ đó có các xử lý phù hợp, người bệnh nên chủ động thăm khám chuyên khoa.

Nguyên nhân, triệu chứng vảy nến móng tay

Về cơ chế gây rối loạn miễn dịch, cho đến nay khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra nhóm đối tượng bị vảy nến móng tay thường có các yếu tố thường gặp như:

  • Di truyền: Nếu bạn có người thân trong gia đình bị mắc bệnh vảy nến thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Điều này được quyết định bởi DNA – gen di truyền.
  • Hệ miễn dịch yếu: Rối loạn tự miễn là bệnh thường xuất hiện ở người bệnh hệ miễn dịch yếu kém. Hệ miễn dịch nhầm lẫn các tế bào bình thường thành dị nguyên và tấn công trở lại, kéo theo một loạt các phản ứng tại móng tay.
  • Tiếp xúc hóa chất: Việc tiếp xúc với hóa chất nhiều cũng là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy yếu và rối loạn. Ngoài ra, hóa chất còn khiến da tay bị tổn thương, khiến các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
  • Có tiền sử bệnh lý về da: Người bệnh từng bị nhiễm trùng, nhiễm nấm tại tay sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Phần da tay, móng tay do từng bị tổn thương nên dễ bị kích ứng và hình thành vảy nến.

Để nhận biết bạn có bị vảy nến móng tay hay không, hãy căn cứ vào các triệu chứng sau:

  • Rỗ móng tay: Bề mặt móng cứng, dày, có màu trong được tổng hợp từ các tế bào keratin. Khi bạn bị vảy nến, các tế bào này sẽ dần biến mất và hình thành các lỗ nhỏ trên bề mặt móng tay. Có người chỉ xuất hiện một hố rỗ trên bề mặt móng. Nhưng cũng có những trường hợp hố rỗ xuất hiện dày đặc. Ở mỗi người bệnh, độ nông sâu của hố rỗ sẽ khác nhau.
  • Thay đổi hình dạng móng: Kết cấu móng tay thường bị thay đổi khi bị vảy nến. Người bệnh thường có triệu chứng vỡ móng. Nếu độ dày tăng lên nhiều thì đó là dấu hiệu cảnh báo có sự xuất hiện của nấm onychomycosis.
  • Thay đổi màu móng: Móng tay nguyên bản có màu hồng hào. Còn ở người bị vảy nến, móng có thể chuyển sang màu vàng, xanh lá hoặc nâu. Móng tay thường có màu sẫm hơn nếu xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát. Những mảnh vỡ vụn của móng tay có màu trắng đục.
  • Bong móng tay: Ở bệnh nhân bị vảy nến, đĩa móng tay (phần móng cứng) và giường móng tay (mô mềm dưới đĩa móng) có thể bị tách rời do quá trình phân hủy. Khi để lại một khoảng trống ở móng, các vi khuẩn và nấm có thể dễ dàng xâm nhập hơn và gây nhiễm trùng thứ phát.
Bề mặt móng tay bị rỗ, sần sùi và đổi màu
Bề mặt móng tay bị rỗ, sần sùi và đổi màu

Các triệu chứng vảy nến móng tay khá tương đồng với nấm móng tay. Cách duy nhất để phân biệt hai tình trạng này là dùng kính hiển vi Kali hydroxit hoặc sinh thiết lấy tế bào nuôi cấy. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và thực hiện xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán phân biệt.

Vảy nến móng tay có nguy hiểm không?

Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng vảy nến móng tay có thể khiến người bệnh bị tự ti do móng biến dạng, mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Ngoài ra, người bệnh có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe như:

  • Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm: Phần móng tay bị tổn thương có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập hơn. Trên thực tế, người bị vảy nến móng tay rất dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát hoặc nhiễm nấm onychomycosis.
  • Sưng viêm khớp: Các vi khuẩn, nấm sau khi thâm nhập qua bề mặt móng tay sẽ tiến sâu hơn vào trong khớp và gây sưng viêm tại đây. Người bệnh có thể gặp biểu hiện cứng khớp ngón tay khiến việc cầm nắm, sinh hoạt trở nên khó khăn hơn. Nếu bệnh không được cải thiện nhanh chóng, người bệnh còn có khả năng bị dị tật tay.
  • Tăng huyết áp: Người mắc bệnh tự miễn có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn so với người bình thường. Người bệnh có thể gặp triệu chứng chóng mặt, khó thở đột ngột, dễ thấy nhất là vào buổi sáng.
Bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm
Bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm

Do liên quan đến tình trạng rối loạn miễn dịch nên sự ảnh hưởng của bệnh đến các cơ quan khác trong cơ thể có thể biến đổi bất ngờ và diễn tiến nhanh. Người bệnh nên điều trị từ sớm để giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng tiềm ẩn, khó lường.

Các chữa vảy nến móng tay hiệu quả hiện nay

Người bệnh có thể lựa chọn điều trị vảy nến bằng các phương pháp sau:

Thuốc tây trị nến móng tay

Thuốc bôi và thuốc dạng uống là hai loại thuốc được Tây y sử dụng để điều trị vảy nến móng tay. Các dạng thuốc bôi có tác dụng điều trị triệu chứng tại chỗ nhờ dẫn xuất từ các chất kháng viêm. Còn thuốc dạng uống có tác dụng đến toàn thân để ức chế quá trình tự miễn.

Thuốc dạng bôi: 

  • Thuốc chứa Corticosteroid: Thuốc có tác dụng kháng viêm, điều trị các triệu chứng như móng dày, móng rỗ và bong móng. Thuốc thường được bào chế thành nhiều hình thức như thuốc mỡ, thuốc kem, thuốc gel. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc bôi 1-2 lần/ngày tùy theo tình trạng bệnh.
  • Thuốc dẫn xuất vitamin D: Các loại thuốc như Calcipotriol, Calcipotriene và Calcitriol được dẫn xuất từ vitamin D. Chúng có tác dụng làm giảm viêm, ức chế tình trạng sản xuất da dư thừa. Từ đó làm giảm sự tích tụ của tế bào dưới móng, hỗ trợ điều trị chứng dày móng.
  • Thuốc dẫn xuất vitamin A: Các loại thuốc như Tazarotene (Tazorac) là một dạng của Retinol (dẫn xuất vitamin A) có khả năng hạn chế tình trạng thay đổi màu móng, rỗ và bong móng.
  • Thuốc chống viêm: Thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng sản xuất tế bào móng dư thừa gây dày móng hoặc ngăn ngừa phản ứng phân hủy gây bong móng tay. Loại thường được chỉ định là Anthralin, bôi một lần mỗi ngày.
  • Kem dưỡng ẩm: Mặc dù không có tác dụng điều trị như các loại thuốc khác như chúng có thể làm giảm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy quanh da móng tay.
Thuốc bôi trị vảy nến móng tay
Thuốc bôi trị vảy nến móng tay

Thuốc uống: 

Cyclosporine, Methotrexate, Apremilast (Otezla) và Retinoids là các loại thuốc có tác dụng kháng viêm toàn thân, giúp làm sạch da và móng trên khắp cơ thể. Các loại thuốc này được bào chế thành nhiều dạng như viên nén hoặc thuốc tiêm.

Người bệnh cũng được sử dụng thêm các loại thuốc ức chế phản ứng tự miễn gây ra vảy nến như adalimumab (Humira), etanercept (Enbrel) và Infliximab (Remicade). Nếu xuất hiện nhiễm nấm sau khi bị vảy nến móng tay, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm thuốc chống nấm.

Các loại thuốc điều trị vảy nến móng tay luôn tiềm ẩn tác dụng phụ. Nếu thuốc dạng bôi tác động cục bộ và có khả năng làm mỏng da thì các thuốc dạng uống lại ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan khác. Chẳng hạn như tim, thận, gan, hệ miễn dịch… Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong điều trị. Tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị tại nhà khi chưa thăm khám kỹ càng.

Quang trị liệu (PUVA và Laser)

Trị liệu bằng ánh sáng là giải pháp sử dụng tia cực tím (UV) từ mặt trời hay tia Laser để tác động lên vùng da bị bệnh. Ánh sáng sẽ có tác dụng làm chậm sự phát triển của các tế bào da.

Trong điều trị vảy nến móng tay, loại ánh sáng mặt trời được ứng dụng là tia UVA. Chúng sẽ giúp người bệnh hạn chế tình trạng tách móng, đổi màu móng. Trước khi trị liệu bằng ánh sáng, bác sĩ sẽ cho bạn ngâm móng tay hoặc uống thuốc Psoralen.

Đối với tia Laser, loại được sử dụng là Laser xung nhuộm màu (PDL). Bằng cách nhắm đến mục tiêu dưới da, tia Laser sẽ giúp thuyên giảm triệu chứng do vảy nến móng tay gây ra chính xác.

Đông y trị vảy nến móng tay

Cơ chế gây ra vảy nến móng tay là hệ miễn dịch bị suy yếu và rối loạn chức năng. Theo quan điểm của đông y, đó là tình trạng chính khí hư khiến cho các ngoại tà như phong hàn, phong nhiệt, tà khí thừa cơ xâm nhập. Các vùng thường bị ảnh hưởng thường là vùng da bị cọ xát nhiều hoặc ngón chân, ngón tay.

Xét trên căn nguyên gây ra bệnh, để điều trị bệnh hiệu quả thì cần dùng các bài thuốc có tác dụng bồi bổ chính khí, tán phong, thanh nhiệt, giải độc, dưỡng huyết, tư âm nhuận táo. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc trị vảy nến móng tay của đông y sau:

Đông y là giải pháp trị bệnh cho hiệu quả bền vững
Đông y là giải pháp trị bệnh cho hiệu quả bền vững
  • Hoè hoa thang gia giảm trị theo phép thanh nhiệt, lương huyết. Bài thuốc được bào chế từ hòe hoa, sinh địa, thổ phục linh, thăng ma, tử thảo, địa phụ tử, ké đầu ngựa.
  • Lương huyết trị theo phép dưỡng huyết, nhuận táo, khu phong. Bài thuốc bao gồm huyền sâm, ngân hoa, ké đầu ngựa, hà thủ ô, hỏa ma nhân, sinh địa.
  • Tứ vật ma hoàng thang trị theo phép sơ phong, tán hàn, hoạt huyết, điều doanh. Thành phần của bài thuốc bao gồm ma hoàng, quế chi, quy đầu, bạch thược, sinh địa, sa sâm.
  • Tiêu ngân nhị hiệu thang trị theo phép thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết giải độc. Bài thuốc bao gồm long đởm thảo, xương truật, bắc đậu căn, thảo hà sa, khổ sâm, trạch tả, thổ phục linh, hoàng cầm, tỳ giải, đan bì.

Dược liệu trong mỗi bài thuốc sẽ được gia giảm tùy theo mức độ viêm nhiễm và cơ địa người bệnh. Do đó, người bệnh muốn có bài thuốc điều trị phù hợp nhất thì nên đến các phòng khám đông y uy tín chẩn mạch và bốc thuốc trực tiếp. Khác với tây y tập trung điều trị triệu chứng, các bài thuốc đông y chú trọng nâng cao thể trạng cho người bệnh nên cho hiệu quả bền lâu hơn.

Cách chữa vảy nến móng tay tại nhà

Các chuyên gia không khuyến khích dùng mẹo dân gian để trị vảy nến móng tay nếu không có sự phối hợp với các phương pháp chuyên sâu khác. Các mẹo dân gian chỉ có tác dụng tạm thời trên triệu chứng, giảm đau đớn, khó chịu nhất định.

Trong số các bài thuốc dân gian trị vảy nến móng tay hiện nay, có 3 bài thuốc được nhiều người bệnh tin dùng nhất:

Dầu dừa giúp làm mềm móng và ngăn ngừa nhiễm khuẩn
Dầu dừa giúp làm mềm móng và ngăn ngừa nhiễm khuẩn
  • Dầu dừa: Mỗi ngày, bạn hãy lấy một lượng dầu dừa vừa đủ thoa khắp móng tay để móng được giữ ẩm, tránh khô, giòn gãy. Thực hiện 3-4 lần/ngày.
  • Giấm táo: Pha giấm táo và nước theo tỷ lệ 1ml giấm táo: 3ml nước. Sau đó ngâm tay trong dung dịch trong khoảng 10-15 phút, thực hiện 2 lần/ngày.
  • Nha đam: Lấy một ít gel nha đam để bôi trực tiếp lên móng, giữ nguyên trong 30 phút rồi rửa sạch lại với nước, thực hiện 2-3 lần/ngày. Vitamin E có trong nha đam sẽ giúp làm lành tổn thương quanh móng tay do bệnh vảy nến.

Chăm sóc, phòng ngừa bệnh vảy nến móng tay

Rối loạn miễn dịch chính là cơ chế gây ra bệnh vảy nến và dẫn đến các phản ứng trên móng tay. Do đó, người bệnh cần xây dựng thực đơn dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời bổ sung nhóm thực phẩm có tác dụng tái tạo tế bào bị tổn thương. Theo đó, người bệnh cần:

  • Kiêng ăn: Cá biển, tôm, cua, sữa, bánh kẹo ngọt, đồ uống có ga, rượu, bia…
  • Nên ăn: Rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc, lúa mì, thịt lợn, thịt gia cầm, vừng đen…
Cắt tỉa móng tay gọn gàng là biện pháp phòng tránh bệnh
Cắt tỉa móng tay gọn gàng là biện pháp phòng tránh bệnh

Mặc dù vảy nến móng tay xuất phát từ bệnh tự miễn nhưng bạn đọc có thể giảm nguy cơ mắc bệnh nếu thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:

  • Không nên cắn hoặc nhặt da móng tay khiến lớp biểu bì bảo vệ móng tay bị phá hủy.
  • Giữ móng tay sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng, nhiễm nấm.
  • Luôn cắt tỉa móng tay cẩn thận để ngăn ngừa tình trạng sừng hóa dưới móng tay.
  • Luôn đeo găng tay khi rửa bát, giặt quần áo để hạn chế sự tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa.
  • Sử dụng kem dưỡng tay thường xuyên để hạn chế tình trạng giòn móng, nứt móng.

Vảy nến móng tay rất khó điều trị nếu người bệnh không chú trọng cải thiện cơ địa và tích cực điều trị theo các phác đồ chuyên khoa. Bệnh cũng có khả năng tái phát cao khi hệ miễn dịch bị suy yếu và rối loạn lần nữa. Do đó, ngay cả khi đã trị hết các triệu chứng bệnh đợt đầu, người bệnh vẫn cần chú ý ăn uống điều độ, sinh hoạt khoa học và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Tìm hiểu ngay:

Câu hỏi thường gặp
Vảy nến là căn bệnh da liễu phổ biến mà các chuyên gia chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vậy bệnh vảy nến có chữa […]
Bệnh vảy nến gây ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy dữ dội,… Vì vậy, hiện nay có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề là vảy nến có lây không và lây truyền qua đường nào? Trong bài viết dưới đây, […]
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không là vấn đề tất cả người bệnh đều quan tâm đến nếu không may mắc bệnh. Bởi họ phải đối mặt với các triệu chứng như đỏ, ngứa, khô da, nứt nẻ và dễ bội nhiễm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, cũng như làm […]
Vảy nến là bệnh lý về da liễu tự miễn mãn tính, có thể gây ra các triệu chứng như nứt nẻ, bong tróc, khô ráp và kèm theo việc ngứa ngáy, đau rát vô cùng khó chịu. Liên quan đến tình trạng này, nhiều người thắc mắc vảy nến có tự khỏi không, hay […]
Vitamin là một trong những dưỡng chất quan trọng với cơ thể, đặc biệt là làn da. Vậy người bệnh vảy nến nên uống vitamin gì để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời chính xác của thắc mắc này. Tác […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *