Bệnh Vảy Nến Khi Mang Thai Và Những Điều Cần Lưu Ý
Bệnh vảy nến khi mang thai là bệnh da liễu mẹ bầu có thể mắc phải trong thời gian thai kỳ. Mặc dù không gây nhiều nguy hiểm cho mẹ và em bé nhưng sẽ tạo cảm giác khó chịu và căng thẳng cho phụ nữ có thai. Vậy, mẹ bầu mắc phải căn bệnh này cần lưu ý những điều gì?
Vì sao bà bầu bị vảy nến?
Bệnh vảy nến khi mang thai thường xuất hiện trong những tháng đầu của thai kỳ hoặc có thể khởi phát trước khi mang thai. Nguyên nhân vảy nến khi mang thai là do:
- Do cơ địa: Sự phát triển của các tế bào mới bên trong cơ thể đột nhiên có sự bất thường khi lượng tế bào mới được sản xuất ra nhiều hơn, vì thế cơ thể sẽ đẩy các tế bào này lên da khiến xuất hiện tình trạng vảy nến.
- Do nhiễm khuẩn: Các loại khuẩn liên cầu, khuẩn herpes là tác nhân chính gây nên tình trạng viêm da, làm xuất hiện các vảy nến.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh vảy nến có thể cải thiện tốt hơn khi phụ nữ mang thai. Nghiên cứu của trường Đại học Y Baylor ở Houston cho biết, có khoảng 60% phụ nữ mang thai thấy những triệu chứng vảy nến giảm đáng kể, có 20% các triệu chứng không thay đổi.
Bệnh vảy nến hầu như không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Một nghiên cứu cho biết, phụ nữ mang thai mắc bệnh vẩy nến có nguy cơ sinh em bé nhẹ cân hơn.
Bệnh vảy nến khi mang thai có thể làm giảm nồng độ axit folic trong cơ thể mẹ, làm tăng nguy cơ dị tật não và tủy sống ở thai nhi. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa được chứng minh trên diện rộng.
Triệu chứng vảy nến ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ có thể mắc vảy nến trước khi mang thai hoặc trong quá trình mang thai. Bệnh khởi phát khi xuất hiện các nốt đỏ, nổi sần trên da có dạng hình thoi hoặc hình tròn. Ban đầu, bệnh chỉ xuất hiện ở một số vùng da trên cơ thể như bụng, lưng, ngực, sau đó ban có thể lan ra toàn cơ thể.
Bệnh vảy nến khiến người bệnh ngứa ngáy, đau rát rất khó chịu, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da. Đặc biệt, với phụ nữ mang thai, vảy nến có thể khiến họ bị căng thẳng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.
Vì thế, nếu thấy có triệu chứng vảy nến, bà bầu cần đến gặp ngay bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị.
Chữa bệnh vảy nến khi mang thai như thế nào?
Điều trị vảy nến cho mẹ bầu luôn là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Bởi vì giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ rất nhạy cảm, lựa chọn phương pháp chữa trị không phù hợp sẽ dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em. Vậy mẹ bầu nên chữa vảy nến như thế nào?
Sử dụng thuốc tây y chữa vảy nến khi mang thai
Sử dụng thuốc Tây y có thể đem lại hiệu quả nhanh chóng trong việc cải thiện tình trạng bệnh vảy nến khi mang thai. Thuốc điều trị vảy nến bao gồm cả thuốc bôi và thuốc uống. Tuy nhiên với phụ nữ có thai, bác sĩ thường hạn chế chỉ định các loại thuốc uống có tác dụng toàn thân.
Bởi vì thuốc uống dễ gây tác dụng phụ nguy hiểm và nguy hiểm đối với bé yêu trong bụng. Một số loại thuốc thường được chỉ định cho mẹ bầu là:
- Sử dụng kem dưỡng ẩm, các chất làm mềm da gồm hỗn hợp dầu khoáng và sáp nhằm điều trị tại chỗ cho phụ nữ mắc vảy nến khi mang thai. Hỗn hợp này giúp khắc phục tình trạng khô da, giảm bong tróc vảy, giảm ngứa.
- Thuốc Steroid cũng an toàn với phụ nữ mang thai nếu sử dụng ở liều thấp. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng thuốc này khi đang cho con bú, tránh bôi vào vùng ngực và bụng.
Bên cạnh các loại thuốc được chỉ định, một số loại thuốc dưới đây bà bầu nên tuyệt đối tránh khi mắc vảy nến:
- Hắc ín dùng điều trị tại chỗ
- Methotrexate (Trexall) làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ em như dị tật hở hàm ếch. Vì thế nếu sử dụng thuốc này, cần ngưng ít nhất 3 tháng trước khi thụ thai.
- Retinoids dạng uống nếu sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ làm tăng cao khả năng dị tật bẩm sinh. Một số ý kiến cho biết, phải ngưng sử dụng thuốc này 2 năm trước khi có thai.
Thuốc tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh, dễ dàng khi sử dụng và tiện lợi. Tuy nhiên, thuốc tây thường đi kèm nhiều tác dụng phụ, không điều trị triệt để căn nguyên căn bệnh nên dễ dàng tái phát.
Người mắc bệnh vẩy nến trước khi có thai, nếu muốn có thai thì nên đi khám ở bác sĩ sản khoa và bác sĩ da liễu trước khi thụ thai. Còn nếu trong quá trình mang thai, muốn điều trị bệnh phải có sự thăm khám của bác sĩ và sử dụng thuốc theo chỉ định.
Chữa vảy nến bằng thuốc Đông y
So với tây y, Đông y là biện pháp an toàn, lành tính hơn đối với phụ nữ có thai nhờ sử dụng dược liệu tự nhiên. Thuốc Đông y có thể trị tận gốc căn bệnh vảy nến và dự phòng tái phát hiệu quả hơn.
Một số bài thuốc Đông y thường được sử dụng để trị vảy nến người bệnh có thể tham khảo là:
- Thành phần:
- Bồ công anh giúp thanh nhiệt, giải độc gan rất hiệu quả.
- Kim ngân hoa giúp kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ giải độc rất tốt
- Tang bạch bì giúp thanh lọc cơ thể, lợi tiểu và giảm đau.
- Ké đầu ngựa và đơn đỏ giúp tán phong, tiêu độc và kháng viêm.
- Sử dụng: Sắc đều các thành phần và uống hàng ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Tùy theo cơ địa và tình trạng vảy nến của mẹ bầu, thầy thuốc sẽ chỉ định những vị thuốc phù hợp. Thuốc Đông y thường phát huy công dụng từ từ nên người bệnh cần kiên trì khi áp dụng.
Dù là phương pháp an toàn, phụ nữ mang thai nhất định phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để biết cách tránh những thành phần có hại cho thai nhi.
Liệu pháp ánh sáng
Liệu pháp ánh sáng được dùng trong điều trị vảy nến là điều trị bằng tia UVB hoặc tia UVA.
Điều trị bệnh vẩy nến bằng tia UVB – là dải sóng hẹp được thực hiện bằng cách soi tia UVB lên vùng da bị bệnh giúp ngăn chặn tình trạng tăng sinh tế bào da.
Quang trị liệu UVA là tia cực tím có bước sóng sâu, rộng đường chỉ định trong trường hợp bệnh nghiêm trọng.
Các liệu pháp ánh sáng đều không được khuyến khích ở phụ nữ mang thai vì bước sóng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Mẹo chữa vảy nến dân gian khi mang thai tại nhà
Trị bệnh vảy nến khi mang thai ngay tại nhà bằng các biện pháp chăm sóc phù hợp và các mẹo chữa dân gian là phương pháp an toàn, đem lại những hiệu quả nhất định.
Một số phương pháp điều trị vảy nến bằng mẹo dân gian như sau:
- Dùng lá trầu không
Lá trầu không rất lành tính, có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, lá trầu không còn giúp kích thích mầm bệnh ẩn, giảm tốc độ sinh vảy, có thể điều trị tận gốc bệnh.
Cách sử dụng: lấy 20 lá trầu không rửa sạch cùng 2 thìa muối hột nấu trong 4 lít nước hoặc 8 lít nước tùy tình trạng bệnh, nấu trong vòng 20 phút. Sau đó lấy nước đó tắm toàn thân, riêng với các vị trí nhiễm vảy nến thì dùng khăn sạch thấm nước lá trầu không xoa nhẹ nhàng từ 5 đến 10 phút. Một tuần nên tắm 3 lần để đạt hiệu quả.
- Dùng lòng đỏ trứng gà
Lòng đỏ trứng gà giúp tăng ẩm cho da, làm mềm vảy và hỗ trợ điều trị vảy nến dễ dàng hơn.
Cách sử dụng: Lấy 1 lòng đỏ trứng gà (có thể lấy 2 lòng nếu bệnh nặng hơn) cùng 1 giọt dầu ô liu trộn đều. Rửa sạch vùng da bị vảy nến rồi bôi hỗn hợp trên vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp làm mềm da và kích thích mầm bệnh ẩn đẩy lên, tăng tốc độ điều trị bệnh.
- Dùng lá lược vàng
Lá lược vàng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt, giảm tốc độ kết vảy của bệnh vảy nến, vì vậy đây là phương pháp được nhiều người sử dụng.
Cách sử dụng: Dùng 1 lá lược vàng (hoặc có thể 3 lá cho người bị nặng), ngâm trong nước muối khoảng 10 phút sau đó rửa sạch, xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Rửa sạch vùng da bị vảy nến, thoa nước cốt lá lược vàng, xoa đều trong 2 đến 3 phút, để nước cốt thẩm thấu trong khoảng 1 tiếng rồi rửa sạch. Hàng ngày dùng 3 lần.
Các biện pháp điều trị dân gian rất an toàn cho phụ nữ mang thai, bên cạnh đó cũng đem lại hiệu quả rất tốt. Biện pháp này dễ dàng sử dụng, các nguyên liệu đều dễ tìm và bất cứ ai cũng có thể làm được.
Ngoài ra, các biện pháp chăm sóc người bệnh vảy nến khi mang thai cũng có tác dụng hỗ trợ tốt trong việc điều trị bệnh như: tránh dùng các đồ ăn tanh, chất kích thích và đồ uống có cồn. Người bệnh nên hạn chế sử dụng nước hoa, mỹ phẩm…
Phòng tránh vảy nến cho bà bầu như thế nào?
Bệnh vảy nến khi mang thai mang lại nhiều sự khó chịu và căng thẳng cho người bệnh. Vì thế, việc phòng tránh bệnh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc để bệnh không diễn tiến nặng là việc rất cần thiết. Đối với phụ nữ mang thai, cần lưu ý những điều sau:
- Giữ ẩm cho da – đây là cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Đặc biệt với phụ nữ mang thai hay bị khô da, rạn da, việc bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày là dùng máy làm ẩm không khí trong nhà là phương pháp tốt.
- Tắm nắng thường xuyên: Liệu pháp quang trị liệu không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai nhưng việc tắm nắng thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ cũng có thể giúp bệnh nhanh khỏi, chậm tiến triển.
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi, luôn giữ tinh thần thoải mái
- Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, có thể bổ sung omega 3 cho cơ thể. Đối với bà bầu đang bị vảy nến, có thể bổ sung thêm axit folic theo chỉ định của bác sĩ.
- Mặc quần áo rộng, chất liệu vải coton để tránh làm tổn thương thêm vùng da nhạy cảm.
Trên đây là tổng quan về bệnh vảy nến khi mang thai. Với bất cứ người phụ nữ nào, việc mang thai cũng là điều hạnh phúc và đáng trân trọng, vì thế nếu có triệu chứng mắc vảy nến khi mang thai cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời giúp các bà mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!