Bệnh Vảy Nến Da Đầu: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị
Bệnh vảy nến da đầu là tình trạng rối loạn da gây ngứa ngáy và làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh dai dẳng, dễ tái phát và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khi vùng tổn thương lan rộng, quá trình điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.
Vảy nến da đầu là gì? Dấu hiệu nhận biết?
Vảy nến da đầu là một trong những thể dễ gặp nhất ở bệnh vảy nến. Nó thuộc dạng tổn thương mãn tính, phát triển âm thầm và dai dẳng. Khi bị rối loạn chu chuyển tế bào thượng bì, các tế bào da sẽ chồng chất lên nhau.
Từ đó, biểu bì da xuất hiện tình trạng viêm đỏ và bong vảy trắng. Vảy nến phát triển theo mảng, có thể lây sang vùng trán, tai hoặc sau cổ gáy.
Theo thống kê, có tới 51% đối tượng bị vảy nến ở da đầu. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình và khiến nhiều người cảm thấy tự ti khi sinh hoạt, giao tiếp.
Các triệu chứng vảy nến da đầu gồm:
- Làn da đầu xuất hiện mảng da màu đỏ, kích thước không đồng nhất, có hình dạng và kích thước dao động từ vài mm đến vài cm.
- Các khối mô ở da phát triển bất thường có giới hạn rõ ràng và nổi cộm ở những vùng xung quanh
- Khu vực tổn thương xuất hiện nhiều lớp vảy có màu trắng, dễ bong tróc. Chúng sinh sản thành nhiều lớp khác nhau và gia tăng theo thời gian
- Bộ phận tổn thương có thể lây sang khu vực lân cận như da ở sau tai, gáy hoặc vùng trán
- Bệnh nhân không cảm thấy đau nhức, châm chích, nóng rát. Tuy nhiên một vài trường hợp (khoảng 20%) sẽ cảm thấy ngứa ngáy
- Vì da đầu tiết dầu mạn với tần suất tiếp xúc cao nên vảy nến tại đây gây ngứa nhiều hơn khu vực khác
- Bệnh diễn ra trong thời gian dài sẽ gia tăng nguy cơ bội nhiễm, nấm và tạo thành tổn thương thứ phát
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu
Đến nay, nguyên nhân bệnh vảy nến da đầu vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu, yếu tố gây bệnh gần nhất là cơ địa, đặc điểm của da và di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh, nguy cơ bị vảy nến da đầu sẽ càng cao.
Cụ thể, gen gây vảy nến nằm tại nhiễm sắc thể số 6. Khi có yếu tố kích hoạt, loại gen này sẽ tác động đến tế bào lympho T. Từ đó gây ra sự bất thường về miễn dịch ở lớp thượng bì và tăng gián phân.
Quá trình chu chuyển tế bào thượng bì ở người bệnh diễn ra trong 2 – 4 ngày (người bình thường là 22 – 27 ngày). Chính sự tăng sinh tế bào sừng quá mức đã hình thành bệnh vảy nến.
Bên cạnh đó còn có các yếu tố thúc đẩy khởi phát bệnh vảy nến da đầu như:
- Tác động cơ học: Ma sát, chà sát, cào lên da đầu,… Những yếu tố này có thể kích thích hoạt động miễn dịch và gây khởi phát bệnh.
- Rối loạn chuyển hóa da: Da của bệnh nhân có chỉ số oxy hóa cao gấp 400% người bình thường. Điều này làm tăng tổng hợp ADN, thúc đẩy gián phân và tăng sinh tế bào sừng bất thường.
- Yếu tố khác: Một số tình trạng khiến bệnh khởi phát là rối loạn nội tiết, dị ứng dầu gội, tác dụng phụ của thuốc, chịu tác động của ánh mặt trời.
- Rối loạn chuyển hóa đường đạm: Sự rối loạn chuyển hóa hoặc tổn thương da có xu hướng lan rộng nếu không có thực đơn dinh dưỡng phù hợp.
- Nhiễm trùng: Theo nghiên cứu, nhiễm liên cầu khuẩn hoặc nhóm retrovirus sẽ kích thích gen gây bệnh ảnh hưởng tới tế bào lympho T. Từ đó dẫn đến sự bất thường trong tăng sinh tế bào sừng.
- Căng thẳng thần kinh: Tình trạng căng thẳng, xúc động mạnh hoặc trầm cảm có thể kích hoạt hoạt động miễn dịch. Lâu dần nó gây rối loạn da và bùng phát bệnh vảy nến.
Bệnh vảy nến da đầu có nguy hiểm không?
Vảy nến là hiện tượng tế bào da tái tạo nhanh hơn bình thường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý người bệnh. Nó có thể lan rộng đến các khu vực như khớp, móng, não, mắt, tim, thận, mạch máu.
Lâu dần, bệnh còn gây ra các biến chứng sau:
Tăng huyết áp
Khả năng gây tăng huyết áp ở người vảy nến cao hơn người bình thường tới 20%. Huyết áp cao kéo theo nhiều căn bệnh nguy hiểm như chóng mặt, đau tim đột ngột, đột quỵ, khó thở,…
Do vậy, bệnh nhân cần kiểm tra huyết áp thường xuyên để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tiểu đường và béo phì
Nghiên cứu cho thấy, tới 63% nữ giới bị vảy nến có khả năng cao mắc tiểu đường. Nguyên nhân gây bệnh liên quan đến các loại thuốc làm tăng lượng đường trong máu.
Để hạn chế nguy cơ, người bệnh hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và kiểm tra lượng đường mỗi ngày.
Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là hiện tượng tích tụ cholesterone và canxi trong động mạch. Từ đó khiến cơ quan này bị thu hẹp, máu di chuyển khó khăn, gây đau tim và gia tăng nguy cơ đột quỵ.
Đó là lý do người bệnh cần thực hiện các đợt xét nghiệm để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
Viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến gây đỏ, sưng, đau và cứng khớp. Theo thời gian, bệnh phát triển nhanh và tạo ra các tổn thương ở khớp.
Lâu dần sẽ dẫn đến tàn phế. Để nhận biết viêm khớp vẩy nến, người bệnh có thể chú ý đến các triệu chứng như: đau khớp, đau lưng dưới, sưng ngón chân như bệnh gout, thay đổi màu sắc móng tay,…
Ảnh hưởng đến tâm lý
Nhiều trường hợp bị vảy nến rơi vào trầm cảm ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Thậm chí có đối tượng còn nghĩ đến việc tự tử để thoát khỏi nỗi khổ.
Bệnh lý này không gây ra đau đớn về thể xác nhưng áp lực về tinh thần lại lớn hơn rất nhiều. Đa số bệnh nhân cảm thấy ám ảnh và sợ hãi vì bị mọi người kỳ thị và xa lánh.
Khi chữa bệnh mãi không khỏi, họ sẽ rơi vào tình trạng bế tắc. Lâu dần, người bị vảy nến trở nên tự ti, khép kín và không muốn giao tiếp xã hội.
Ảnh hưởng đến mắt
Vảy nến da đầu lâu ngày ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Nếu có vảy ở gần mí, mắt sẽ bị khô, ngứa, nóng rát hoặc rối loạn di chuyển đồng tử.
Các biến chứng viêm bờ mi, viêm màng bồ đào, viêm kết mạc đều có thể gây suy giảm thị lực.
Tăng khả năng bị ung thư
Theo các nghiên cứu, vảy nến có thể làm hỏng DNA và tăng nguy cơ mắc ung thư hạch, ung thư da, ung thư phổi. Thêm vào đó, bệnh còn có thể gây rối loạn tự miễn, rối loạn thận, rối loạn chuyển hóa,…
Các bệnh lý này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó người bệnh cần tìm hiểu và có biện pháp điều trị kịp thời.
Cách chẩn đoán bệnh vảy nến da đầu
Để chẩn đoán vảy nến, bác sĩ có thể tiến hành nhiều kỹ thuật khác nhau. Trong đó có chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt. Cụ thể như sau:
Chẩn đoán xác định
Biện pháp này được xác định dựa vào vị trí ở vùng đầu hoặc vùng da tỳ đè. Bên cạnh đó còn có các khu vực tổn thương cơ bản như nền da cứng cộm, xuất hiện đám đỏ có vảy trắng phủ ở phía trên.
Tiếp theo, bác sĩ có thể thực hiện các kỹ thuật sau:
- Chẩn đoán hiện tượng Koebner: Là tình trạng tổn thương xuất hiện vết sẹo trên da đầu. Nó thường xảy ra ở giai đoạn mới của bệnh
- Cạo vảy Brocq: Được áp dụng đối với các bệnh da liễu có sự thương tổn dạng vảy bong. Cách thực hiện: dùng thìa hoặc dao cạo lên khu vực tổn thương nhiều lần để quan sát dấu hiệu của da. Với cách này, bác sĩ có thể phát hiện tình trạng nến, vỏ hành hoặc giọt sương máu.
- Mô bệnh học: Xét nghiệm mô bệnh học với đối tượng gặp tình trạng á sừng, giãn mao mạch chân bì hoặc giảm sắc tố da trong lớp gai và lớp tế bào da.
Chẩn đoán phân biệt
Phương pháp chẩn đoán phân biệt được tiến hành sau khi thực hiện chẩn đoán xác định.
Cách này được áp dụng với các các triệu chứng: á vảy nến, á sừng liên cầu, sẩn giang mai II, chàm khô, vảy phấn hồng Gibert,…
Cách điều trị bệnh vảy nến da đầu hiệu quả
Hiện nay, các cách chữa vảy nến da đầu có mục đích cải thiện sự tổn thương lâm sàng để người bệnh thoát khỏi sự khó chịu. Bên cạnh cách điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần thực hiện biện pháp chăm sóc dự phòng nhằm tránh tái phát.
Trị vảy nến da đầu bằng thuốc Tây
Sau quá trình chẩn đoán và xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉnh định loại thuốc chữa bệnh hợp lý. Người bệnh có thẻ dùng thuốc dạng bôi, tiêm và uống để cải thiện triệu chứng.
Một số nhóm được sử dụng thông dụng có thể kể đến như:
- Retinoid: Giảm viêm, giảm ngứa, không gây tác động mạnh nếu có tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
- Thuốc kháng histamine H1: Điều trị dứt điểm các cơn ngứa và giảm hẳn sự tổn thương tại biểu bì da
- Retinoid: Sử dụng phù hợp với người bị vảy nến da đầu nhẹ nhưng chưa gặp tình trạng nghiêm trọng
- Viên uống bổ sung: Vitamin H3, Biotin, vitamin B12, vitamin C sẽ kiểm soát sự thương tổn trên da, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Cyclosporine: Mục tiêu là ức chế hoạt động của hệ miễn dịch. Tuy nhiên dùng thuốc thời gian dài khiến người bệnh có thể bị nhiễm trùng hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe.
Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng thuốc chữa vảy nến da đầu tác dụng tại chỗ như thuốc bong vảy bạt sừng (axit salicylic) hoặc các loại dầu gội kháng nấm như Ketoconazole, Selenium sulfide,…
Liệu pháp ánh sáng trị bệnh vảy nến da đầu
Tia UVA, UVB có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhiều thuốc khác để gia tăng tác dụng. Tuy nhiên bệnh nhân nên cân nhắc trong quá trình điều trị.
Nguyên nhân là vì nó có thể khiến da nhăn nheo và xuất hiện tàn nhang. Khi da trở nên nhạy cảm, bệnh nhân càng dễ mắc bệnh ung thư.
Cách chữa vảy nến da dầu tại nhà
Khi bệnh ở giai đoạn khởi phát, nhiều người sẽ nghĩ đến cách điều trị tại nhà. Bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:
- Áp dụng mẹo dân gian: Người bệnh hãy lấy lá lốt, lá trầu không hoặc lá trà xanh đun sôi với nước. Sau đó sử dụng dung dịch này để gội đầu mỗi ngày.
- Dùng dầu gội trị vảy nến: Trên thị trường có nhiều loại dầu gội được quảng cáo có thể loại bỏ vảy nến. Thực tế đây đều là các dung dịch chứa chất tẩy và sát khuẩn mạnh. Vì vậy, nếu sử dụng quá nhiều lần, da đầu sẽ bị tổn thương và khiến tóc rụng nhiều hơn. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để tìm được loại dầu gội phù hợp.
Lưu ý: Cách chữa bệnh tại nhà không thể điều trị dứt điểm vảy nến da đầu. Nếu áp dụng sai cách, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng và xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
Điều trị bệnh vảy nến da đầu bằng Đông y
Các loại thuốc tây hoặc mẹo dân gian chỉ khắc phục triệu chứng mang tính tạm thời. Vì vậy, chúng không thể mang tới hiệu quả bền vững. Khi lạm dụng, bệnh nhân còn bị phụ thuộc vào thuốc và khiến bệnh khó chữa hơn. Đó là lý do nhiều đối tượng có ý định chuyển sang điều trị bằng Đông y.
Theo y học cổ truyền, vảy nến có tên gọi khác là tùng bì tiễn hoặc bạch sang. Yếu tố gây bệnh do phong hàn và phong nhiệt. Cụ thể, tác nhân xâm nhập gây rối loạn điều hòa tinh vệ và dẫn đến tình trạng huyết nhiệt. Các yếu tố này cộng hưởng lâu ngày sẽ gây ra bệnh vảy nến.
Nhiều bài thuốc nam được điều chỉnh vị thuốc phù hợp dựa trên từng thể bệnh. Dược liệu bào chế đến từ tự nhiên nên ai cũng có thể sử dụng. Bệnh nhân không cần lo lắng sẽ gặp phải tác dụng phụ. Ngoài ra, dược tính còn khuếch tán vào sâu bên trong cơ thể để mang đến hiệu quả bền vững.
Cách chăm sóc, phòng ngừa khi bị vảy nến da đầu
Tương tự nhiều căn bệnh khác, vảy nến cũng phát triển qua 2 giai đoạn: bùng phát và ổn định. Sau thời kỳ phát triển mạnh, người bệnh sẽ bong vảy nhẹ và ít cảm thấy ngứa ngáy.
Để bảo vệ cơ thể, bệnh nhân cần kết hợp giữa điều trị với chế độ chăm sóc phù hợp. Cụ thể như:
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, thư giãn đầu óc, tập thể dục mỗi ngày. Phương pháp này giúp cải thiện tình trạng căng thẳng hoặc sự rối loạn cảm xúc.
- Gội đầu thường xuyên với những sản phẩm có hoạt chất an toàn, nhẹ dịu. Hãy massage nhẹ nhàng để loại bỏ vảy nến trên da đầu
- Hạn chế tiếp xúc với yếu tố gây kích ứng như ánh nắng, hóa chất, thực phẩm gây kích thích.
- Hãy tắm nắng từ 6 giờ sáng đến 9h30 sáng trong khoảng 10 phút. Điều này giúp người bệnh hấp thụ vitamin D cho cơ thể. Từ đó có thể hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và điều hòa hoạt động miễn dịch tốt hơn.
- Chủ động điều trị các bệnh viêm nhiễm để loại bỏ yếu tố thuận lợi gây vảy nến
Bệnh vảy nến da đầu ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của bệnh nhân. Để không làm triệu chứng nặng hơn, mỗi người cần biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Thay vì lo lắng, bạn nên bình tĩnh tìm kiếm thông tin và lắng nghe tư vấn của chuyên gia để có cách điều trị hiệu quả nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!