Bệnh Vảy Nến Hồng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
Bệnh vảy nến hồng là bệnh lý da liễu phổ biến, thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên. Triệu chứng thường gặp của bệnh đó là xuất hiện đốm hình tròn hoặc hình bầu dục trên da, gây cảm giác ngứa rát khó chịu. Để tìm hiểu rõ hơn bệnh vảy phấn hồng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về căn bệnh này.
Bệnh vảy nến hồng là gì và thông tin cần biết
Bệnh vảy nến hồng là tình trạng viêm da cơ địa, xuất hiện theo dạng phát ban. Ban đầu, da của người bệnh sẽ xuất hiện những đốm hồng hình tròn hoặc hình bầu dục ở ngực, lưng, bụng… sau đó lan ra toàn cơ thể.
Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên, xuất hiện nhiều ở nữ giới. Thời điểm giao mùa của mùa xuân, mùa thu là thời điểm bệnh dễ khởi phát. Vảy nến hồng có thể tự khỏi trong thời gian từ 3 – 8 tuần mà không cần sử dụng thuốc, không để lại dấu vết gì.
Nguyên nhân gây vảy nến hồng
Vảy nến hồng là bệnh ngoài da, khởi phát do cơ địa của từng người nên được coi là tình trạng viêm da cơ địa. Nguyên nhân gây vảy phấn hồng đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Một số nhà khoa học cho rằng, trong quá trình chuyển hóa tế bào trong cơ thể, một số người sẽ sản xuất tế bào mới nhiều bất thường, đẩy lên bề mặt da gây nên bệnh vảy nến phấn hồng.
Một số giả thuyết khác cho rằng, bệnh là do nhiễm trùng, nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, thường gặp là các chủng virus Herpes (HHV7 hoặc HHV6).
Vảy nến hồng dễ xảy ra ở những người bị thương ngoài ra nhưng chữa không hiệu quả, người nhiễm nấm, virus hoặc nhiễm trùng da. Bệnh còn có thể liên quan đến các yếu tố như:
- Do di truyền, miễn dịch suy giảm
- Tiếp xúc với hóa chất có hại hoặc mắc bệnh rối loạn chuyển hóa
- Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh hoặc một số thuốc điều trị.
- Do căng thẳng, áp lực trong công việc, cuộc sống.
Đặc biệt bệnh dễ trở nên nghiêm trọng hơn do môi trường hoặc thời tiết kích ứng.
Triệu chứng vảy nến hồng
Vì cùng là tình trạng viêm da cơ địa, nên bệnh vảy nến hồng cũng có một số triệu chứng như các bệnh viêm da khác như da sần sùi, nổi mẩn, ngứa ngáy.
Triệu chứng dễ thấy nhất của căn bệnh này là tình trạng tổn thương da do phát ban dưới dạng vảy đốm hồng. Những đốm hồng này khô, có hình thoi, có một lớp phấn phủ trên, đốm nhô lên theo đường viền khiến da sần sùi, bong tróc, gây ngứa. Các đốm cũng có thể hình tròn, có vảy, sần lên trên da.
Vùng da dễ bị tổn thương do vảy nến hồng nhất là vùng ngực, bụng, lưng, hai bên hông… Thậm chí, có một số người bệnh, vảy xuất hiện cả trên da mặt. Vùng da bị vảy hồng có thể lành sau 6 – 8 tuần nhưng dễ để lại vết thâm và tái phát nhiều lần sau đó.
Ngoài ra, các thống kê y học cho thấy, 70% bệnh nhân bị vảy phấn hồng bị nhiễm trùng hô hấp kèm theo các triệu chứng như viêm họng, sốt nhẹ, đau đầu, người mệt mỏi.
Khi thấy có bất cứ dấu hiệu nào của căn bệnh này, người bệnh nên đi gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Vảy nến hồng có lây không? Có nguy hiểm không? Chữa được không?
Theo các chuyên gia y tế, vảy phấn hồng không phải bệnh truyền nhiễm, không lây truyền từ người sang người.Vì vậy khi người lành tiếp xúc với người bệnh qua bắt tay, ôm, hôn… người lành cũng không bị lây bệnh.
Thông thường, căn bệnh này không gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Thậm chí, bệnh có thể tự khỏi trong vòng 3 đến 8 tuần mà không để lại biến chứng gì.
Tuy nhiên, bệnh hay xuất hiện ở nữ giới khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, mặc cảm và tự ti bởi bệnh gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, vảy nến hồng vẫn thường xuyên tái phát nhiều lần sau khi tự biến mất.
Ngoài ra, một số trường, vảy phấn hồng có thể biến chứng thành một số thể nặng như sau:
- Vảy nến xuất hiện theo mảng. Ban đầu, vảy nến có thể xuất hiện những đốm nhỏ, ở vùng da nhất định. Nhưng khi biến chứng xuất hiện theo mảng và lan khắp cơ thể sẽ gây ra nhiều tổn thương, nguy hiểm cho da.
- Vảy nến viêm khớp: Đây là tình trạng các khớp tay, chân nổi mẩn đỏ, sưng lên. Mặc dù là biến chứng rất ít gặp, nhưng đây lại là biến chứng rất nguy hiểm và khó điều trị.
- Vảy nến có mủ: Để tình trạng vảy nến có mủ, tức là vi khuẩn gây hại cho da phát triển. Chúng có thể phá hủy vùng da bị nhiễm bệnh, khiến bệnh trở nặng.
Nhìn chung các biến chứng do vảy phấn hồng ít xảy ra nếu chủ động điều trị và áp dụng phương pháp hiệu quả. Giống như những bệnh lý da liễu khác, vảy nến hồng cũng là bệnh khó chữa trị dứt điểm, bệnh này thường xuyên tái phát.
Tuy nhiên sớm phát hiện và chữa trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng trên da hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tái phát trong thời gian dài.
Bệnh vảy nến hồng và cách điều trị hiệu quả cao
Phát hiện bệnh kịp thời và chữa trị sẽ làm tăng khả năng chữa dứt điểm căn bệnh này. Hiện nay, có nhiều phương pháp có thể chữa vảy nến hồng rất hiệu quả như sau:
Điều trị bằng thuốc Tây
Như đã nói ở trên, vảy nến hồng có thể tự khỏi trong thời gian ngắn mà không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bệnh không thể khỏi dứt điểm và sẽ tái phát. Vì thế, để giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh, một số loại thuốc Tây y có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Đối với bệnh ở dạng nhe, có thể sử dụng các loại kem chứa corticoid với hàm lượng nhẹ hoặc trung bình như Hydrocortison, desonide, betamethason, … Bên cạnh đó, có thể sử dụng kết hợp với một số loại kem dưỡng ẩm giảm tình trạng khô, bong da.
Đối với vảy nến hồng đã tiến triển nặng, người bệnh cần sử dụng đến các loại thuốc dạng uống như: thuốc kháng histamin để giảm ngứa. Các loại thuốc kháng viêm có thể được sử dụng là: Chlorpheniramine, Loratadine, Fexofenadine, Cetirizine…
Ngoài ra, khi tổn thương da có dấu hiệu bội nhiễm, có thể sử dụng kháng sinh Erythromycin hoặc Acyclovir. Đối với trường hợp nặng hơn, có thể kết hợp sử dụng thuốc uống chứa corticoid trong thời gian ngắn.
Điều trị bằng thuốc Tây có thể đem đến hiệu quả rất nhanh chóng. Người bệnh có thể sử dụng thuốc tiện lợi, dễ dàng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có nhiều tác dụng phụ và một số loại thuốc hạn chế về độ tuổi người sử dụng.
Quang trị liệu vảy nến hồng
Quang trị liệu vảy nến hồng là phương pháp sử dụng ánh sáng trong điều trị bệnh vảy nến giúp các triệu chứng đau, ngứa giảm rõ rệt. Ngoài ra, phương pháp này còn làm chậm quá trình tái tạo da, ngăn ngừa bệnh vảy nến tái phát.
Các liệu pháp ánh sáng trong quang trị liệu vảy nến hồng là:
- Sử dụng ánh sáng UVB
Đây là hình thức phổ biến nhất của phương pháp này. Các bác sĩ sẽ sử dụng các tia UVB dải hẹp chiếu vào vùng da bị vảy nến. Hình thức này có liệu trình từ 3 đến 5 lần/tuần và trong khoảng 3 tháng. Tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình phù hợp.
Ngoài ra, hình thức Laser UVB cũng được sử dụng như hình thức dùng UVB nhưng chỉ hiệu quả khi bệnh nhân bị vảy nến dưới 5% diện tích cơ thể.
- Liệu pháp PUVA
Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng PUVA kết hợp với thuốc psoralen. Phương pháp này thích hợp với những bệnh nhân bị bệnh mức độ trung bình đến nặng.
- Liệu pháp ánh nắng
Có thể sử dụng liệu pháp này bằng cách phơi vùng cơ thể bị vảy nến dưới ánh nắng mặt trời. Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ các vùng da khác. Người bệnh chỉ nên phơi nắng vào khoảng thời gian sáng sớm khi ánh nắng ít tia UV nhất. Tuy nhiên, liệu pháp này tác dụng chậm hơn và có thể tăng nguy cơ ung thư da.
Phương pháp quang trị liệu có thể chữa trị vảy nến hồng một cách nhanh chóng, hiệu quả và ít khả năng tái phát. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chi phí điều trị rất lớn và có thể có nguy cơ gây ung thư da dù hiếm gặp.
Điều trị tại nhà
Bệnh vảy nến hồng ở thể nhẹ có thể điều trị tại nhà hiệu quả. Các phương pháp điều trị bệnh tại nhà chủ yếu để giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra đồng thời làm giảm viêm, tiêu sưng, giúp nhanh khỏi bệnh.
- Điều trị bệnh bằng giấm táo: Xoa giấm táo lên vùng da bị vảy nến hồng, để khô trong vòng 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước. Axit trong giấm táo giúp giảm ngứa, sát khuẩn, loại bỏ vảy bám trên da.
- Tắm muối Epsom: Bằng cách pha muối vào bồn tắm ấm, ngâm mình trong khoảng 20 phút, người bệnh có thể giảm ngứa, dịu kích ứng da.
- Điều trị bằng nha đam giúp làm sạch mảng vảy trên da, giảm viêm, giảm ngứa. Người bệnh có thể sử dụng gel nha đam bôi lên vùng da nhiễm bệnh, sử dụng trong 1 tháng.
- Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung omega 3 trong khẩu phần ăn.
Phương pháp điều trị tại nhà bất cứ ai cũng có thể thực hiện, không tốn nhiều công sức. Tuy nhiên đây chỉ là các biện pháp hỗ trợ điều trị, giúp giảm triệu chứng chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Chữa vảy nến hồng bằng Đông y
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y, chữa vảy nến hồng bằng Đông y cũng được nhiều người sử dụng vì độ an toàn của thuốc và hiệu quả chữa bệnh.
Theo Đông y, bệnh vảy nến hồng thuộc thể phong huyết nhiệt với những triệu chứng: xuất hiện nốt chấm đỏ nhiều, liên tục, lâu ngày to dần, có màu hồng tươi và gây ngứa nhiều. Vì thế, các bài thuốc đông y sẽ giúp khu phong, thanh nhiệt và lương huyết; giảm triệu chứng bệnh và điều trị hiệu quả.
Một số bài thuốc Đông y chữa vảy nến thể phong huyết nhiệt thường được áp dụng như sau:
Bài thuốc 1
- Công thức: Hoa hoè (20gr), sinh địa (20gr), thổ phục linh (16gr), ké đầu ngựa (16gr), hy thiêm (16gr), cây cứt lợn (12gr), thạch cao (20gr), cam thảo đất (16gr).
- Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài thuốc 2
- Công thức: Hoè hoa sống (40gr), thăng ma (12gr), sinh địa (40gr), thổ phục linh (40gr), tử thảo (12gr), thạch cao (40gr), ké đầu ngựa (20gr), địa phu tử (12gr), chích thảo (4gr).
- Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Các bài thuốc Đông y rất lành tính, không gây ra các tác dụng phụ và có thể sử dụng điều trị lâu dài. Tuy nhiên thuốc đông y thường phát huy tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì khi lựa chọn điều trị.
Phòng bệnh vảy nến hồng như thế nào?
Mặc dù hiện nay chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên bạn đọc vẫn có thể chủ động phòng ngừa bệnh lý này theo những gợi ý sau:
- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ. Nên sử dụng các loại muối tắm hoặc sữa tắm có thành phần không gây kích ứng và ăn mòn da.
- Có chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý. Có thể bổ sung omega 3 vào các bữa ăn cũng giúp ngăn ngừa căn bệnh này hiệu quả.
- Không sử dụng các loại thức ăn, nước uống gây kích ứng da như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, nước ngọt có gas, các chất kích thích và không hút thuốc lá.
- Đừng bao giờ bỏ mặc làn da của mình – đó là lời khuyên của các bác sĩ da liễu khi nhiều người không có thói quen chăm sóc da, đặc biệt là phần da trên cơ thể.
- Khi phải di chuyển và hoạt động ngoài trời nắng, nên che chắn cẩn thận tránh tác hại của tia UV.
- Cuối cùng, khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh vảy nến, cần đến gặp bác sĩ da liễu ngay để thăm khám và điều trị kịp thời, không tự ý sử dụng thuốc.
Trên đây là tổng quan về bệnh vảy nến hồng là gì. Đây là căn bệnh ngoài da không nhiều nguy hiểm nhưng gây nên rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Hi vọng những kiến thức trong bài sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về căn bệnh này và có những sự lựa chọn chữa trị phù hợp.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!