Bệnh học

Vảy Nến Toàn Thân Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Vảy nến toàn thân là bệnh da liễu mãn tính, vô cùng hiếm gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm. Căn bệnh này gây sưng nề, viêm đỏ khắp bề mặt cơ thể, làm người bệnh bị đau rát và ngứa ngáy dữ dội. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin chi tiết về bệnh và cách xử lý phù hợp trong trường hợp khẩn cấp.

Bệnh vảy nến toàn thân là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến toàn thân phần 9 trở lên đã được xếp vào chung với nhóm vảy nến ở toàn thân. Đây là căn bệnh tự miễn dịch với những mảng bám ở nhiều vị trí trên cơ thể.

Vảy nến toàn thân là thể bệnh thường gặp
Vảy nến toàn thân là thể bệnh thường gặp

Những mảng bám đóng vảy này có thể xuất hiện đơn lẻ, hoặc kèm theo mụn có mủ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là bệnh nguy hiểm nhất trong số những người bị vảy nến.

Vậy vảy nến toàn thân có nguy hiểm không? – Nói đến mức độ nguy hiểm, căn bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong số những thể bệnh vảy nến.

Biến chứng vảy nến toàn thân bao gồm:

  • Vảy nến nếu để lâu có thể gây hiện tượng teo da.
  • Biến chứng lên thận gây một số bệnh như viêm cầu thận, suy thận mãn tính.
  • Gây xơ gan, suy gan cũng là một trong những biến chứng của vảy nến toàn thân.
  • Với những người đang mang thai có thể gây dị tật cho em bé.
  • Cơ thể bị mất nước và protein khiến toàn thân sưng phù.
  • Gây nhiễm trùng huyết, suy tim.

Những biến chứng này nếu không được xử lí kịp thời có thể gây tử vong. Điều đáng nói, hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này.

Chính vì thế, người bệnh cần sớm có biện pháp ngăn ngừa, điều trị để không gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Nguyên nhân, triệu chứng vảy nến toàn thân

Cũng như bệnh vảy nến nói chung, đến hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra chứng vảy nến toàn thân.

Tuy nhiên, rất có thể, bệnh được hình thành do những nguyên nhân sau:

  • Hệ miễn dịch bị rối loạn: Theo các nhà khoa học, hệ miễn dịch trong cơ thể vì một lí do nào đó đã “tấn công nhầm”. Tức thay vì tấn công vi khuẩn có hại thì chúng lại tấn công tế bào thông thường khiến các tế bào sản sinh nhanh chóng. Các tế bào này được hình thành trên da như những vảy.
  • Da bị nhiễm khuẩn: Tác động từ bên ngoài khiến da bị xước, trầy nhưng không được xử lí sớm khiến chúng bị nhiễm khuẩn. Đó là nguyên nhân khiến các vi khuẩn có hại xâm nhập vào gây nên vảy nến.
  • Tình trạng căng thẳng kéo dài: Nếu bạn để tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ khiến cơ thể bị rối loạn nội tiết tố. Đây cũng là yếu tố khiến bệnh có điều kiện hình thành và phát triển.
  • Do ánh nắng mặt trời: Những tia UV (kể cả UVA hay UVB) có trong ánh nắng mặt trời đều gây hại cho da. Tình trạng da bị tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều cũng sẽ tạo điều kiện cho bệnh vảy nến phát triển.
  • Do dùng thuốc: Nguyên nhân gây vảy nến toàn thân cũng có thể do dùng thuốc. Theo các bác sĩ, một số loại thuốc chống viêm hay thuốc chống rối loạn nếu dùng trong thời gian dài sẽ khiến bệnh bùng phát nhanh hơn.

Tình trạng da nổi những mẩn đỏ, phát ban, ngứa ngáy cũng giống như bệnh vảy nến thông thường. Tuy nhiên, để nhận biết thể bệnh vảy nến toàn thân, người bệnh còn có thể nhìn vào những triệu chứng sau:

Những cơn phát ban đỏ, ngứa ngáy sẽ xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể
Những cơn phát ban đỏ, ngứa ngáy sẽ xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể
  • Những vết đỏ xuất hiện trên da, nhưng ở phần lớn cơ thể.
  • Người bệnh sẽ thấy đau nhức, những cơn ngứa dữ dội với tần xuất lớn.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng lên – giảm xuống thất thường.
  • Nhịp tim của người bệnh tăng lên một cách đột ngột.
  • Ở những vùng da bị bệnh có hiện tượng sưng lên, đặc biệt là ở phần mắt cá chân.
  • Ở các khớp xương có hiện tượng bị đau nhức.
  • Hiện tượng ớn lạnh, sốt xuất hiện ở nam giới.

Cách điều trị vảy nến toàn thân đúng cách

Dù là căn bệnh không có khả năng chữa khỏi 100% nhưng nếu sớm có biện pháp điều trị phù hợp thì việc giảm các triệu chứng, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh là hoàn toàn có thể.

Chính vì thế, chúng tôi khuyến khích người bệnh cần sớm đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, tìm nguyên nhân để có cách chữa bệnh tốt nhất.

Điều trị vảy nến toàn thân có thể dùng thuốc uống, thuốc bôi hoặc dùng thuốc đông y. Tùy vào mức độ bệnh cũng như khả năng xâm lấn của thuốc mà hiệu quả đối với mỗi người khác nhau.

Dùng thuốc bôi tại chỗ

Các loại kem bôi này có tác dụng giảm ngứa tức thời. Người bệnh có thể dùng theo liều lượng của bác sĩ (3 – 4 lần/ ngày) hoặc dùng ngay khi các đợt ngứa bùng phát.

Kem bôi tại chỗ có thể giúp giảm ngứa, cấp ẩm cho da
Kem bôi tại chỗ có thể giúp giảm ngứa, cấp ẩm cho da

Không chỉ giảm ngứa, các loại kem bôi còn có tác dụng cung cấp ẩm, dưỡng chất cho da từ đó giúp da không bị khô. Hơn nữa, nó cũng giúp các vết thương nhanh liền hơn, da non mọc lên nhanh hơn.

Một số loại kem bôi trị vảy nến phổ biến hiện nay như Acid salicylic, Corticosteroids, Dithranol,… Các thuốc này thường được chỉ định dùng trong khoảng từ 2 đến 4 tuần.

Ngoài kem bôi, điều trị tại chỗ còn có thể áp dụng bằng cách dùng tấm băng gạc tẩm thuốc rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Hoặc hiện nay phương pháp tắm bằng bột yến mạch cũng được nhiều người áp dụng.

Dùng thuốc uống, thuốc tiêm

Nếu bệnh ở mức độ nặng, việc sử dụng thuốc bôi tại chỗ không đáp ứng được yêu cầu điều trị thì lúc này cần dùng đến các loại thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Các loại thuốc này cho hiệu quả nhanh chóng chỉ ngay từ lần đầu sử dụng.

Các loại thuốc có thể được sử dụng như methotrexate, retinoid, adalimumab, ustekinumab,.. Tùy vào mức độ bệnh cũng như mong muốn của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê những loại thuốc khác nhau.

Vì có một số thuốc chi phí khá đắt đỏ (như ustekinumab) không phải người nào cũng có khả năng đáp ứng được.

Ngoài ra, một số loại thuốc có thể sử dụng kết hợp như thuốc chống ngứa, thuốc chống trầm cảm. Đặc biệt, với người bệnh ở mức độ nặng, có thể các bác sĩ sẽ lên phương án truyền tĩnh mạch.

Nhóm thuốc uống, tiêm này mang đến khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt từ đó giảm các triệu chứng bệnh nhanh.

Vì thế, nó thường gây ra tác dụng phụ, cho nên người bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc.

Đông y trị vảy nến toàn thân

Hiện nay, việc áp dụng các bài thuốc đông y chữa vảy nến toàn thân đang được nhiều người bệnh tin tưởng.

Trong khi dùng thuốc tây y dễ gây tác dụng phụ lại chỉ có thể điều trị triệu chứng thì đông y cho hiệu quả tận gốc, an toàn, lành tính.

Điều trị bệnh bằng các bài thuốc đông y được nhiều người áp dụng
Điều trị bệnh bằng các bài thuốc đông y được nhiều người áp dụng

Những bài thuốc đông y đều là sự kết hợp của các cây thuốc, thảo dược tự nhiên như bồ công anh, hoàng bá, bạch thược,…

Chúng có thể được bào chế ở nhiều dạng khác nhau như dạng cao đặc, cao lỏng, sắc nước, ngâm rượu,… Công dụng của chúng là thẩm thấu từ sâu bên trong để có thể điều trị từ căn nguyên gốc rễ của bệnh.

Tuy nhiên, các bài thuốc đông y này cũng có một nhược điểm nhỏ đó là thời gian sử dụng lâu dài. Hơn nữa, tùy thuộc vào từng cơ địa của mỗi người mà tác dụng của thuốc nhanh – chậm khác nhau.

Cách phòng tránh vảy nến toàn thân hiệu quả

Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị thì phòng tránh bệnh cũng là một cách ngăn ngừa vảy nến hiệu quả.

Áp dụng những biện pháp phòng tránh vừa có thể loại bỏ nguy cơ mắc bệnh, vừa có thể giúp tình trạng bệnh không phát triển nặng thêm.

Chăm sóc da hiệu quả, đúng cách

Chăm sóc da là một trong những việc làm vô cùng cần thiết khi bị vảy nến toàn thân.

Các loại kem dưỡng da vừa cung cấp ẩm, giúp tránh khô da vừa giúp da mềm mại, giảm ngứa hiệu quả.

  • Ngay sau khi tắm và lau khô cơ thể xong, bạn hãy bôi một lớp kem dưỡng lên toàn thân để dưỡng ẩm.
  • Có thể dùng băng, gạc tẩm thuốc, kem đắp lên vùng da bị bệnh để giảm ngứa và sưng.
  • Dùng bột yến mạch tắm, nước lá tía tô hay trà xanh để hàng ngày nhằm giảm triệu chứng của bệnh.
  • Khi tắm, không nền gãi mạnh, không nên chà xát mạnh vì có thể làm da bị tổn thương nặng hơn.
  • Nên tắm bằng nước ấm, không dùng các loại sữa tắm, xà phòng có chất tẩy rửa mạnh. Tốt nhất nên dùng các loại có nguồn gốc tự nhiên.

Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, tập luyện

Thói quen ăn uống, sinh hoạt, tập luyện có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị bệnh. Do đó, để ngăn ngừa bệnh phát triển nặng, cần thực hiện những việc sau:

Thường xuyên tập thể dục để phòng tránh bệnh
Thường xuyên tập thể dục để phòng tránh bệnh
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh mệt mỏi kéo dài vì nó sẽ khiến bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
  • Uống nhiều nước (2 lít mỗi ngày) để cấp ẩm cho da, tránh tình trạng khô da và ngứa.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất béo như cá biển, rau xanh, hoa quả tươi.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ hộp, đồ ăn chế biến sẵn.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Một số môn thể thao tốt cho người bệnh như bơi lội, yoga, đạp xe, đi bộ,… Mỗi ngày nên thực hiện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút sẽ rất tốt.

Có thể thấy, vảy nến toàn thân là bệnh nguy hiểm nhất trong số những thể bệnh vảy nến. Đây cũng là bệnh khó chữa khỏi nhất vì mức độ “phủ sóng” trên cơ thể rất lớn.

Chính vì thế, người bệnh nên học cách sống chung với bệnh để tránh tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, trầm cảm.

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lạc quan hơn vì với những phương pháp chữa bệnh như hiện nay hoàn toàn có thể không chế bệnh ở mức tốt. Điều quan trọng người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.

Câu hỏi thường gặp
Vitamin là một trong những dưỡng chất quan trọng với cơ thể, đặc biệt là làn da. Vậy người bệnh vảy nến nên uống vitamin gì để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời chính xác của thắc mắc này. Tác […]
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không là vấn đề tất cả người bệnh đều quan tâm đến nếu không may mắc bệnh. Bởi họ phải đối mặt với các triệu chứng như đỏ, ngứa, khô da, nứt nẻ và dễ bội nhiễm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, cũng như làm […]
Vảy nến là căn bệnh da liễu phổ biến mà các chuyên gia chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vậy bệnh vảy nến có chữa […]
Vảy nến là bệnh lý về da liễu tự miễn mãn tính, có thể gây ra các triệu chứng như nứt nẻ, bong tróc, khô ráp và kèm theo việc ngứa ngáy, đau rát vô cùng khó chịu. Liên quan đến tình trạng này, nhiều người thắc mắc vảy nến có tự khỏi không, hay […]
Bệnh vảy nến gây ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy dữ dội,… Vì vậy, hiện nay có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề là vảy nến có lây không và lây truyền qua đường nào? Trong bài viết dưới đây, […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *