Bệnh Vảy Nến: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Nhận Biết
Vảy nến là bệnh tự miễn có thể hình thành ở bất kỳ vùng da nào trên toàn thân. Tình trạng này gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng và khó chịu cho người bệnh, từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh và làm sao chữa trị triệt để? Tất cả những thông tin này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ngay trong phần thông tin dưới đây.
Bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến (Psoriasis) là bệnh da liễu phổ biến với đặc trưng khó chữa và tái phát nhiều lần. Căn bệnh này có từ thời thượng cổ, được ví là “nỗi thống khổ của loài người”.
Vảy nến thuộc dạng bệnh tự miễn mãn tính với các vảy đỏ và mảng dày được hình thành ở bề mặt da.
Các tế bào da ban đầu phát triển ẩn sâu bên trong da, sau đó nổi dần ra bên ngoài. Quá trình vòng đời hình thành tế bào da kéo dài khoảng 1 tháng.
Tuy nhiên, với người đã bị bệnh thì quá trình hoạt động này chỉ kéo dài trong vài ngày khiến nó không thể thoát ra ngoài.
Từ đó, sự tích tụ da trên bề mặt càng nhanh, càng dày, các vùng bị bệnh càng lan rộng ra gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Đặc biệt, bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Nó cũng xuất hiện ở mọi vùng da trên cơ thể, nhưng nhiều nhất ở vùng da đầu.
Theo con số thống kê, có đến 2% dân số bị mắc căn bệnh khó chịu này.
Phân loại vảy nến theo từng thể
Vảy nến được phân theo nhiều loại khác nhau. Thông thường, bệnh được phân loại theo từng dạng bệnh hoặc theo từng vị trí bị bệnh trên cơ thể.
Phân loại vảy nến theo thể mảng
Có nhiều thể bệnh khác nhau như: Vảy nến mảng bám, vảy nến tròn, mủ,… Mỗi thể có những đặc trưng khác nhau. Cụ thể như sau:
- Vảy nến thể mảng bám: Đây là thể bệnh thường gặp nhất (chiếm 90%). Thể bệnh này có đặc trưng vùng da bị tổn thương bị khô, có màu đỏ, vảy bạc dễ bị bong. Thể bệnh này thường xảy ra ở vùng khuỷu tay, đầu, gối, bộ phận sinh dục. Một vài trường hợp xuất hiện triệu chứng bệnh ở miệng.
- Vảy nến thể tròn: Thể bệnh này rất hiếm gặp. Đặc trưng dễ nhận dạng nhất chính là các tổn thương trên da có hình tròn. Các hình này tùy theo từng mức độ bệnh mà có kích thước to, nhỏ khác nhau.
- Vảy nến thể mủ: Đây là thể bệnh ở mức độ nghiêm trọng. Khi đó, các vùng da bị tổn thương đã mọc lên những mụn nhọt có có mủ. Các nốt mụn này dễ vỡ. Khi bị vỡ, mủ bên trong chảy ra tạo thành tổn thương màu đỏ khiến vùng da càng dễ bị nhiễm trùng.
- Vảy nến thể đốm: Đây là thể bệnh hình thành trên khắp cơ thể khi có mọt đợt nhiễm khuẩn xuất hiện. Khi mắc bệnh, những lớp tế bào da bị tổn thương có màu đỏ được hình thành.
- Vảy nến thể nghịch (còn gọi là vảy nến da tiết bã): Đặc trưng của thể bệnh này là nó chỉ được tìm thấy ở những vùng da nhăn trên cơ thể. Đó là những vùng da có xu hướng tiết bã nhờn. Khi gặp vảy nên thể nghịch, các vùng da bị tổn thương sẽ không bị bong tróc nhưng nó đóng vảy cứng ở đó khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
- Vảy nến hồng (hay còn gọi vảy nến phấn hồng): Ngoài những thể bệnh vảy nến theo cách phân loại trên bệnh này còn có một tên gọi nữa đó là vảy nến hồng. Đặc điểm đặc trưng nhất của thể bệnh này đó chính là các vùng da bị tổn thương xuất hiện vảy màu hồng (hoặc phấn hồng).
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân của vảy nến phấn hồng.
Tuy nhiên, theo một vài giả thuyết, có thể bệnh này là do herpes virus HHV6 và HHV7 ở người bệnh gây ra.
Phân loại theo bộ phận trên cơ thể
Vảy nến có thể xuất hiện ở mọi bộ phận trên cơ thể. Chính vì thế, phân loại bệnh cũng có thể chia theo vùng da mà nó gây tổn thương.
Một số dạng vảy nến trên cơ thể thường gặp như:
- Vảy nến bàn chân, bàn tay: Thể vảy nến này xuất hiện chủ yếu ở bàn chân và bàn tay. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là tình trạng da bị tổn thương khô, đóng vảy bạc.
- Vảy nến móng tay: Thể bệnh vảy nến móng tay ít gặp (chiếm 5% trong số những người bị bệnh). Thể bệnh này cũng có triệu chứng như những thể bệnh khác. Tuy nhiên đặc trưng của nó là các tổn thương hình thành móng tay với đốm vàng. Nếu càng để lâu, các tổn thương này ngày càng Nghiêm trọng và bắt đầu hình thành sừng. Khi đó, sừng có thể bị tách khỏi ngón tay, móng tay bắt đầu có hiện tượng giòn, dễ gãy.
- Vảy nến viêm khớp: Tình trạng bệnh này cũng ít gặp (5 – 7%). Đây là thể bệnh khiến các khớp của người bệnh bị cứng lại, sưng đâu, đặc biệt vào sáng sớm.
- Vảy nến da đầu: Đây là thể bệnh thường gặp nhất với các biểu hiện vùng da đầu bị mẩn đỏ, bong tróc. Nguyên nhân bị vảy nến da đầu do nhiều nguyên nhân như di truyền, hóa chất, tâm lí, hệ miễn dịch kém,…
- Vẩy nến toàn thân: Đây là thể bệnh phổ biến nhất. Các tổn thương có thể xảy ra ở toàn thân gây hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu với những nốt phát ban đỏ. Với thể bệnh này, người bệnh còn có thể gặp tình trạng như ớn lạnh, mất nước, nhiễm trùng, thậm chí có thể bị viêm phổi.
Nguyên nhân, triệu chứng vảy nến thường gặp
Vảy nến là bệnh thường gặp và đã có nhiều nhà nghiên cứu đi sâu vào vấn đề này. Tuy nhiên, cho tới này vẫn chưa có một công bố chính thức nào về nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Trong những năm gần đây các nhà khoa học đưa ra luận điểm về yếu tố rối loạn miễn dịch ở căn bệnh này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, vảy nến hình thành có thể do một số yếu tố như:
Do hệ thống miễn dịch
Vảy nến là bệnh tự miễn. Thông thường, tế bào bạch cầu trong cơ thể sẽ thực hiện các chức năng tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng cho cơ thể.
Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu (vì bất cứ lí do nào) thì các tế bào bạch cầu này có thể sẽ tấn công nhầm vào tế bào da.
Việc tấn công nhầm này khiến tế bào da hình thành quá nhanh chỉ sau 3 – 4 ngày (thông thường là 10 – 30 ngày). Khi đó, tế bào da cũ được thay thế bằng tế bào da mới, hình thành các vảy với nốt mẩn đỏ.
Yếu tố di truyền
Theo thống kê, bệnh do di truyền chiếm đến gần 30% trong số những người bị bệnh. Các nhà khoa học đã tìm thấy gen gây bệnh nằm ở nhiễm sắc thể số 6.
Khi gặp các yếu ngoại cảnh như thần kinh căng thẳng, rượu bia, chấn thương cơ học hay nhiễm khuẩn, gen này sẽ bị kích hoạt để gây bệnh dưới da.
Trong một gia đình, nếu ông bà hoặc bố mẹ có tiền sử bệnh vảy nến thì nguy cơ thế hệ sau cũng bị bệnh là rất cao.
Do nhiễm khuẩn
Bệnh vảy nến cũng có thể do cơ thể bị nhiễm khuẩn mà ra. Theo nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học tìm ra mối liên hệ giữa liên cầu khuẩn và vảy nến. Ngoài ra, bệnh còn có thể do một số virus khác, trong đó có virus ARN.
Ngoài ra, vảy nến còn có thể do một số nguyên nhân khác như: căng thẳng stress, chấn thương ngoài da, rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết tố (ở nữ),…
Triệu chứng vảy nến có thể được nhận biết thông qua một số dấu hiệu như:
- Vùng da trên cơ thể xuất hiện vảy nến như đầu, tay, chân, móng, khuỷu, toàn thân, bộ phận sinh dục.
- Ở vùng da bị tổn thương xuất hiện những vệt đỏ, bên ngoài phủ lớp vảy có màu trắng (hoặc hồng).
- Bên trong lớp vảy là một lớp sừng dày xếp chồng lên nhau (cạy vảy ra sẽ thấy).
- Các lớp vảy này dễ bong như giọt nến và có thể cạo vụn ra.
- Vảy nến hình thành rất nhanh và nhiều, cạo hết lớp vảy này hôm sau lớp vảy mới có thể đã hình thành.
- Kích thước ở những vùng da bị bệnh khác nhau, có dao động từ 1 – 20mm.
Cách chẩn đoán bệnh vảy nến
Vảy nến là bệnh không dễ nhận biết, đôi khi người ta nhận nhầm bệnh tổ đỉa hoặc viêm da cơ địa. Cho nên, cần có cách để chẩn đoán chính xác căn bệnh này.
Chẩn đoán lâm sàng
Thăm khám ban đầu, thông qua những triệu chứng cụ thể các bác sĩ có thể chẩn đoán lâm sàng bệnh vảy nến.
- Vị trí bị bệnh phổ biến nhất ở đầu, sau đó là các vùng khuỷu (tay, chân) hoặc xương cùng.
- Tổn thương do vảy nến có thể ở một vùng hoặc rải rác ở nhiều vùng trên cơ thể. Các tổn thương này có tính chất đối xứng nhau.
- Các tổn thương này có hiện tượng đóng vảy, kích thước từ 1mm trở lên.
- Các vùng bị vảy nến có giới hạn rất rõ, hơn nữa, phần da đó hơi gồ ghề, cộm cứng.
- Một số người bệnh còn có hiện tượng vảy trắng bao phủ toàn bộ trên nền da đỏ, chỉ còn một chút viền xung quanh.
- Số lượng các đám da bị tổn thương không giới hạn.
- Dùng phương pháp cạo vảy theo phương pháp Brocq. Theo đó, bác sĩ sẽ cạo nhẹ trên bề mặt tổn thương nhằm phát hiện các dấu hiệu bệnh.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Ngoài thăm khám lâm sàng, chẩn đoán cận lâm sàng là cách tốt nhất để kết luận một người có bị vảy nến hay không.
Cận lâm sàng có thể thực hiện bằng các biện pháp khác nhau.
- Phương pháp sinh thiết da
Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm da ở vùng bị tổn thương rồi soi dưới kính hiển vi.
Các bác sĩ sẽ quan sát được sự khác nhau giữa bệnh vảy nến với bệnh ngoài da khác thông qua tế bào da này.
- Chụp X-quang
Đây là một trong những biện pháp chẩn đoán vảy nến có hiệu quả cao. Thông qua những hình ảnh chụp X-quang, các bác sĩ sẽ quan sát được tình trạng da bị tổn thương ở mức độ nào từ đó đưa ra kết luận cụ thể.
- Xét nghiệm máu
Đây là phương pháp chuẩn đoán mang đến sự chính xác cao nhất. Thông qua việc xét nghiệm máu, các bác sĩ sẽ xác định được số lượng bạch cầu trong máu của người bệnh tăng hay giảm.
Nếu số lượng bạch cầu tăng, tức da đang bị viêm nhiễm. Kết hợp với hình ảnh X-quang sẽ càng giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Vảy nến có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, vảy nến là bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mỹ. Nó làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh.
Một điều đáng mừng, bệnh này không lây nhiễm và cũng không nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, đây cũng là căn bệnh toàn thân, liên quan đến tim mạch, cân nặng, gan nhiễm mỡ, bệnh rối loạn chuyển hóa.
Vì thế, để giảm bớt sự khó chịu, hạn chế sự trở nặng của bệnh thì người bệnh cần sớm tìm biện pháp điều trị. Hơn nữa, cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ trong dùng thuốc.
Các bạn cũng cần lưu ý, vảy nến thuộc bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh dễ tái phát nhiều lần gây ra nhiều triệu chứng mất thẩm mỹ.
Song nói như vậy không đồng nghĩa không có cách khắc phục bệnh lý này. Điều quan trọng nhất là người bệnh cần sớm phát hiện bệnh và kiên trì thực hiện theo các phương pháp điều trị thì khả năng khống chế được căn bệnh rất cao.
Cách điều trị bệnh vảy nến hiện nay
Vì vảy nến là bệnh mãn tính nên hiện nay chưa có cách nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn.
Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể khống chế sự lây lan, trở nặng của các vùng da tổn thương thông qua các biện pháp sau.
Chữa vảy nến bằng Tây y
Để hạn chế tình trạng bệnh ngày càng nặng, tây y có nhiều loại thuốc khác nhau. Đó có thể là thuốc bôi tại chỗ, hoặc thuốc chữa toàn thân.
Điều trị tại chỗ
Các loại thuốc bôi này có tác dụng giảm ngứa, làm dịu da, mềm da, cung cấp ẩm và dưỡng chất cho da. Khi bị vảy nến, các bác sĩ có thể kê cho người bệnh một số loại thuốc bôi như:
- Thuốc bạt sừng bong vảy Salicylé 2% – 5%
- Thuốc chống viêm Eumovate hay Diprosalic. Ngoài ra, thuốc này còn giúp làm giảm tổn thương trên da.
- Thuốc có hàm lượng vitamin A để ổn định quá trình sừng hóa, giảm tình trạng khô da.
- Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp bôi thuốc với sử dụng điều trị quang trị liệu bằng tia cực tím. Theo đó, bệnh nhân sẽ được bôi thuốc rồi chiếu tia cực tím lên vùng da bị bệnh để loại bỏ dần những lớp da tổn thương.
Chữa vảy nến toàn thân
Để chữa vảy nến toàn thân, các bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân thuốc uống hoặc thuốc tiêm:
- Thuốc uống có thể là nhóm vitamin A acid hoặc Cyclosporin. Tác dụng của nhóm thuốc này là giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da.
- Thuốc dạng tiêm tĩnh mạch điển hình là Prednisolone hay Medrol. Thuốc dùng trong trường hợp đặc biệt, khi sử dụng thuốc bôi và thuốc uống không mang lại hiệu quả.
Lưu ý: Các thuốc chữa bệnh cần dùng theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc dạng uống và dạng tiêm.
Chữa vảy nến tại nhà từ mẹo dân gian
Có nhiều bài thuốc dân gian chữa vảy nến. Phương pháp này giúp giảm ngứa, loại bỏ lớp vảy trên da một cách hiệu quả.
Lá khế
Lá khế có tác dụng chữa vảy nến hiệu quả. Người bệnh có thể áp dụng 2 cách dưới đây để hỗ trợ điều trị căn bệnh này.
Cách 1:
- Lấy một nắm lá khế và lá ổi, lá trầu không rửa sạch.
- Cho vào nồi đun với nước.
- Lấy nước lá khế để tắm, có thể dùng lá chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương.
- Áp dụng bài thuốc này 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ cho hiệu quả tốt.
Cách 2:
- Lấy 1 nắm lá khế rửa sạch, để ráo nước rồi cho lên chảo sao vàng.
- Cho lá khế còn nóng vào một tấm vải sạch, đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
- Thực hiện 5 – 7 ngày là có hiệu quả.
Cây nha đam
Nha đam ngoài việc sử dụng chế biến món ăn thì nó còn được biết đến là dược liệu quý, chữa nhiều bệnh trong đó có vảy nến.
Để dùng cây này chữa vảy nến, bạn thực hiện như sau:
- Lấy ¼ cốc gel nha đam kết hợp 6 – 8 giọt tinh dầu oải hương trộn với nhau.
- Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị tổn thương trong vòng 20 – 25 phút rồi vệ sinh sạch sẽ.
- Thực hiện 2 lần mỗi tuần sẽ cho hiệu quả tốt.
Chữa váy nến bằng Đông y
Đông y gọi chứng vảy nến là tùng bì tiễn. Nguyên nhân gây bệnh do huyết nhiệt và phong hàn kéo dài khiến da không được cung cấp dưỡng chất đầy đủ.
Do đó, Đông y chủ trương dùng những thảo dược tự nhiên quý để điều trị bệnh từ sâu bên trong. Có nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau như thuốc ngâm rửa, thuốc uống trong, cao bôi ngoài.
Các thảo dược được dùng để bào chế thuốc điển hình như bồ công anh, ké đầu ngựa, ô liên rô, ích nhĩ tử,… Đây đều là các vị thuốc có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn tốt do đó có thể dùng chữa bệnh.
Lưu ý: Thuốc Đông y thường có tác động chậm, đòi hỏi người bệnh dùng thuốc Đông y trị vảy nến cần kiên trì trong thời gian dài theo chỉ định của lương y.
Cách phòng tránh và hỗ trợ bệnh vảy nến hiệu quả
Ngoài việc áp dụng những biện pháp điều trị thì tìm cách phòng tránh bệnh cũng là một việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng.
Theo đó, người bệnh cần thực hiện những việc sau:
- Có chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện, ngủ nghỉ điều độ.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất béo omega-3, vitamin B12, khoáng chất.
- Người bệnh cần hạn chế thực phẩm giàu protein, đồ tanh, đồ uống có chất kích thích.
- Hạn chế tiếp xúc nước tẩy rửa, kem dưỡng da có hóa chất.
Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến bệnh vảy nến. Có thể nói, đây là bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, chỉ cần người bệnh luôn lạc quan, sớm tìm cách phù hợp chữa trị thì việc giảm bớt tình trạng bệnh không quá khó.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!