[Tìm Hiểu] Bệnh Vảy Nến Có Chữa Được Không? Phương Pháp Điều Trị
Vảy nến là căn bệnh da liễu phổ biến mà các chuyên gia chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vậy bệnh vảy nến có chữa được không và chữa như thế nào? Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đọc những câu hỏi này ngay sau đây.
Bệnh vảy nến có chữa được không?
Vảy nến là bệnh lý mãn tính liên quan đến da. Căn bệnh này được gây ra bởi sự tích tụ bất thường của các tế bào da, dẫn đến tình trạng da bị co giãn và tổn thương ở bề mặt.
Hiện nay, bệnh vảy nến vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, một số chuyên gia về da liễu cho rằng nó có liên quan đến các vấn đề rối loạn miễn dịch và gen. Từ đó, cơ thể bị tăng sinh quá mức ở các tế bào.
Ngoài ra, bệnh còn do lạm dụng quá mức chất kích thích, tiếp xúc với hóa chất hoặc thừa cân béo phì.
Đa phần, các trường hợp bị mắc bệnh vảy nến thường có biểu hiện ngứa. Bên cạnh đó, vùng da của người bệnh sẽ bị khô, căng và trở nên đỏ rát. Chúng có thể ở dạng mụn mủ, thể giọt nước, mảng da dày màu trắng hay thậm chí là nếp gấp.
Ngoài cảm giác khó chịu, bứt rứt, bệnh lý này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Từ đó, khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin, ngại giao tiếp.
Vậy bệnh vảy nến có chữa khỏi được không? – Thực tế thì, bệnh vảy nến hiện chưa có bất cứ phương pháp đặc trị. Các biện pháp hiện tại chỉ tạm thời giúp kiểm soát, làm chậm tiến trình tiến triển và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể được khống chế và tiến triển tốt. Ngược lại, nếu chủ quan không áp dụng bất cứ liệu pháp chữa trị nào, bệnh sẽ ngày càng trở nặng, dẫn đến các biến chứng như:
- Ảnh hưởng đến tim mạch
- Suy thận
- Viêm khớp
Các cách điều trị vảy nến phổ biến nhất
Vì bệnh vảy nến rất dễ tái phát nên bạn cần kiểm soát bệnh tốt để tránh chuyển biến nặng. Dưới đây là một vài cách chữa bệnh vảy nến được nhiều người áp dụng:
Điều trị bệnh vảy nến bằng quang trị liệu
Quang trị liệu là phương pháp điều trị vảy nến hiện đại nhất hiện nay. Loại điều trị này sẽ dùng ánh sáng UVB phổ hẹp để giảm viêm và làm chậm quá trình tạo tế bào da. Ngoài ra, phương pháp
Quang trị liệu cũng được sử dụng cho các tình trạng da khác như bệnh chàm,… Bạn sẽ được chỉ định điều trị từ 2 – 3 lần/ tuần. Tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt chỉ sau 10 buổi điều trị.
Thuốc Tây chữa bệnh vảy nến
Khi bị vảy nến, người bệnh sẽ được chữa trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, phương pháp này không thể điều trị bệnh dứt điểm.
Các loại thuốc chỉ giúp làm giảm các triệu chứng ngứa, bỏng rát trên da. Thông thường, những loại thuốc dùng để chữa bệnh vẩy nến gồm có:
- Thuốc Corticoid: Loại thuốc này có tác dụng giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa các tổn thương trên da.
- Thuốc mỡ Salicylic: Thành phần của thuốc có tác dụng sát khuẩn bề mặt vùng da viêm. Đồng thời giúp bong tróc các lớp vẩy nến, ngăn chặn việc phát triển của nấm trên da.
- Thuốc mỡ có chứa Vitamin A, E, F: Loại thuốc này có tác dụng làm dịu đi các tổn thương trên da. Đồng thời, giúp giữ ẩm, tái tạo và bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hại bên ngoài.
Điều trị bệnh vảy nến nhờ thuốc Đông y
Trong Đông Y, một số thảo dược được dùng để điều trị bệnh vảy nến gồm có:
- Bồ công anh: Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa và nhiều loại vitamin, bồ công anh có tác dụng kháng viêm, diệt nấm và vi khuẩn trên da khá hiệu quả.
- Kim ngân hoa: Ngoài hỗ trợ tốt cho gan và thận, thảo dược này còn có tác dụng diệt khuẩn, nấm và kháng viêm cho da.
- Thương nhĩ tử: Loại thuốc này có vị cay, đắng và ấm. Được sử dụng trong việc điều trị ghẻ lở, giúp làm dịu tình trạng mẩn ngứa.
- Tang bạch bì: Đây là phần vỏ rễ của cây dâu tằm đã được sấy khô, có vị ngọt, tính hàn và không độc. Được sử dụng nhiều trong việc giảm đau và giảm ngứa ngoài da.
- Thiên ma: Là loại thảo dược quý, có chứa nhiều thành phần chính như Vitamin A, alcohol, Vannilyl,… Thuốc có tác dụng trong việc giảm đau và giảm viêm một cách hiệu quả.
Điều trị vảy nến tại nhà
Bên cạnh những phương pháp trên, bạn vẫn có thể áp dụng những mẹo dân gian sau để kiểm soát các triệu chứng của bệnh vảy nến:
- Giấm táo: Để giảm bớt các triệu chứng ngứa ngáy hoặc bỏng rát da, bạn có thể dùng một chút dấm táo pha loãng cùng nước. Sau đó, bôi dung dịch này lên vùng da viêm, bạn sẽ cảm thấy tình trạng này được cải thiện.
- Nha đam:. Dùng một ít gel của lá nha đam thoa lên vùng da bị viêm. Nó sẽ làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh, giúp da kháng viêm và tạo độ ẩm.
- Cây lược vàng: Trong cây lược vàng chứa rất nhiều chất kháng viêm và chất chống oxy hóa, có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh lý về da.
Lưu ý: Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hay thảo dược nào, bạn cần tham khảo trước ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa hoặc lương y để đảm bảo an toàn.
Qua thông tin bài viết trên, bạn cũng đã giải đáp được câu hỏi “bệnh vảy nến có chữa được không”? Đây là một bệnh lý rất dễ tái phát nên bệnh nhân không nên quá chủ quan. Bạn hoàn toàn thể kiểm soát được tình trạng bệnh tốt nếu tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để tình trạng bệnh chuyển biến nặng.
Không thể bỏ qua:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!