Hỏi đáp

[Chuyên Gia Giải Đáp] Bệnh Vảy Nến Có Nguy Hiểm Không?

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không là vấn đề tất cả người bệnh đều quan tâm đến nếu không may mắc bệnh. Bởi họ phải đối mặt với các triệu chứng như đỏ, ngứa, khô da, nứt nẻ và dễ bội nhiễm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, cũng như làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin giải đáp cho thắc mắc trên của các bạn.

Vảy nến là tình trạng viêm da, tạo nên những vảy lớn trên da gây ngứa ngáy, khó chịu
Vảy nến là tình trạng viêm da, tạo nên những vảy lớn trên da gây ngứa ngáy, khó chịu

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Biến chứng từ bệnh?

Vảy nến là căn bệnh ngoài da mãn tính chiếm đến 2 – 3% dân số. Tức là, có khoảng 125 triệu người trên thế giới mắc phải căn bệnh này. Nó thường xảy ra ở những vùng đầu, khuỷu, gối, bàn tay, bàn chân,…

Căn bệnh này gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu (50% số người bệnh gặp triệu chứng này). Khi bị ngứa, người bệnh sẽ có phản ứng rất tự nhiên đó là đưa tay lên gãi. Việc làm này sẽ khiến tình trạng bệnh ngày trở trầm trọng hơn khi nó có thể bị viêm nhiễm, vùng tổn thương trên da lan rộng.

Vảy nến không phải là bệnh đe dọa trực tiếp đến tình mạng nhưng nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe người bệnh. Theo thời gian, bệnh có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:

Tăng huyết áp

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, bệnh vảy nến có thể gây nguy cơ tăng huyết áp đến 20% ở người bệnh nhẹ. Với những người bệnh ở mức độ nặng, tỉ lệ này có thể tăng cao đến 48%.

Tăng huyết áp nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến đau tim đột ngột, khó thở, chóng mặt, đột quỵ. Vì thế, các bác sĩ khuyên rằng, người bệnh vảy nến cần kiểm tra huyết áp thường xuyên để tránh gây nguy hiểm.

Gây viêm khớp vẩy nến

Vảy nến nếu không được điều trị đến nơi đến chốn có thể gây biến chứng viêm khớp. Viêm khớp vảy nến xuất hiện ở 30 – 40% số người bệnh.

Bệnh có thể gây viêm khớp vảy nến nếu không được điều trị sớm
Bệnh có thể gây viêm khớp vảy nến nếu không được điều trị sớm

Khi bị viêm khớp vảy nến, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như hiện tượng sưng tấy, đỏ, đau nhức ở các khớp. Thậm chí, nó sẽ phát triển nặng và gây tổn thương vĩnh viễn ở những vùng bị viêm.

Những vùng có thể xảy ra viêm khớp vảy nến là lưng dưới, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân. Ở móng tay của người bệnh sẽ có hiện tượng thay đổi màu sắc.

Bị béo phì, tiểu đường

Nhiều tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến 63% người bị vảy nến là nữ giới có nguy cơ bệnh tiểu đường. Nguyên nhân có thể do việc sử dụng thuốc điều trị vảy nến quá lâu khiến cơ thể bị béo phì, tăng lượng đường trong máu.

Do đó có thể khẳng định, vảy nến có thể gây biến chứng béo phì, tiểu đường. Vì thế, khi bị vảy nến người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh để không bị béo phì. Hơn nữa, cần thường xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu để tránh nguy cơ tiểu đường.

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? – Gây xơ vữa động mạch

Người bị vảy nến sẽ có nguy cơ xuất hiện những cơn đau tim nhiều gấp 3 lần so với người bình thường. Trong khi đó, một số thuốc điều trị vảy nến còn gây tác dụng phụ tăng cholesterol, tăng biến chứng tim mạch, đột qụy.

Vì thế, vảy nến cũng có thể gây xơ vữa hoặc xơ cứng động mạch. Nguyên nhân là do sự tích tụ chất béo cũng như cholesterl bên trong bộ phận này. Khi động mạch bị hẹp hơn, máu sẽ khó lưu thông hơn từ đó gây những cơn đau tim.

Ảnh hưởng tâm lý

Một số tài liệu nghiên cứu cho biết, khoảng 40 – 60% số người bị vảy nến rơi vào trầm cảm ở mức độ nhẹ đến nặng. Thậm chí, có một số người còn tìm đến cái chết để tự giải thoát cho những nỗi đau mà họ đang phải gánh chịu.

Người bị vảy nến chịu áp lực rất lớn, họ lo sợ bị kì thị, bị xa lánh bởi người khác. Trong khi đó, việc chữa bệnh cứ kéo dài mãi không hết, họ cũng chịu áp lực từ người thân, từ chi phí chữa bệnh. Khi đó, áp lực chồng áp lực khiến tâm lý của họ bị đè nặng không thể thoát ra được.

Vảy nến gây ảnh hưởng đến mắt

Bệnh vảy nến còn gây biến chứng lên mắt khi hầu hết những người bị vảy nến lâu ngày sẽ gặp các triệu chứng như khô mắt, mắt bị khô hoặc nóng rát. Một số người còn bị rối loạn đồng tử gây ảnh hưởng đến vấn đề nhìn.

Đáng lo hơn, nhiều người còn bị viêm bờ mi, viêm kết mạc hoặc viêm màng bồ đào. Tình trạng này sẽ khiến thị lực bị kém đi rất nhiều và cần sự hỗ trợ của nhiều thiết bị khác.

Tăng nguy cơ bệnh ung thư

Một số nghiên cứu lại chỉ ra rằng, vảy nến lâu ngày sẽ khiến cá DNA bị phá hỏng, nguy cơ ung thư sẽ tăng lên. Một số bệnh ung thư có thể gặp phải khi mắc vảy nến là: ung thư hạch (34%); ung thư phổi (15%); ung thư da (12%).

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Nó làm tăng nguy cơ gây ung thư
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Nó làm tăng nguy cơ gây ung thư

Có điều, với nguy cơ ung thư da không phải là ác tính nên cũng giảm phần nào nỗi lo. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần hết sức đề phòng, có biện pháp điều trị kịp thời khi bị vảy nến để tránh gây biến chứng.

Ngoài những biến chứng trên thì vày nến còn có thể gây ra một số bệnh khác liên quan đến rối loạn tự miễn như Celiac, Crohn, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thận. Nguy hiểm hơn đối với bệnh vảy nến thể mủ và vẩy nến Erythrodermic đó là nó có thể gây biến chứng tim mạch dẫn đến tử vong.

Bệnh vẩy nến có khỏi được không? Chữa bằng cách nào?

Bệnh vảy nến không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, chỉ cần người bệnh chủ động thăm khám, kiên trì điều trị thì khả năng khống chế được bệnh vẫn có thể xảy ra.

Chữa vảy nến bằng thuốc Tây

Thuốc Tây có hai loại đó là thuốc bôi tại chỗ và thuốc điều trị toàn thân. Mỗi loại sẽ phù hợp cho từng đối tượng khác nhau.

Với thuốc bôi tại chỗ, đó là những loại kem, gel, dạng hồ, dung dịch bôi trực tiếp vào da nhằm giảm ngứa tức thời, hạn chế viêm nhiễm. Đồng thời, nó cũng cung cấp ẩm, dương da, làm lành tổn thương nhanh hơn.

Chữa bệnh vảy nến bằng biện pháp gì cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ
Chữa bệnh vảy nến bằng biện pháp gì cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Tuy nhiên, những loại thuốc bôi chỉ có tác dụng tức thời, dùng cho những người bệnh ở mức độ nặng. Hơn nữa, nó cũng không phải là thuốc đặc trị, nên khó có thể trị tận gốc được bệnh nếu không kiên trì.

Nếu tình trạng bệnh ở mức độ nặng, các bác sĩ sẽ kê thuốc uống hoặc thuốc tiêm với tác dụng giảm ngứa, bạt sừng, ức chế miễn dịch. Đây là thuốc điều trị toàn thân, có tác dụng nhanh chóng, hiệu quả đến ngay sau lần sử dụng đầu tiên.

Những loại thuốc này có tác dụng mạnh nên gây ra không ít tác dụng phụ như chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn…. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ trong sử dụng thuốc.

Điều trị bệnh vảy nến bằng Đông y

Theo y học cổ truyền, bệnh vảy nến xảy ra là do phong hàn, phong nhiệt, huyết táo, suy giảm miễn dịch. Khi gặp các tác động từ bên ngoài sẽ khiến hệ miễn dịch càng suy yếu, bệnh bùng phát càng nhanh.

Do đó, Đông y chủ trị phương pháp chữa bệnh cả trong lẫn ngoài để vừa loại bỏ triệu chứng, vừa loại bỏ căn nguyên, gốc rễ của bệnh. Bài thuốc đông y chữa vảy nến có tác động chậm, nhưng hiệu quả, chắc chắn, lại an toàn.

Đông y thường kết hợp ba bài thuốc uống, ngâm rửa, bôi ngoài để bổ trợ lẫn nhau. Các bài thuốc này đều được bào chế từ thảo dược tự nhiên như bồ công anh, thục địa, đương quy,… nên rât an toàn, không gây ra tác dụng phụ.

Điều trị vảy nến tại nhà bằng mẹo dân gian

Chữa bệnh vảy nến còn có thể áp dụng những mẹo, bài thuốc dân gian từ lá cây. Một số bài thuốc từ lá khế, lá trầu không sẽ có tác dụng giảm ngứa, giảm đau, mang đến sự dễ chịu cho người bệnh.

Theo đó, người bệnh chỉ cần lấy lá khế hoặc lá trầu không nấu nước tắm, hoặc giã nát và chà xát lên vùng da bị tổn thương là được. Tuy nhiên, các biện pháp này thường chỉ dùng cho trường hợp bệnh mới khởi phát.

Áp dụng biện pháp quang trị liệu

Một trong những phương pháp điều trị vảy nến phổ biến hiện nay đó là áp dụng quang trị liệu. Với những người bệnh mới khởi phát, có thể dùng quang trị liệu từ tia UVA hoặc UVB để làm giảm triệu chứng trên da.

Biện pháp quang trị liệu này cho hiệu quả khá cao. Nhưng nó chỉ là hiệu quả tức thời, điều trị trực tiếp trên da. Nó không duy trì được lâu vì sau một thời gian bệnh sẽ tái phát trở lại.

Như vậy, câu hỏi “Bệnh vảy nến có nguy hiểm không” đã được giải đáp. Đây là bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng nó gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến chất lương cuộc sống lẫn sức khỏe của người bệnh.

Chính vì thế, ngay sau khi phát hiện những triệu chứng, hãy nhanh chóng đến bệnh viện gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.

Câu hỏi thường gặp
Vảy nến là bệnh lý về da liễu tự miễn mãn tính, có thể gây ra các triệu chứng như nứt nẻ, bong tróc, khô ráp và kèm theo việc ngứa ngáy, đau rát vô cùng khó chịu. Liên quan đến tình trạng này, nhiều người thắc mắc vảy nến có tự khỏi không, hay […]
Bệnh vảy nến gây ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy dữ dội,… Vì vậy, hiện nay có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề là vảy nến có lây không và lây truyền qua đường nào? Trong bài viết dưới đây, […]
Vảy nến là căn bệnh da liễu phổ biến mà các chuyên gia chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vậy bệnh vảy nến có chữa […]
Vitamin là một trong những dưỡng chất quan trọng với cơ thể, đặc biệt là làn da. Vậy người bệnh vảy nến nên uống vitamin gì để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời chính xác của thắc mắc này. Tác […]
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không là vấn đề tất cả người bệnh đều quan tâm đến nếu không may mắc bệnh. Bởi họ phải đối mặt với các triệu chứng như đỏ, ngứa, khô da, nứt nẻ và dễ bội nhiễm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, cũng như làm […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *