Bệnh học

Bệnh Vảy Nến Ở Trẻ Em Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Chữa Bệnh

Bệnh vảy nến ở trẻ em điển hình với tình trạng da bé bị khô, ngứa và xuất hiện những mảng bám màu trắng, nguyên nhân do tế bào da phát triển nhanh hơn bình thường. Căn bệnh này không lây nhiễm nhưng gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh cho độc giả.

Bệnh vảy nến ở trẻ em là gì? Phân loại bệnh

Bệnh vảy nến ở trẻ em là xảy ra khi sự phát triển của tế bào dưới da diễn ra tốc độ quá nhanh, dẫn đến tích tụ các tế bào da, khiến da dày, sần sùi và khô.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh khiến trẻ ngứa, khó chịu, nổi mẩn đỏ, da phủ nhiều lớp vảy trắng bạc. Vùng da bị tổn thương xuất hiện ở nhiều vị trí như: đầu, khuỷu tay, lưng, bụng, chân và nhiều bộ phận khác trên cơ thể.

Bệnh vảy nến ở trẻ em là bệnh mã tính về da
Bệnh vảy nến ở trẻ em là bệnh mã tính về da

Vảy nên được phân thành nhiều dạng khác nhau, nhưng trẻ em mắc bệnh phổ biến như:

  • Vảy nến mảng bám: Đây là bệnh vảy nến thường gặp nhất ở trẻ em, đặc trưng bởi vùng da bị tổn thương, mảng bám có màu đỏ, khô, vảy bạc. Thường xuất hiện chủ yếu ở vùng da đầu, đầu gối, lưng, khuỷu tay. Bệnh khiến trẻ ngứa, đau rát, nhiều trường hợp bị chảy máu.
  • Bệnh vảy nến thể giọt: Bệnh nhận biết với đốm nhỏ, màu đỏ, có vảy, nổi trên bề mặt và có vùng ranh giới rõ ràng với vùng da khác. Các vùng da này xuất hiện ở lưng, chân tay,…

Ở một số trường hợp trẻ bị đồng thời vảy nến mảng bám và thể giọt.

Ngoài ra, bé cũng có thể mắc một số bệnh vảy nến khác:

  • Vảy nến thể mủ: Bệnh khiến vùng da bị tổn thương xuất hiện ban đỏ, mụn nhọt và có mủ bên trong. Các mụn này dễ vỡ và gây ngứa và viêm nhiễm trên da.
  • Vảy nến hồng: Khác bệnh vảy nến khác là lớp vảy phấn trắng, vảy nến hồng xuất hiện bảy màu hồng trên vùng da bị tổn thương
  • Bệnh vẩy nến Erythrodermic: Đây là bệnh vảy nến khiến bé ngứa, đau rát,, bong tróc da và có thể đe dọa đến tính mạng
  • Bệnh vảy nến thể nghịch đảo: Bệnh với dấu hiệu xuất hiện vết ban đỏ, mịn, không có vảy. Thường xuất hiện ở vùng da nhăn, có xu hướng tiết bã nhờn như đầu gối, nách, cổ,…

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh vảy nến ở trẻ em

Vảy nến là bệnh lý ngoài da thường gặp, không chỉ xuất hiện ở trẻ em còn xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên chưa có công bố chính thức về nguyên nhân gây bệnh là do đâu.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến ở trẻ em

Theo nghiên cứu, vảy nến ở trẻ có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:

  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: Vảy nến là bệnh tự miễn, xảy ra khi tế bào bạch cầu tấn công vào tế bào da. Thông thường tế bào này thực hiện chức năng tiêu diệt vi khuẩn nhiễm trùng trên cơ thê. Nhưng khi hệ miễn dịch bị rối loạn, khiến tế bào này tấn công nhầm vào tế bào da khiến tế bào da sản xuất quá mức. Tình trạng này xuất hiện đốm da màu đỏ, có vảy, nổi sần trên bề mặt, có thể nứt nẻ chảy máu.
  • Di truyền: Theo nghiên cứu, trong gia đình có tiền sử mắc bệnh vảy nến thì tỷ lệ trẻ bị bệnh thường cao hơn.  Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ con sinh ra bị vảy nến khoảng 10%. Còn cả cha và mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ con sinh ra khoảng 50%.
  • Rối loạn chuyển hóa da: Chu kỳ chuyển hóa da bình thường khoảng 20-20 ngày. Nhưng khi bị rối loạn, khiến quá trình này chỉ mất khoảng từ 2-4 ngày, dẫn đến tăng tế bào thường bị, tạo sừng trên da, xuất hiện mảng da nổi sần, đỏ,…
  • Các bệnh nhiễm trùng: Bệnh nhiễm khuẩn phổ biến như viêm họng, viêm amidan… có tính liên quan đến vảy nến. Hơn nữa bệnh còn có thể do virus ARN và một số virus khác.

Ngoài ra, béo phì, thời tiết thay đổi thất thường, bị kích ứng da, căng thẳng kéo dài,… cũng là nguy cơ làm gia tăng khả năng bị bệnh.

Khi đó cha mẹ cần cho trẻ đi thăm khám và để xác định nguyên nhân để điều trị và chăm sóc phù hợp.

Dấu hiệu vảy nến ở trẻ em thường gặp là:

  • Xuất hiện đốm, mảng da bị nổi đỏ, sưng tấy, nổi sần có ranh giới rõ ràng với vùng da xung quanh, có lớp vảy trắng bao phủ
  • Da bị khô, bị nứt nẻ và có thể chảy máu gây đau cho bé
  • Lớp vảy dễ dàng cạo vụn và bong như giọt nến.
  • Bị đau rát, ngứa trên vùng da bị tổn thương và vùng da xung quanh bị ảnh hưởng
  • Kích thước vùng da bị bệnh đa dạng dao động từ 1-20mm.
Bệnh với triệu chứng xuất hiện mẩn đỏ, ngứa, lớp vảy trắng bao phủ
Bệnh với triệu chứng xuất hiện mẩn đỏ, ngứa, lớp vảy trắng bao phủ

Vảy nến là bệnh mãn tính, bệnh có thể phát triển mạnh ở một thời điểm, sau đó giảm và xuất hiện mạnh trở lại. Bệnh khó có thể xác định thời điểm bệnh khởi phát nên có thể tái phát bất cứ lúc nào.

Khi nhận biết dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị đúng cách.

Cách điều trị bệnh vảy nến ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh

Theo bác sĩ da liễu, bệnh vảy nến không nguy hiểm đến tính mạng của bé và không lây nhiễm từ người sang người.

Tuy nhiên, bệnh khiến trẻ khó chịu, ngứa, ảnh hưởng thẩm mỹ và tái phát nhiều lần. Ở nhiều trường hợp trẻ gãi, chà xát xây xước gây viêm nhiễm vùng da bị tổn thương.

Đây là căn bệnh mãn tính về da, hiện chưa có cách điều trị dứt điểm hoàn toàn. Nhưng, cha mẹ đưa bé thăm khám, điều trị và biện pháp chăm sóc giúp bệnh không biến chứng nặng lây lan.

Điều trị vảy nến bằng thuốc Tây

Điều trị Tây y là phương pháp được nhiều cha mẹ lựa chọn bởi giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh ở bé. Bên cạnh đó ức chế sự lây lan của bệnh sang vùng da khác.

Trẻ có thể sử dụng thuốc bôi, thuốc uống hoặc tiêm điều trị bệnh hiệu quả.

Điều trị tại chỗ

Với trường hợp bệnh trẻ mới khởi phát, tình trạng bệnh nhẹ cha mẹ nên sử dụng thuốc tác dụng giảm nhanh triệu chứng của bệnh, tăng cường độ ẩm trên da và cải thiện vùng da bị tổn thương.

Một số loại thuốc cha mẹ tham khảo như Vitamin D giúp ngăn ngừa da khô, nứt nẻ, thuốc Anthralin, Salicylic acid giúp loại bỏ vảy trên da, giảm bong tróc, hoặc sử dụng thuốc ức chế calcineurin ức chế hoạt động của tế bào bạch cầu (T) giúp điều trị bệnh.

Thuốc Salicylic acid
Thuốc Salicylic acid

Cha mẹ lưu ý không nên tự ý sử dụng thuốc cho bé, cần tham khảo ý kiến trước khi sử dụng. Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị cho bé phù hợp.

Sử dụng thuốc uống hoặc tiêm

Trường hợp bé bị nặng và kéo dài nên sử dụng thuốc uống hoặc tiêm kết hợp với thuốc bôi ngoài da để giúp cải thiện bệnh nhanh chóng

Tuy nhiên thuốc chứa nhiều tác dụng phụ, cần phải cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như:

  • Thuốc Methotrexate hoặc Retinoids giảm sản xuất tế bào da, hay thuốc Etanercept, Infliximab ức chế hoạt động hệ miễn dịch quá mức cải thiện triệu chứng bệnh.
Thuốc Methotrexate
Thuốc Methotrexate
  • Sử dụng thuốc tiêm tính mạch như Prednisolon hay Medrol giảm nhanh triệu chứng của bệnh. Thông thường thuốc được kê đơn khi bé sử dụng thuốc khi thuốc bôi ngoài da và thuốc thuốc uống không mang đến hiệu quả.

Quang trị liệu

Đây là phương pháp điều trị sử dụng ánh sáng tự nhiên và nhân tạo để điều trị bệnh. Khi điều trị bằng ánh sáng tự nhiên, cha mẹ nên cho bé tiếp xúc nhiều với nguồn ánh sáng tự nhiên đi tắm nắng theo lời khuyên bác sĩ.

Bên cạnh đó khi điều trị bằng loại ánh sáng nhân tạo như tia UV giúp giảm ngứa và giảm tăng sinh tế bào chết trên da.

Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này có thể gây nóng rát nhẹ, đỏ ngứa trên da. Do đó khi điều trị phải đi kèm kem dưỡng ẩm hoặc thuốc bôi ngoài da và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.

Mẹo chữa vảy nến từ dân gian

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây điều trị, cha mẹ có thể tham khảo bài thuốc dân gian. Bài thuốc được đánh giá lành tính, nguyên liệu tự nhiên an toàn dễ thực hiện.

Điều trị vảy nến cho bé từ nha đam

Trong nha đam chứa hàm lượng chất glycoproteins, polysaccharides giúp kháng khuẩn kháng viêm tốt. Không chỉ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh vảy nến, giảm ngứa, bong tróc trên da.

Ngoài ra nha dam còn tác dụng cấp ẩm, còn cải thiện làm lành vùng da bị tổn thương.

Cha mẹ sử dụng hỗn hợp gel nha đam được xay nhuyễn trộn với mật ong. Sử dụng hỗn hợp thoa lên vùng da bị tổn thương khoảng 20 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng kết hợp tinh dầu oải hương cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.

Nha đam hỗ trợ điều trị vảy nến ở trẻ
Nha đam hỗ trợ điều trị vảy nến ở trẻ

Uống nước rau má trị vảy nến

Rau má không chỉ là thực phẩm quen thuộc sử dụng trong món ăn hằng còn là dược liệu được chữa bệnh vảy nến hiệu quả.

Trong rau má, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất oxy hóa tác dụng tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch. Hơn nữa thảo dược này còn cung cấp độ ẩm làm lành vùng da bị tổn thương do vảy nến.

Cha mẹ sử dụng rau má rửa sạch, xay nhuyễn pha với nước lọc và chắt lấy nước sử dụng. Bệnh được cải thiện sau một thời gian sử dụng.

Chữa vảy nến bằng lá khế

Lá khế là một trong những thảo dược được sử dụng giảm nhanh triệu chứng, sưng tấy do bệnh vảy nến và bệnh ngoài da khác.

Thành phần lá khế chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, kiểm soát vùng da bị tổn thương, mẩn đỏ và còn làm dịu vùng da bị tổn thương cải thiện bệnh vảy nến.

Cha mẹ sử dụng lá khế tắm cho bé giúp điều trị vảy nến toàn thân hoặc sử dụng lá khế được sao nên chườm nóng lên vùng da bị tổn thương.

Cha mẹ có thể sử dụng lá khế để tắm hoặc chường nóng hỗ trợ điều trị vảy nến cho bé
Cha mẹ có thể sử dụng lá khế để tắm hoặc chường nóng hỗ trợ điều trị vảy nến cho bé

Lá trầu không

Một trong những bài thuốc dân gian cha mẹ không nên bỏ qua là sử dụng lá trầu không. Trong lá trầu không chứa hoạt chất sát trùng, kháng viêm giảm nhanh ngứa, sưng, bong tróc trên da. Không chỉ sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến, lá trầu không còn được sử dụng điều trị bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, lang ben, á sừng,…

Cha mẹ sử dụng trầu không đun sôi với nước và cho bé uống hằng ngày. Ngoài ra sử dụng lá trầu cho bé tắm để điều trị vảy nến toàn thân.

Biện pháp chăm sóc trẻ khi bị vảy nến tại nhà

Bệnh vảy nến khiến cho bé khó chịu, ngứa, ở một số trường hợp bé gãi, chà xát gây xây xước và viêm nhiễm trên da. Ngoài ra bệnh ảnh hưởng thẩm mỹ, khiến nhiều bé tự ti, ngại giao tiếp.

Đây là một trong những tác nhân gây bệnh trầm cảm. Do đó để giúp bé điều trị, bên cạnh sử dụng thuốc cha mẹ nên sử biện pháp chăm sóc tại nhà như:

  • Chế độ ăn uống khoa học: Cung cấp cho bé chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh, tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Cha mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm omega , các loại hạt,.. trong thực đơn của bé
  • Tắm nước ấm cho bé: Cho trẻ tắm nước ấm hằng giúp làm dịu vết ngứa, loại bỏ tế bào chết và cải thiện tình trạng bong tróc trên da. Không sử dụng sữa tắm chứa thành phần gây kích ứng da hay chất tẩy rửa quá mạnh khiến vùng da vảy nến bị tổn thương nghiêm trong hơn.
Nên tắm nước ấm và vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương
Nên tắm nước ấm và vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương
  • Giúp bé tinh thần thoải mái nhất: Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện cùng con để có thể hiểu về bệnh vảy nến. Tránh cho bé tự ti, xấu hổ, không tiếp xúc với môi trường bên ngoài khi phát bệnh. Phối hợp thầy cô bạn bè, giúp bé hòa nhập, tránh những cảm xúc tiêu cực

Biện pháp phòng tránh bệnh vảy nến ở trẻ em

Ngoài sử dụng biện pháp điều trị, cha mẹ nên lưu ý những điều dưới đây để hỗ trợ điều trị bệnh và phòng tránh bệnh tái phát:

  • Khi có dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần cho bé đi thăm khám bác sĩ và điều trị đúng cách giúp giảm nhanh triệu chứng và điều trị bệnh hiệu quả
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc ngoài thị trường để điều trị
  • Tuyệt đối không kết hợp sử dụng thuốc Tây và bài thuốc dân gian khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh tác tương tác thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, chế độ ăn uống khoa học giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, tránh bệnh tái phát
  • Luôn trò chuyện đồng hành cùng bé, tránh cho con cảm giác tự ti, xấu hổ, ngại giao tiếp với thế giới bên ngoài.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, xuất hiện tác dụng phụ cần ngưng sử dụng thuốc và đến cơ sở y tế thăm khám lại và điều trị đúng cách

Như vậy, cha mẹ cần chủ động nhận biết triệu chứng bệnh vảy nến ở trẻ em để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó nên kết hợp biện pháp chăm sóc và trò chuyện cùng bé tránh ảnh hưởng tâm lý và giúp con mau khỏe.

Câu hỏi thường gặp
Bệnh vảy nến gây ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy dữ dội,… Vì vậy, hiện nay có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề là vảy nến có lây không và lây truyền qua đường nào? Trong bài viết dưới đây, […]
Vảy nến là căn bệnh da liễu phổ biến mà các chuyên gia chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vậy bệnh vảy nến có chữa […]
Vitamin là một trong những dưỡng chất quan trọng với cơ thể, đặc biệt là làn da. Vậy người bệnh vảy nến nên uống vitamin gì để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời chính xác của thắc mắc này. Tác […]
Vảy nến là bệnh lý về da liễu tự miễn mãn tính, có thể gây ra các triệu chứng như nứt nẻ, bong tróc, khô ráp và kèm theo việc ngứa ngáy, đau rát vô cùng khó chịu. Liên quan đến tình trạng này, nhiều người thắc mắc vảy nến có tự khỏi không, hay […]
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không là vấn đề tất cả người bệnh đều quan tâm đến nếu không may mắc bệnh. Bởi họ phải đối mặt với các triệu chứng như đỏ, ngứa, khô da, nứt nẻ và dễ bội nhiễm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, cũng như làm […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *