[Bật Mí] Top 11 Loại Thuốc Chữa Vảy Nến Tốt Nhất Của Thế Giới
Vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến, nó không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn, gây ra biến chứng nguy hiểm mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ. Chính vì vậy, việc tìm ra giải pháp điều trị bệnh dứt điểm là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người. Hiện nay, các loại thuốc chữa vảy nến mới nhất của thế giới đang rất được ưa chuộng, nhờ vào hiệu quả mà chúng mang lại cũng như sự tiện lợi trong sử dụng, tác dụng nhanh chóng. Những thuốc được Vietmec đề cập tới trong bài viết hôm nay chắc chắn sẽ giúp bạn giải quyết được các vấn đề mình gặp phải.
Top 11 thuốc chữa vảy nến mới nhất của thế giới năm 2020
Vảy nến là bệnh da liễu có tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao. Bệnh làm xuất hiện các triệu chứng như bong tróc vảy, mụn ngứa, mẩn đỏ,.. đặc biệt có thể gây biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Tuy nhiên, các bạn không nên quá lo lắng, bởi hiện nay trên thế giới đã có nhiều thuốc đặc trị vảy nến, tiêu biểu có 11 loại thuốc dưới đây:
Thuốc điều trị vảy nến toàn thân Methotrexate (MXT)
Methotrexat là một trong những loại thuốc được lựa chọn đầu tiên trong phác đồ điều trị vảy nến nặng của nhiều bác sĩ.
Cơ chế tác động của Methotrexate là ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, tăng cường quá trình chống viêm nhờ tác động trực tiếp lên các tế bào lympho T.
Ngoài ra, thuốc còn có khả năng ức chế cơ thể tăng sinh tế bào từ đó giảm triệu chứng bong tróc vảy ngoài da. Methotrexate được bào chế ở 3 dạng gồm dung dịch uống, đường tiêm và viên nén.
Đối tượng sử dụng: Thuốc chữa vảy nến mới nhất Methotrexate được chỉ định sử dụng cho các trường hợp người lớn bị vảy nến ở thể trung bình tới thể nặng.
Liều dùng:
- Liều dùng Methotrexate sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh ở từng người. Tuy nhiên, thông thường liều dùng khởi đầu sẽ khoảng từ 2,5 – 5mng. Mỗi lần uống cách nhau 12 giờ, mỗi tuần sử dụng 3 lần.
- Trường hợp vảy nến nặng, liều dùng tăng lên khoảng 2,5mg/lần, mỗi tuần sử dụng 2 – 4 lần.
Lưu ý: Thuốc trị vảy nến Methotrexate có thể gây ra những tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, tăng men gan, xơ gan,…
Do vậy khi sử dụng thuốc này, bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh kết hợp với acid folic 1mg/ngày để hạn chế tối đa những tác dụng phụ với sức khỏe.
Thuốc chữa vảy nến mới nhất của thế giới Ciclosporin
Ciclosporin là thuốc trị vảy nến thuộc nhóm thuốc ức chế hệ miễn dịch. Cơ chế tác động của Cyclosporine ức chế quá trình hoạt hóa các tế bào lympho T và ức quá sự giải phóng chất trung gian hóa học gây viêm từ bạch cầu.
Nhờ vậy mà thuốc Ciclosporin có tác dụng trong điều trị bệnh vảy nến và nhiều bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, bệnh về thận,…
Đối tượng sử dụng: Thuốc Ciclosporin được bào chế ở dạng tiêm và uống được chỉ định cho đối tượng bị vảy nến ở nhiều thể trạng từ trung bình tới nặng, vảy nến kèm những tổn thương ở móng.
Liều dùng:
- Liều dùng khởi đầu: Người bệnh sử dụng Ciclosporin khoảng 2,5mg/kg/ngày, mỗi ngày 2 lần.
- Sau 4 tuần sử dụng, tùy theo tình trạng người bệnh có thể được bác sĩ tăng liều mức tối đa là 4mg/kg/ngày.
Lưu ý: Thuốc trị vảy nến Ciclosporin có thể gây ra tác dụng phụ như đau cơ, tiêu chảy, tăng huyết áp, tăng enzym gan,… Do vậy người bệnh không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất của thế giới Acitretin
Acitretin cũng là thuốc trị vảy nến mới của thế giới được áp dụng cho các trường hợp bệnh nặng. Cơ chế tác động của Acitretin làm bình thường hóa và ức chế quá trình tăng sinh tế bào, từ làm mỏng lớp sừng ở ngoài bề mặt da.
Ngoài ra, Acitretin thuốc còn có khả năng kháng viêm, từ đó giúp các tổn thương ngoài da nhanh chóng phục hồi.
Đối tượng sử dụng: Thuốc được chỉ định sử dụng cho đối tượng bị vảy nến thể nặng, người bệnh kháng lại với các phương pháp điều khác như quang trị liệu.
Liều dùng: Người bệnh sử dụng thuốc với liều 25 – 50 mg, mỗi ngày 1 lần.
Lưu ý: Thuốc trị vảy nến Acitretin có thể gây ra các tác dụng phụ về bệnh xương khớp, tăng tiết mồ hôi, tăng enzym gan, rối loạn lipid huyết thanh,…
Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp thăm khám định kỳ để ngăn ngừa những tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc chữa vảy nến dạng bôi ngoài da Corticosteroid
Corticosteroid là thuốc trị vảy nến tuy nhiên được dùng ở dạng bôi trực tiếp lên bề mặt da bị tổn thương.
Thuốc Corticosteroid có công dụng tăng cường độ ẩm từ đó giúp làm dịu tổn thương da, giảm viêm nhiễm, ức chế tình trạng bong tróc da, nhanh lành vết thương.
Cách sử dụng và liều dùng: Người bệnh lấy một lượng kem mỡ nhỏ thoa lên vùng da cần điều trị. Tránh sử dụng cho vùng da gần khu vực mắt.
Trong quá trình dùng thuốc, các bạn không tự ý dừng thuốc đột ngột nếu không có chỉ định của bác sĩ. Vì điều này có thể khiến tình trạng vảy nến bùng phát nhanh hơn và những ảnh hưởng nghiêm trọng như suy gan, suy thận,…
Thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất của thế giới Calcipotriol
Calcipotriol – một trong những thuốc trị vảy nến dạng kem bôi ngoài da có tác dụng trực tiếp giúp giảm nhanh các triệu chứng do vảy nến gây ra.
Calcipotriol là một dạng dẫn xuất của vitamin D có công dụng ức chế quá trình sản sinh tế bào dư thừa, tăng cường cho da khỏe mạnh chống lại các tác nhân gây bệnh.
Đặc biệt, Calcipotriol cùng giúp kháng viêm, chống khuẩn, cung cấp cho da độ cẩm cần thiết giúp giảm nhanh các triệu chứng khô da, bong tróc vảy, mẩn ngứa,…
Đối tượng: Thuốc được chỉ định cho đối tượng bị bệnh vảy nến ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ tới người lớn.
Liều dùng: Người bệnh sử dụng thuốc bôi trị vảy nến Calcipotriol mỗi ngày 1 lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, không sử dụng thuốc tại các vùng da bị nhiễm trùng.
Thuốc trị vảy nến Infliximab
Infliximab là thuốc trị vảy nến hiện được dùng phổ biến cho mọi đối tượng, Infliximab thuộc nhóm thuốc kháng TNF- α với cơ chế tác động ngăn chặn hoại tử u alpha – TNFα từ đó giúp điều trị các tổn thương do vảy nến gây ra từ gốc.
Đối tượng sử dụng: Thuốc Infliximab được chỉ định sử dụng cho đối tượng bị vảy nến cả người lớn và trẻ nhỏ, thế bệnh từ trung bình tới nặng.
Liều dùng: Thông thường, thuốc Infliximab được dùng liều tiêm truyền tĩnh mạch là 5mg/kg/lần, thời gian truyền ít nhất kéo dài trong 2 giờ.
Lần dùng tiếp theo sẽ là tuần thứ 2 và tuần thứ 6 sau lần đầu. Sau đó tiêm duy trì 8 tuần 1 lần.
Lưu ý: Thuốc trị chữa vảy nến mới nhất của thế giới Infliximab có thể gây ra các tác dụng phụ làm nhiễm trùng, xơ cứng rải rác, hội chứng Lupus… Do vậy thuốc tránh sử dụng cho phụ nữ mang thai và sau sinh.
Thuốc trị vảy nến Tazarotene
Tazarotene là một dạng retinoid tương tự với vitamin A, có tác dụng ức chế quá trình tăng sinh chất sừng, làm giảm tình trạng bong tróc da. Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến và tình trạng mụn trứng cá.
Thuốc Tazarotene được bào chế ở 3 dạng là kem bôi, gel thoa và thuốc bột. Người bệnh vảy nến sử dụng Tazarotene với liều lượng mỗi ngày 1 lần.
Trước khi sử dụng cần vệ sinh da sạch sẽ sau đó dùng lượng thuốc vừa phải thoa lên vùng da bị vảy nến, massage nhẹ nhàng để các hoạt chất thấm nhanh vào da phát huy tác dụng tốt nhất.
Tacrolimus – Thuốc chữa vảy nến mới nhất của thế giới dạng bôi ngoài da
Tacrolimus là thuốc dạng ức chế hệ miễn dịch có khả năng chống viêm, hoạt hóa của tế bào lympho T từ đó giúp giảm tình trạng tổn thương ở bề mặt da do vẩy nến gây ra.
Thuốc Tacrolimus thường được sử dụng để thay thế hoặc dùng kết hợp với Corticosteroid trong các trường hợp tổn thương da ở mặt ở vị trí nếp gấp.
Cần lưu ý, Tacrolimus cũng có khả năng gây ra tình trạng da bị kích ứng, mẩn đỏ, đau rát phù do vậy người bệnh không nên lạm dụng thuốc.
Liều dùng: Sử dụng liều có nồng độ 0.03% cho trường hợp là trẻ nhỏ và nồng độ 0.1% cho đối tượng người lớn. Liều dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần dùng lượng kem vừa phải thoa lên vùng da bị tổn thương.
Thuốc trị vảy nến sinh học Alefacept
Thuốc Alefacept là một dạng thuốc sinh học mới nhất của thế giới được chỉ định để điều trị bệnh vảy nến thể mảng. Alefacept được đánh giá mang lại hiệu quả cao đồng thời hạn chế tối đa những tác dụng phụ tới sức khỏe.
Alefacept có khả năng ức chế sản sinh tế bào T CD2 và kháng nguyên lympho từ đó giảm các triệu chứng sưng, viêm, bong tróc vảy do vảy nến.
Tuy nhiên, trước khi người bệnh sử dụng Alefacept cần được tiến hành kiểm tra CD 4 nhằm mục đích kiểm tra đáp ứng miễn dịch của tế bào cơ thể.
Lưu ý: Thuốc có thể gây tác dụng phụ như đau đầu, viêm họng, nhiễm trùng hô hấp trên,… Do vậy việc sử dụng thuốc cần tuân theo phác đồ của bác sĩ.
Thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất của thế giới Efalizumab
Efalizumab cũng là thuốc trị vảy nến dạng sinh học thường được chỉ định cho trường hợp vảy nến thể mảng mức độ nặng và kéo dài dai dẳng.
Ngoài ra, các đối tượng bị vảy nến nhưng không đáp ứng với thuốc nhóm TNF alpha cũng được bác sĩ chỉ định dùng Efalizumab để ức chế tình trạng bệnh lý.
Tuy nhiên Efalizumab cũng có hạn chế là tác dụng kém với trường hợp vảy nến thể khớp. Sử dụng thời gian dài có thể dẫn tới tác dụng phụ như giảm tiểu cầu,….
Thuốc trị vảy nến sinh học Etanercept
Etanercept là một dạng thuốc trị vảy nến sinh học mới của thế giới được chỉ định sử dụng điều trị cho trường hợp bệnh vảy nến thể mảng mức độ từ vừa tới nặng.
Ngoài ra, thuốc còn dùng cho một số trường hợp vảy nến thể khớp và bệnh thấp khớp, viêm khớp dạng thấp.
Thuốc Etanercept có tác dụng ức chế các yếu tố gây hoại tử khối u (TBF) từ ngăn ngừa tình trạng vảy nến phát triển nghiêm trọng. Tuy nhiên thuốc thường chỉ phát huy tác dụng sau 3 tháng sử dụng.
Đối tượng sử dụng: Thuốc trị vảy nến Etanercept được dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ trên 4 tuổi.
Liều sử dụng:
- Liều dùng trị vảy nến cho người lớn là 0.8mg/kg, liều lượng tối đa 50mg/lần/tuần trong thời gian 12 tuần đầu tiên, sau đó hạ liều xuống còn 1 lần/tuần.
- Liều trị vảy nến cho trẻ nhỏ là 0.8mg/kg, liều tối đa là 50mg/lần/tuần.
Những lưu ý “vàng” khi sử dụng thuốc trị vảy nến
Sử dụng thuốc trị vảy nến là rất cần thiết để giúp ức chế tình trạng bệnh lý, ngăn ngừa không cho triệu chứng bùng phát nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, người bệnh sử dụng thuốc trị vảy nến cần lưu ý:
- Thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất của thế giới có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Bởi vậy, người bệnh cần tuân theo phác đồ chữa trị của bác sĩ, tránh tự ý tăng liều hoặc giảm thuốc đột ngột nếu không được chỉ định.
- Đối với các loại thuốc bôi ngoài da, người bệnh nên vệ sinh da sạch sẽ trước khi thoa kem/gel lên vùng da tổn thương. Ngoài ra, tránh dùng kem cho vùng da nhạy cảm như mắt.
- Trong quá trình dùng thuốc nếu thấy có bất kỳ phản ứng lạ nào gây ảnh hưởng tới sức khỏe, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ điều trị để có can thiệp kịp thời.
- Phụ nữ mang thai, sau sinh, trẻ nhỏ và người lớn tuổi bị vảy nến cần cần cân nhắc trước khi dùng bất cứ loại thuốc trị vảy nến nào. Để an toàn, bạn cần thăm khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc thì người bệnh cần kết hợp với việc chăm sóc và tạo dựng thói quen khoa học, lối sống lành mạnh như:
- Chăm sóc da đúng cách: Vảy nến thường có triệu chứng bóc tróc da, da bị khô. Để cải thiện tình trạng này các bạn cần bổ sung độ ẩm cho da bằng sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên lành tính. Bên cạnh đó cần giữ vệ sinh da sạch sẽ tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi, nắng, hóa chất, không dùng xà phòng tắm sẽ khiến da bị khô hơn.
- Chế độ ăn dinh dưỡng: Người bệnh vảy nến cần tránh xa các đồ uống kích thích, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thực phẩm có khả năng gây kích ứng da (hải sản, trứng, sữa,…), đồ cay nóng,…. Thay vào đó hãy xây dựng thực đơn ăn hàng ngày với các thực phẩm có lợi như rau xanh, thịt đỏ,….
- Yếu tố tinh thần: Người bệnh nên giữ cho mình tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.
Như vậy có thể thấy rằng, vảy nến gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay đã có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt.
Hy vọng với chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn nắm bắt thông tin về các loại thuốc chữa vảy nến mới nhất của thế giới những như những lưu ý khi sử dụng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!