Notice: Function WP_Scripts::localize được gọi không chính xác. Tham số $l10n phải là mảng. Để gửi dữ liệu không có kiểu cố định, vui lòng sử dụng hàm wp_add_inline_script(). Vui lòng xem Hướng dẫn Debug trong WordPress để biết thêm thông tin. (Thông điệp này đã được thêm vào trong phiên bản 5.7.0.) in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/functions.php on line 6078
Nổi Mề Đay Lâu Ngày Không Khỏi: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Notice: Trying to get property 'permalink' of non-object in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-content/plugins/wordpress-seo/src/context/meta-tags-context.php on line 308
Hỏi đáp

Nổi Mề Đay Lâu Ngày Không Khỏi: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nổi mề đay lâu ngày không khỏi không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu mề đay mãn tính xảy ra ở tổ chức não có thể gây hiện tượng phù não, làm giãn mạch, gây tụt huyết áp đột ngột. Để giúp bạn nắm rõ hơn về căn bệnh này, hãy cùng tham khảo những chia sẻ có trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân nổi mề đay lâu ngày không khỏi?

Nổi mề đay là hiện tượng phản ứng mao mạch, niêm mạc dưới da với tác nhân gây dị ứng như thực phẩm, tiếp xúc hóa chất độc hại, thời tiết thay đổi,… Ngoài ra còn do những yếu tố bên trong cơ thể như bệnh lý, hệ miễn dịch suy giảm, di truyền,…

Nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nổi mề đay lâu ngày không khỏi
Nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nổi mề đay lâu ngày không khỏi

Nổi mề đay lâu ngày không khỏi (nổi mề đay mãn tính) là triệu chứng bệnh kéo dài trên 6 tuần, dẫn đến khó điều trị và điều trị lâu dài. Tình trạng nổi mề đay lâu ngày không khỏi thường do những nguyên nhân như:

Không can thiệp chữa kịp thời

Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Do người bệnh chủ quan, khi có dấu hiệu bệnh không đi thăm khám điều trị sớm hoặc điều trị không đúng cách dẫn đến tình trạng nổi mề đay lâu ngày không khỏi, điều trị lâu dài.

Không có biện pháp phòng tránh khi bị bệnh

Trong quá trình điều trị bệnh mề đay, người bệnh không có biện pháp tròng ngừa, tránh tiếp xúc với dị nguyên như phấn hoa, lông thú, dị ứng thực phẩm,… Từ đó, quá trình điều trị không hiệu quả, bệnh nghiêm trọng hơn, chuyển thành mãn tính.

Ngoài ra người bệnh không kiêng khem, thường xuyên sử dụng chất kích thích, rượu bia, đồ ăn nhiều dầu mỡ,… là nguyên nhân cản trở quá trình điều trị của bệnh.

Bị mề đay mãn tính tự phát

Có khoảng 50 – 60% người bệnh bị mề đay vô căn (tự phát). Do không xác định nguyên nhân gây bệnh, quá trình điều trị càng trở nên khó khăn lâu dài và chuyển thành bệnh mãn tính tự phát.

Hệ miễn dịch suy giảm

Bệnh thường gặp ở người bệnh hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người bệnh ung thư, tiểu đường,… Khi hệ miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện thuận kích thích nổi mề đay và bệnh ngoài da khác phát triển.

Tình trạng này khiến quá trình điều trị bệnh khó khăn và lâu dài hơn, ngay cả khi được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Ảnh hưởng bởi một số bệnh lý khác

Một số bệnh lý bên trong cơ thể dưới đây cũng là nguyên nhân gây bệnh mề đay lâu ngày không khỏi

  • Nhiễm khuẩn (Helicobacter pylori) HP: Theo một số nghiên cứu, vi khuẩn HP không chỉ là nguyên nhân gây bệnh về đường tiêu hóa, còn là nguyên nhân kích thích bệnh ngoài da và nổi mề đay. Nếu điều trị đúng nguyên nhân, bệnh kéo dài và chuyển thành mãn tính.
  • Suy giảm chức năng gan: Khi gan bị suy giảm khiến cơ thể tích tụ độc tố trong máu, gây ngứa và kích ứng bệnh về da như viêm da cơ địa, nổi mề đay, chàm,…
  • Bệnh về tuyến giáp: Người bệnh bị mề đay do bệnh lý về tuyến giáp thường xảy ra hiện tượng phù mạch. Bệnh kích thích tăng kháng thể kháng giáp anti thyroglobulin có trong máu phát triển, gây nên nổi mề đay.
  • Nhiễm giun sán: Người bệnh bị giun sán, kháng nguyên do cơ thể sản sinh đối kháng với ký sinh trùng gây bệnh đã gây kích ứng và khiến nổi mề đay trên da. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị bệnh.
Ảnh hưởng bởi một số bệnh lý khiến bệnh nguyên nhân nổi mề đay mãn tính
Ảnh hưởng bởi một số bệnh lý khiến bệnh nguyên nhân nổi mề đay mãn tính

Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay lâu ngày không khỏi bao gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan. Người bệnh cần nhận biết và khắc phục nguyên nhân, tránh bệnh trở thành mãn tính, khó điều trị.

Nổi mề đay lâu ngày không khỏi có nguy hiểm không?

Trái ngược với bệnh mề đay cấp tính, người bệnh có thể tự khỏi trong vài giờ hoặc dưới 6 tuần khi được điều trị đúng cách và kịp thời. Bệnh mề đay mãn tính khó điều trị và thời gian kéo dài hơn.

Hầu hết bệnh ngoài da đều không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng bệnh mãn tính kéo dài ảnh hưởng đến thẩm mỹ, người bệnh ngứa dữ dội, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhiều trường hợp nổi đay lâu ngày không khỏi dẫn đến biến chứng nguy hiểm như:

  • Cơ thể mệt mỏi: Triệu chứng kéo dài thường xuyên khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,…
  • Nhiễm trùng da: Khi người bệnh ngứa dữ dội, gãi ngứa, chà xát trên da gây xây xước, lở loét và nhiễm trùng da
  • Chàm hóa da: Bệnh nổi mề đay lâu ngày không khỏi khiến vùng da bị tổn thương nứt nẻ, cộm, da dày sừng,… Nguy cơ để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp và công việc
  • Sốc phản vệ: Nhiều trường hợp người bệnh nổi mề đay dẫn đến hiện tượng sốc phản vệ gây hạ huyết áp, sưng mạch họng gây khó khỏ, nguy cơ tử vong cao,…

Bệnh nổi mề đay mãn tính không lây nhiễm từ người này sang người khác, nhưng bệnh dễ bị tái phát nhiều lần. Khi người bệnh không có biện pháp phòng tránh và điều trị dứt điểm.

Cách điều trị bệnh mề đay lâu ngày không khỏi

Khi bị mề đay lâu ngày không khỏi, người bệnh cần có biện pháp điều trị phù hợp, đúng cách giúp bệnh nhanh khỏi và không biến chứng nguy hiểm. Bạn tham khảo biện pháp được ứng dụng phổ biến như:

Tránh tác nhân dị nguyên

Tác nhân dị nguyên gây dị ứng như thuốc, thực phẩm, thời tiết,… không chỉ là nguyên nhân gây bệnh, còn là tác nhân khiến bệnh kéo dài và nghiêm trọng.

Vì vậy, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc và dung nạp những dị nguyên vào cơ thể, tránh gây kích ứng khiến nổi mề đay lâu ngày không khỏi như:

  • Không sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, rượu bia,…
  • Không sử dụng mỹ phẩm gây kích ứng trên gây nên nổi mề đay đặc biệt bộ phận như môi, mặt,…
  • Không tiếp xúc với chất gây dị ứng như phấn hoa, lông thú, mạt mụi, chất độc hại,…
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khi ra đường cần thoa kem chống nắng, sử dụng các biện pháp che chắn như khẩu trang, áo chống nắng,…
  • Không gãi vùng da bị mề đay, tránh gây trầy xước, nhiễm trùng trên da

Sử dụng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây là một trong những biện pháp được nhiều người bệnh sử dụng. Bởi thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng và điều trị bệnh nổi mề đay triệt để. Để mang đến hiệu quả, người bệnh sử dụng thuốc bôi ngoài da và thuốc uống điều trị nổi mề đay mãn tính.

  • Thuốc kháng Histamin: Thuốc Fexofenadine, Loratadine, Desloratadine,… thuốc ức chế giải phóng Histamin giúp cải thiện triệu chứng nổi mề đay.
  • Thuốc kháng Leukotriene: Thường được chỉ định cho trường hợp không đáp ứng thuốc kháng Histamin. Thuốc Zafirlukast, Montelukast,… được sử dụng phổ biến.
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Thuốc Tacrolimus, Cyclosporine nhằm ngăn ngừa phản ứng của hệ thống miễn dịch với các chất gây dị ứng…
  • Thuốc Corticosteroid bao gồm bôi ngoài da và đường uống: Thuốc Corticosteroid chứa nhiều tác dụng phụ sử dụng phụ, bạn nên sử dụng trong thời gian ngắn. Thuốc giảm nhanh tình trạng sưng tấy, ngứa gia. Khi sử dụng nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau sử dụng trường hợp nổi mề đay do nhiễm trùng, ngoài tổn thương da bạn bị sốt cao và đau nhức. Người bệnh sử dụng thuốc Paracetamol, NSAID,… cải thiện cơn đau và hạ thân nhiệt.
  • Kem bôi ngoài da: Bên cạnh sử dụng thuốc đường uống, người bệnh sử dụng kem bôi da chứa Glycerin, Menthol. Thuốc tác dụng giảm ngứa và cải thiện vùng da bị tổn thương hiệu quả.
Thuốc Loratadine điều trị nổi mề đay lâu ngày không khỏi
Thuốc Loratadine điều trị nổi mề đay lâu ngày không khỏi

Tuy nhiên sử dụng thuốc Tây dễ gây tác dụng phụ, nên người bệnh cần thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng thuốc.

Sử dụng thuốc Đông y

Bài thuốc đông y giúp điều trị căn nguyên của bệnh, bên cạnh đó giúp bồi bổ giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể. Mề đay được chia thành 4 thể bệnh chính: phong hàn, phong nhiệt, thấp nhiệt và thực tích.

Mỗi thể bệnh phù hợp với cách chữa khác nhau:

  • Thể phong hàn

Bệnh do cơ thể bị dị ứng với thời tiết thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh, kèm theo triệu chứng sổ mũi, nhức đầu. Bài thuốc Đông y trị thể phong hàn tính ấm, trừ hàn giảm ngứa và bệnh mề đay lâu ngày không khỏi hiệu quả.

Người bệnh kết hợp thảo dược: Bạch chỉ, Quế chi, Lá đơn, Ké đầu ngựa, Ý dĩ, Kinh giới, Đan sâm, Phòng phong. Đem nguyên liệu sắc và sử dụng 2 lần/ ngày, mỗi ngày một thang.

  • Thể phong nhiệt

Khi bị bệnh phong nhiệt, người bệnh sử dụng nguyên liệu như cỏ mần trầu, kim ngân hoa, tang diệp, bạch thược, cam thảo, sài hồ, tang ký sinh, xương bồ, quả ké đầu ngựa. Bài thuốc giúp điều trị triệu chứng mề đay gây ngứa dữ dội, kèm theo triệu chứng khác nóng trong người, buồn nôn,…

Bài thuốc Đông y điều trị nổi mề đay lâu ngày không khỏi
Bài thuốc Đông y điều trị nổi mề đay lâu ngày không khỏi
  • Thể thực tích

Nổi mề đay thể thực tích  bị do dị ứng thức ăn như hải sản, các loại hạt,… Biểu hiện của bệnh xuất hiện vùng da bị mề đay kèm triệu chứng đau bụng, buồn nôn.

Để điều trị bệnh thể thực tích, bài thuốc Đông y lựa chọn các thảo dược có tác dụng thông đạo, thanh nhiệt, giải độc như địa phụ tử, kim ngân hoa, xiêu sơn tra, tiêu tân lang bạch phục linh, xích thược, tiêu mạch nha, kê nội kim, bạch tiên bì.

Người bệnh sử dụng thảo dược sắc cùng 3 bát nước, đến khi còn khoảng một nửa. Sử dụng 2 lần/ ngày và mỗi ngày 1 thang.

  • Thể thấp nhiệt

Mề đay thể thấp nhiệt người bệnh có thể kèm theo triệu chứng như sốt, đau đầu, đại tiện khó khăn, ít tiểu. Bệnh không phổ biến, ít gặp nhưng tương đối nguy hiểm.

Cách chữa mề đay bằng Đông y với thể bệnh này sử dụng thảo dược có tác dụng phương hương khai khiếu, hóa thấp. Người bệnh sử dụng dược liệu: Xích thược, Trần bì, Hoạt thạch, Linh bì, Bội lan, Bồ công anh, Hoàng cầm, Hậu phác, Cam thảo, Kim ngân hoa.

Biện pháp Đông y cần thực hiện kiên trì từ 3-6 tháng để mang đến hiệu quả. Bên cạnh đó người bệnh cần đến cơ sở Đông y để thăm khám, bắt mạch, điều trị đúng cách.

Chữa nổi mề đay lâu ngày không khỏi tại nhà

Ngoài biện sử dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp điều trị nổi mề đay lâu ngày không khỏi hiệu quả nhanh chóng.

  • Chườm lạnh

Người bệnh sử dụng túi đá để chườm lạnh giúp triệu chứng ngứa, đau rát, sưng vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên không nên sử dụng đá trực tiếp, tránh gây bỏng và gây viêm nhiễm

  • Lá chè xanh

Trong Đông y, chè xanh có vị chát, hơi đăng, thanh lọc cơ thể, giải độc,… giúp điều trị mề đay và bệnh ngoài da. Ngoài ra chất vitamin C, flavonoid, giảm viêm ngứa do bị nổi mề đay.

Người bệnh sử dụng chè tươi, đun sôi hòa với nước tắm giúp điều trị mề đay toàn thân. Hoặc sử dụng nước trà giúp thanh lọc, giải độc.

Bài thuốc từ lá chè xanh
Bài thuốc từ lá chè xanh
  • Lá trầu không

Trong Đông y lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn da tốt. Giúp ngăn ngừa vi khuẩn, tái tạo vùng da bị tổn thương.

Tương tự như chè xanh người bệnh sử dụng trầu không tắm điều trị mề đay toàn thân. Hoặc uống nước lá trầu giúp loại bỏ độc tố gây viêm, điều trị nổi mề đay hiệu quả.

  • Lá kinh giới

Lá kinh giới vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn, loại trừ độc tố giúp lưu thông máu. Là một trong những bài thuốc quen thuộc điều trị mề đay và bệnh về da như nổi mề đay, viêm da cơ địa, chàm,…

Bạn sử dụng lá kinh giới xông hơi, giúp người bệnh toát mồ hôi, từ đó sẽ giúp đào thải độc tố từ trong cơ thể ra ngoài. Hoặc tắm nước bằng lá kinh giới, xay nhuyễn lá kinh giới đắp lên vùng bị tổn thương, giúp hỗ trợ quá trình điều trị.

Biện pháp phòng và tránh tái phát bệnh mề đay

Người bệnh bị nổi mề đay mãn tính, không chỉ bệnh khó điều trị, bệnh dễ tái phát khi gặp gặp chất kích ứng. Do đó cần sử dụng các biện pháp phòng tránh dưới đây:

  • Vệ sinh dạ sạch sẽ, sử dụng sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ, an toàn, tránh gây kích ứng và gây ngứa trên da.
  • Cần mặc quần áo thông thoáng, rộng rãi, tránh kích ứng gây ngứa vùng da bị tổn thương
  • Khi bị mề đay hạn chế hoạt động tăng tiết bã nhờn, đổ mồ hôi, tránh gây ngứa và tạo điều kiện cho mề đay lan rộng.
  • Hạn chế chà xát, gãi, kỳ cọ, tránh gây lở loét viêm nhiễm da. Người bệnh nên kết hợp biện pháp chăm sóc nhà giúp hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Trường hợp cơn ngứa kéo dài, dai dẳng, thường xuyên tái phát cần đi gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị phương pháp phù hợp.
  • Bổ sung nước 2-2,5l nước cho cơ thể
Bổ sung nước cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch
Bổ sung nước cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng stress
  • Chế độ ăn khoa học hợp lý, bổ sung nhiều vitamin dưỡng chất cho cơ thể. Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng.

Nổi mề đay lâu ngày không khỏi do nhiều nguyên nhân khác nhau cả yếu tố chủ quan và khách quan. Do đó người bệnh cần biện pháp điều trị phù hợp, bên cạnh đó kết hợp biện pháp chăm sóc tại nhà giúp bệnh nhanh khỏi và hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp
Mề đay là bệnh da liễu mãn tính, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Hiện tượng này kéo dài dai dẳng nhiều ngày và dễ tái phát. Nếu không có biện pháp phù hợp sẽ khó có thể điều trị bệnh dứt điểm. Theo đó các chuyên gia khuyến khích người bệnh […]
Nổi mề đay có các biểu hiện ngoài da đó là ngứa ngáy, mẩn đỏ vô cùng khó chịu. Bên cạnh việc dùng các loại thuốc uống và thuốc bôi, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại lá dược liệu để tắm nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng khó chịu của […]
Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì an toàn hiệu quả là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Khi bị nổi mề đay trẻ, thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy khó chịu khắp người dẫn đến quấy khóc và cào gãi vào da. Song song với việc dùng thuốc Tây y, […]
Tình trạng nổi mề đay trên cơ thể có thể gây ngứa hoặc không nhưng đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Do đó, người bệnh luôn mong muốn mề đay nhanh chóng lặn và làn da khôi phục bình thường. Để tăng tốc độ làm lành, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng và bệnh […]
Nhiều người thắc mắc: Đang bị nổi mề đay có kiêng gió không? Gió quạt và điều hòa thì sao và cần kiêng gì khác? Tất cả các câu hỏi này về cách chăm sóc khi bị nổi mề đay trên sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau. Người bị nổi mề […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *