10 Mẹo Chữa Mề Đay Tại Nhà Giúp Nhanh Chóng Giảm Ngứa, Khó Chịu
Sử dụng các mẹo chữa mề đay tại nhà được nhiều người áp dụng vì nó đơn giản, lành tính, hiệu quả cao. Khi thực hiện, người bệnh cần kiên trì, dùng theo đúng hướng dẫn để tránh gặp phải tác dụng phụ, đồng thời giảm triệu chứng khó chịu nhanh hơn. Dưới đây là 10 cách thực hiện bạn đọc có thể tham khảo.
10 mẹo chữa mề đay tại nhà cực hiệu quả
Mề đay là tình trạng nổi mẩn đỏ thành từng mảng hoặc vết, gây ngứa khắp người. Tình trạng này xảy ra do cơ thể sản sinh ra kháng thể histamin chống lại tác nhân xâm nhập gây kích ứng. Nhiều trường hợp bệnh có thể tự khỏi, tuy nhiên trong tình trạng nặng không được điều trị tốt sẽ dẫn đến mãn tính, khó chữa và nguy hiểm.
Với tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các mẹo chữa mề đay tại nhà an toàn và cho hiệu quả tốt. Cách chữa này sử dụng các nguyên liệu tự nhiên sẵn có, cách sử dụng rất đơn giản và an toàn.
Dưới đây là 10 mẹo chữa phổ biến nhất người bệnh có thể tham khảo:
Chữa mề đay tại nhà với lá khế
Trong Đông y, lá khế thường được dùng với tác dụng giảm ngứa gây ra do dị ứng, mề đay hoặc các chứng bệnh ngoài da khác. Một số cách dưới đây người bệnh có thể lựa chọn:
- Tắm nước lá khế: Cách đơn giản nhất là dùng lá khế đun lấy nước để tắm hàng ngày. Sử dụng lá khế tươi đun với nước, để nguội bớt đem tắm hoặc ngâm vị trí da bị mề đay. Không nên ngâm quá lâu trên 20 phút..
- Chườm nóng lá khế: Lá khế sao vàng, nóng, bọc vào vải sạch và chườm lên vị trí da bị bệnh. Giữ nguyên trong vòng 20 phút để bài thuốc đảm bảo hiệu quả
- Xông hơi lá khế: Nấu lá khế sạch với nước, sau đó xông hơi trong phòng kín khoảng 10 phút
- Đắp lá khế: Lá khế rửa sạch, giã nhuyễn, đắp trực tiếp lên vùng da bị mề đay, massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút.
Ngoài phương pháp dùng ngoài để cải thiện triệu chứng, nhiều người cũng uống nước lá khế để chữa mề đay từ bên trong. Tùy vào từng tình trạng bệnh có thể dùng cách chữa phù hợp nhất.
Sử dụng gel nha đam chữa mề đay tại nhà
Nha đam (lô hội) là loại cây có vị đắng, tính mát nên có khả năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Trong gel nha đam có nhiều acid amin và khoáng chất có khả năng dưỡng ẩm cho da, tái tạo lớp da mới mềm mại hơn. Cách chữa mề đay bằng nha đam thực hiện như sau:
Nguyên liệu:
- Nha đam tươi: 1-2 cây
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nha đam, vớt ra để ráo nước
- Cắt đôi cây nha đam và lọc lấy phần gel bên trong
- Thoa phần gel lên da vừa đủ một lớp mỏng, để gel khô tự nhiên, không băng kín
- Có thể thoa nhiều lần trong ngày, người bệnh sẽ thấy cải thiện triệu chứng ngứa da đáng kể
Tuy nhiên, cơ địa một số người có thể dị ứng với nha đam. Khi sử dụng nha đam lần đầu người bệnh thoa 1 lớp gel nha đam lên da tay, để khoảng 24 giờ nếu không bị ngứa có thể sử dụng.
Ngoài ra, với nha đam tươi chỉ dùng phần gel bên trong, bỏ sạch phần vỏ và màng xanh vì phần này có thể gây kích ứng trên da.
Bài thuốc chữa mề đay tại nhà với mật ong
Mật ong có chứa hoạt chất chống oxy hóa giúp cải thiện tình trạng ngứa da, mẩn đỏ. Ngoài ra, sử dụng mật ong ngoài da còn kích thích sản sinh collagen, lành lành các tổn thương trên da và tái tạo lớp tế bào mới.
Dùng mật ong chữa mề đay như sau:
Nguyên liệu:
- Mật ong: 1-2 thìa cà phê
- Nguyên liệu khác: Sữa chua, nha đam, chanh,….
Cách thực hiện:
- Vệ sinh vùng da bị mề đay bằng khăn ẩm hoặc nước muối loãng
- Lấy lượng mật ong và nguyên liệu khác đã chuẩn bị, trộn đều
- Thoa một lớp mỏng hỗn hợp trên lên vùng da bị mề đay, massage nhẹ nhàng khoảng 15 phút
- Để khô tự nhiên, người bệnh nên mặc quần áo thoáng mát, tránh cọ xát vào vùng da tổn thương
Lưu ý: Không dùng bài thuốc này với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi
Chữa mề đay tại nhà bằng gừng tươi
Theo ghi chép trong y học cổ truyền, gừng tươi là vị thuốc có vị cay, tính ấm, có tác dụng khu phong trừ hàn, giải biểu và chống dị ứng tương đối hiệu quả. Chuẩn bị và thực hiện bài thuốc từ gừng tươi theo các cách dưới đây:
- Ngâm vùng da mề đay với nước gừng: Gừng tươi rửa sạch, thái lát đun sôi với 2 lít nước, thêm muối và nước lạnh để ngâm vùng da bị tổn thương trong khoảng 20 phút.
- Tắm nước gừng: Chuẩn bị 2 củ gừng tươi và 3 lít nước, đun sôi 20 phút lấy nước tắm. Cần hòa với nước lạnh đến khi vừa đủ ấm và tắm nhanh trong vòng 15 phút. không nên ngâm lâu
THAM KHẢO THÊM: Hướng Dẫn 5 Cách Chữa Mề Đay Bằng Gừng Vô Cùng Hiệu Quả Tại Nhà
Cách chữa mề đay tại nhà với nước cây phỉ
Mẹo chữa mề đay tại nhà với cây phỉ cũng được khuyến khích sử dụng vì thật sự hiệu quả trong việc giảm ngứa, cải thiện triệu chứng bệnh.
Thành phần tanin được tìm thấy trong cây phỉ rất tốt cho các chứng bệnh ngoài da, giúp giảm sưng và kháng khuẩn tương đối tốt.
Người bệnh thực hiện theo hướng dẫn như sau:
Nguyên liệu:
- Vỏ cây phỉ: 5-10g
Cách thực hiện:
- Vỏ cây phỉ rửa sạch, giã nhuyễn
- Thêm vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ (cao hơn mặt nguyên liệu khoảng 1,5 lần)
- Đun và để 15 phút tính từ lúc sôi. Lọc bỏ phần bã, sử dụng phần nước cốt, bôi lên da vùng da bị mề đay thành lớp mỏng
- Sau khi để hỗn hợp trên da khô khoảng 20 phút, người bệnh nên rửa sạch lại bằng nước ấm. Dùng liên tục 2 – 3 lần trong ngày và kiên trì trong nhiều ngày để thấy được hiệu quả
Bài thuốc chữa mề đay với bột yến mạch
Trong bột yến mạch có thành phần kẽm có khả năng cải thiện của các bệnh lý ngoài da hiệu quả, giảm ngứa và dịu các vết sưng đỏ.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại chỉ ra, thành phần acid ferulic, beta-glucan,…trong bột yến mạch có khả năng cấp ẩm, giữ ẩm cho da, giảm tình trạng thô ráp, căng cứng.
Do đó, đây không chỉ là mẹo chữa mề đay tại nhà thông thường mà còn có thể sử dụng như một cách làm đẹp
Nguyên liệu:
- Bột yến mạch: 5 thìa cà phê
- Nước sôi: 1 lít
Cách thực hiện:
- Sử dụng 1 lít nước mới sôi, hòa tan hoàn toàn 5 thìa bột yến mạch vào nước. Để nguyên cho bột yến mạch nở hoàn toàn (khoảng 10 phút)
- Để nguội bớt hỗn hợp, ngâm vùng da bị tổn thương vào nước
- Lấy phần bã yến mạch xoa nhẹ lên vết mề đay trong khoảng 10 phút. Sử dụng ngày 1 lần để cho hiệu quả tốt nhất.
Chữa mề đay với lá chè xanh
Trong dân gian, tắm lá chè xanh thường được áp dụng cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh nhằm cải thiện các triệu chứng mẩn ngứa, rôm sảy ngoài da.
Thành phần flavonoid trong lá chè xanh còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tương đối tốt.
Bài thuốc này được chế biến theo cách như sau:
- Chuẩn bị khoảng 50-60g lá chè xanh (chọn lá tươi, bỏ phần héo úa), rửa sạch lá, ngâm với nước muối loãng và vớt ra để cho ráo nước
- Thêm vào nồi cùng 3 lít nước, đun sôi khoảng 20 phút (trước khi cho lá chè xanh vào nồi, nên vò qua cho nát để hoạt chất hòa với nước)
- Cho phần nước lá chè xanh ra chậu, hòa thêm nước nguội và 1 nắm muối hạt
- Ngâm mình và tắm nhanh khoảng 15 phút với nước lá chè xanh
- Sử dụng phần lá chè massage lên vùng da mề đay
Chữa mề đay tại nhà bằng cách tắm/chườm nước mát
Giống như nhiều bài thuốc giải nhiệt khác, người bệnh có thể chỉ cần tắm nước mát hoặc chườm nước mát khi ngứa ngáy để giảm triệu chứng. Người bệnh thực hiện như sau:
- Chườm nước lạnh: Có thể sử dụng túi chườm hoặc khăn lạnh chườm lên vùng da bị mề đay. Phương pháp này thích hợp với vùng da mề đay khu trú nhưng cũng nên lưu ý nhiệt độ nước. Không sử dụng nước quá lạnh tránh gây kích ứng vùng da mề đay gây đỏ, phồng rộp (bỏng lạnh)
- Tắm nước mát: Tắm nước mát cũng là biện pháp hiệu quả giúp bạn cải thiện triệu chứng của bệnh. Lưu ý, khi tắm không sử dụng sữa tắm hoặc các chất làm sạch, nếu có chỉ sử dụng xà phòng dịu nhẹ thoa đều khắp cơ thể.
Uống trà thảo dược chữa mề đay
Một trong những nguyên nhân gây tình trạng nổi mề đay là do các yếu tố bên trong cơ thể bị nóng và phát ban trên da. Uống trà thảo dược giúp cải thiện tình trạng nóng trong này tương đối hiệu quả, giảm các triệu chứng trên da từ bên trong.
Một số loại trà người bệnh có thể sử dụng như trà hoa cúc, trà cam thảo,….
Sử dụng một tách trà mỗi ngày cũng giúp người bệnh giảm ngứa và các triệu chứng ngứa ngáy. Ngoài ra, thành phần chống oxy hóa có trong các loại trà thảo dược còn điều tiết hoạt động bài tiết bã nhờn, giúp da thông thoáng, đàn hồi tốt.
Do đó, người bệnh nên sử dụng trà thảo dược trong các trường hợp mề đay do dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn,…
Sử dụng tinh bạc hà chữa mề đay tại nhà
Một trong những hoạt chất chính của bạc hà là menthol – hoạt chất với tính mát, có tác dụng giảm ngứa, làm dịu da, gây tê và giảm đau. Khi sử dụng bạc hà dưới dạng bôi ngoài, bạc hà còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa sự lây lan của vết mề đay ra khắp cơ thể.
Người bệnh có thể sử dụng tinh dầu bạc hà có sẵn hoặc chế biến từ lá bạc hà tươi theo hướng dẫn sau:
Nguyên liệu
- Lá bạc hà: 1 nắm (10-20g)
- Muối hạt: 1 nắm nhỏ
Cách thực hiện
- Rửa sạch bạc hà, ngâm với nước muối loãng 10 phút, vớt ra để ráo nước
- Vò xát nhẹ đắp lên vùng da tổn thương hoặc hòa với nước ấm để tắm
- Khi tắm, dùng phần bã bạc hà massage vùng da có mề đay nhẹ nhàng
- Có thể tráng người lại bằng nước ấm
Ngoài phương pháp dùng ngoài, người bệnh còn có thể đun bạc hà lấy nước uống để cải thiện tình trạng mề đay từ bên trong.
Lưu ý khi chữa mề đay tại nhà
Các mẹo chữa mề đay tại nhà có ưu điểm là tương đối lành tính, có thể sử dụng lâu dài mà không lo có tác dụng phụ như dùng thuốc.
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều phương pháp, mẹo dân gian khác nên cũng có những hạn chế nhất định. Để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng, người bệnh cần chú ý trong quá trình điều trị như sau:
- Các mẹo dân gian trên chỉ có thể coi là biện pháp hỗ trợ nhằm cải thiện triệu chứng, không nên lạm dụng và coi là biện pháp điều trị chính
- Hiệu quả của mẹo dân gian còn tùy thuộc vào cơ địa người sử dụng, do đó người bệnh cần kiên trì sử dụng lâu dài để thấy được hiệu quả
- Trường hợp bị dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc với triệu chứng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt,… không nên sử dụng mẹo dân gian
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc dân gian tại nhà
- Chỉ sử dụng một phương pháp dân gian khi điều trị, không áp dụng song song nhiều phương pháp
- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ. Hạn chế sử dụng sữa tắm và các loại mỹ phẩm chứa nhiều hóa chất gây kích ứng da.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh ứ đọng mồ hôi. Nên mặc quần áo dài để tránh tiếp xúc với ánh mặt trời, bụi bẩn.
- Uống nhiều nước, ngoài nước khoáng có thể uống nước ép hoa quả, rau củ như nước rau má, nước cam,…
- Hạn chế ăn nhiều gia vị cay nóng có thể gây kích ứng và ngứa nhiều hơn
- Thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày, nhất là vùng da bị mề đay. Không dùng các loại kem có nhiều chức năng khác như dưỡng trắng,….Ưu tiên những loại kem có nguồn gốc thiên nhiên dịu nhẹ (ví dụ: gel nha đam,…)
- Đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý thay đổi liều lượng
- Rèn luyện thể lực hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe, cũng là một biện pháp phòng ngừa mề đay tái phát hiệu quả
Các mẹo chữa mề đay tại nhà trên chỉ mang tính chất tham khảo, được lưu truyền trong dân gian và hiệu quả tùy thuộc cơ địa người bệnh. Để đảm bảo hiệu quả, người bệnh nên đi khám và điều trị kết hợp với các biện pháp cần thiết khác. Chế độ dinh dưỡng cũng như các biện pháp phòng tránh khác là điều cần thiết để giúp người bệnh ngăn ngừa nổi mề đay
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!