Hỏi đáp

Chuyên Gia Da Liễu Giải Đáp Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi Chi Tiết Nhất

Bị bệnh nổi mề đay bao lâu thì khỏi? Mề đay là bệnh lý da liễu rất dễ tái phát cũng như kéo dài dai dẳng nếu bệnh nhân không có cách điều trị phù hợp. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp chăm sóc khác nhau và tùy theo từng cơ địa sẽ có thời gian hồi phục khác biệt. Để trả lời chi tiết cho vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi các thông tin từ chuyên gia da liễu dưới đây.

Chuyên gia tư vấn nổi mề đay bao lâu thì khỏi?

Các chuyên gia hàng đầu về da liễu cho biết, bệnh mề đay có thể khởi phát và kết thúc chỉ sau vài giờ nếu ở giai đoạn cấp tính. Đồng thời, cũng do chúng có diễn biến tương đối nhanh chóng, có thể tự khỏi dù chưa dùng thuốc nên nhiều người lầm tưởng bệnh không tái phát nữa. Tuy nhiên, phần lớn người bị mề đay sẽ tái phát liên tục và về lâu dài chuyển hẳn sang mãn tính.

Y học nhận định, bệnh mề đay không thể tự khỏi hoàn toàn nếu chúng ta không có các phương thuốc, các phác đồ chữa trị và biện pháp chăm sóc cơ thể phù hợp. Bệnh sẽ tùy từng cơ địa, sức đề kháng và hệ miễn dịch của mỗi người, từ đó có thời gian bùng phát và mức độ tổn thương khác nhau. Đối với câu hỏi nổi mề đay bao lâu thì khỏi, chúng ta sẽ phân chia thành 2 trường hợp như sau:

Mức độ nhẹ:

Ngay khi nhận biết được các dấu hiệu thường gặp của bệnh mề đay và xác định được nguyên nhân khởi phát, bệnh nhân áp dụng các biện pháp ngừng tiếp xúc với dị nguyên, sử dụng thuốc và cách mẹo chăm sóc tại nhà sẽ thấy bệnh khỏi khá nhanh. Lúc này, thuốc được dùng chủ yếu kháng histamin và một số dược liệu quen thuộc trong vườn nhà dùng để tắm, đắp.

Cùng với đó là cách vệ sinh cơ thể, ăn uống hợp lý sẽ giúp chúng ta phục hồi vùng da bị tổn thương, nâng cao sức khỏe tổng thể. Bệnh lý sẽ có sự chuyển biển rất tích cực, chỉ sau khoảng 3 ngày cho tới 1 tuần, mề đay sẽ chấm dứt.

Mức độ nặng:

Khi bệnh nhân không chỉ bị mẩn đỏ, ngứa ngáy, còn có thêm các triệu chứng đổ mồ hôi, khó thở, sốt cao, nôn, tụt huyết áp, đây là dấu hiệu cảnh báo mề đay đang diễn biến khá nặng. Bệnh nhân theo đó phải sớm tới các cơ sở y tế chuyên về da liễu để điều trị. Bởi mề đay nếu quá nặng sẽ có nguy cơ đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân. Nếu các triệu chứng liên tục diễn ra hơn 1 tháng, bệnh sẽ dần chuyển thành mãn tính, khi đó, việc chữa trị, phục hồi da sẽ cần thêm nhiều thời gian và công sức. Theo thống kê thu được, có khoảng hơn 50% người bệnh bị mề đay dai dẳng tới hơn 1 năm và thậm chí có khoảng ⅕ tổng số bệnh nhân bị bệnh liên tục trong nhiều năm.

Nổi mề đay bao lâu thì khỏi sẽ còn phụ thuộc vào mức độ bệnh
Nổi mề đay bao lâu thì khỏi sẽ còn phụ thuộc vào mức độ bệnh

Trường hợp di truyền:

Nổi mề đay bao lâu thì khỏi đối với trường hợp do nguyên nhân di truyền? Đối với những bệnh nhân này, các bác sĩ đánh giá khả năng bệnh khỏi hẳn và không tái phát sẽ rất ít. Gần như bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào dù đã áp dụng các phương pháp điều trị. Ngay cả khi về già, mề đay vẫn có khả năng bùng phát trở lại, gây ra nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Như vậy, có thể thấy rằng, bệnh nổi mề đay bao lâu thì khỏi sẽ còn phụ thuộc vào mức độ mắc bệnh, tình trạng sức khỏe và phương pháp điều trị của mỗi người. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có những cách hạn chế mề đay tái phát khá hiệu quả.

Tìm hiểu: Nổi Mề Đay Có Tắm Được Không? (Giải Đáp Từ Chuyên Gia)

Các cách giảm tái phát mề đay tốt nhất hiện nay

Mề đay có thể nhanh chóng thuyên giảm và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát hay không sẽ phụ thuộc không ít vào các cách chăm sóc của bệnh nhân. Bên cạnh đó, tuân thủ đúng những chỉ dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng, sức khỏe ngày một tốt hơn. Dưới đây là một số cách điều trị và phòng ngừa mề đay quay trở lại khá hiệu quả.

Hướng chữa trị nổi mề đay

Bệnh mề đay có thể điều trị bằng thuốc Đông y, Tây y và các mẹo dân gian ngay tại nhà. Lựa chọn phương pháp nào sẽ còn tùy theo mức độ bệnh lý và khả năng đáp ứng của cơ thể. Do đó, bệnh nhân tốt nhất vẫn nên tới bệnh viện thăm khám để lắng nghe tư vấn cụ thể của các y bác sĩ.

  • Thuốc Tây y: Sử dụng nhiều nhất gồm có: Kháng sinh, thuốc chứa thành phần menthol, thuốc kháng histamin, panthenol, thuốc bôi ngoài da và thuốc tiêm nếu cần thiết. Mỗi bệnh nhân sẽ có 1 đơn thuốc với liều lượng khác nhau, vì vậy bạn không tự ý mua thuốc về chữa tại nhà để tránh xảy ra tác dụng phụ.
  • Mẹo dân gian: Các trường hợp bị mề đay nhẹ có thể khỏi chỉ sau khoảng 3 – 5 ngày khi dùng một số thảo dược quen thuộc quanh nhà. Với những người bệnh này, chúng ta có thể dùng lá trà xanh, lá trầu, muối biển, kinh giới, nha đam, lá khế,… Bạn có thể sử dụng bằng cách nấu nước uống, tắm hoặc đắp lá trực tiếp lên da.
  • Thuốc Đông y: Với các dược liệu quý, thuốc Đông y sẽ đi sâu vào căn nguyên gây bệnh để loại bỏ triệt để các dấu hiệu của mề đay, ngừa nguy cơ tái phát, nâng cao sức khỏe tổng thể và không gây ra tác dụng phụ.
Sử dụng các phương thuốc phù hợp để mề đay thuyên giảm tốt
Sử dụng các phương thuốc phù hợp để mề đay thuyên giảm tốt

Luôn chăm sóc cơ thể đúng cách

Để mề đay không tái phát, việc chăm sóc cơ thể hàng ngày vô cùng quan trọng. Chúng ta cần củng cố hàng rào bảo vệ da vững chắc, tích cực phục hồi những tế bào da bị tổn thương, hạn chế viêm nhiễm lan rộng. Các bác sĩ cho biết, người bệnh nên chú ý một số điều sau:

  • Lựa chọn các sản phẩm sữa tắm, sữa rửa mặt có độ pH phù hợp từ 5 – 6, dịu nhẹ, thành phần an toàn, ưu tiên các dòng có thành phần tự nhiên.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày với nước có nhiệt độ phù hợp, không dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Cần duy trì độ ẩm cho da bằng các sản phẩm kem dưỡng có thành phần đơn giản.
  • Nên bổ sung thêm các chất chống oxy hóa, vitamin và collagen để da phục hồi tốt nhất.
  • Hạn chế căng thẳng stress hay thức khuya để tránh làm da bị suy yếu, sức đề kháng và miễn dịch không đủ khỏe.
Vệ sinh cơ thể bằng các sản phẩm dịu nhẹ lành tính
Vệ sinh cơ thể bằng các sản phẩm dịu nhẹ lành tính

Không tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh

Để có thể giúp bệnh mề đay nhanh khỏi và hạn chế quay trở lại, người bệnh cần tránh tiếp xúc với những yếu tố kích thích khởi phát. Có thể kể tới một số biện pháp hữu hiệu sau:

  • Khi sử dụng sữa tắm, sữa rửa mặt, nước hoa, các sản phẩm tẩy rửa cần lưu ý tới bảng thành phần. Nếu thấy có các nguyên liệu gây kích ứng da, tuyệt đối không sử dụng.
  • Khi đã biết bản thân bị nổi mề đay bởi những dị nguyên cụ thể, bạn hãy cách ly cẩn thận.
  • Luôn giữ cho không gian sinh hoạt sạch sẽ, thoáng mát, giặt quần áo, chăn gối thường xuyên.
  • Không cho tay lên cào gãi gây xước da, lúc này các vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh mề đay cùng bội nhiễm.
Làm sạch không gian sinh hoạt thường xuyên
Làm sạch không gian sinh hoạt thường xuyên

Xây dựng thực đơn lành mạnh

Quá trình ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng rất nhiều tới tình trạng bệnh lý, có thể giúp mề đay thuyên giảm nhanh hơn nhưng cũng có khả năng khiến bệnh ngày càng nặng. Theo đó, các chuyên gia cho biết, bệnh nhân nên dùng thực phẩm theo những gợi ý sau:

  • Ăn nhiều thực phẩm có chứa thành phần vitamin nhóm B, C, A như: Cà chua, cá chép, óc chó, chuối, bông cải xanh, dâu tây, táo, cam, quýt, ổi,….
  • Tăng cường các thực phẩm dồi dào chất chống oxy hóa từ trái cây và rau củ tươi.
  • Bổ sung thêm omega-3 vào các bữa ăn hàng ngày với liều lượng phù hợp.
  • Bệnh nhân luôn uống đủ nước mỗi ngày, bao gồm cả nước lọc và nước ép từ rau củ quả tươi để tăng cường cấp nước và các dưỡng chất cho cơ thể.
  • Để giúp mề đay cấp tính nhanh thuyên giảm, không ăn các loại hải sản, đậu phộng, mè hay những thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều cholesterol, phụ gia, gia vị cay nóng, các món ăn quá ngọt, quá mặn hoặc đồ muối chua.
  • Không sử dụng cồn, cafein, các thực phẩm dễ gây kích ứng cho làn da.
Chế độ ăn uống lành mạnh rất tốt cho bệnh nhân
Chế độ ăn uống lành mạnh rất tốt cho bệnh nhân

Nổi mề đay bao lâu thì khỏi đã được chúng tôi giải đáp rất cụ thể trong bài viết này. Hy vọng rằng, qua đây bệnh nhân sẽ có cách chăm sóc sức khỏe phù hợp, lựa chọn các phương pháp điều trị dứt điểm, nhanh chóng, tích cực tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, nên tới bệnh viện tái khám thường xuyên để kịp thời nắm bắt những thay đổi của làn da. Nếu thấy có dấu hiệu chuyển nặng, cần sớm áp dụng các cách khắc phục hợp lý để ngăn ngừa biến chứng trên da cũng như sức khỏe nói chung.

Thông tin quan trọng:

Câu hỏi thường gặp
Nổi mề đay có phải kiêng nước không, có nên tắm không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi đây là bệnh ngoài da cần kiêng khem khá nhiều. Bài viết sau đây chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết nổi mề đay có tắm được không để bạn đọc […]
Nhiều người thắc mắc: Đang bị nổi mề đay có kiêng gió không? Gió quạt và điều hòa thì sao và cần kiêng gì khác? Tất cả các câu hỏi này về cách chăm sóc khi bị nổi mề đay trên sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau. Người bị nổi mề […]
Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì an toàn hiệu quả là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Khi bị nổi mề đay trẻ, thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy khó chịu khắp người dẫn đến quấy khóc và cào gãi vào da. Song song với việc dùng thuốc Tây y, […]
Nổi mề đay lâu ngày không khỏi không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu mề đay mãn tính xảy ra ở tổ chức não có thể gây hiện tượng phù não, làm giãn mạch, gây tụt huyết áp đột ngột. Để giúp […]
Bệnh mề đay là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bệnh với các triệu chứng vô cùng khó chịu và gây mất thẩm mỹ. Vậy nổi mề đay có ngứa không và người bệnh cần lưu ý gì để nhanh khỏi? Thông tin này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *