Hỏi đáp

Nổi Mề Đay Có Lây Không? Phòng Ngừa Bệnh Như Thế Nào?

Mề đay mẩn ngứa có lây không và phòng ngừa như thế nào là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm nhất hiện nay. Bởi đây là một bệnh lý da liễu phổ biến mà nhiều người mắc phải, thậm chí còn mắc nhiều lần trong đời. Mặc dù không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng hiện tượng nổi mề đay lại gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Để giúp bạn giải đáp thắc mắc trên, hãy cùng theo dõi những thông tin trong bài viết sau đây.

Tình trạng nổi mề đay có lây không?

Nổi mề đay là tình trạng da có các biểu hiện nổi mẩn đỏ, thậm chí nổi cộm thành những vết có hình thù và kích thước không cố định. Biểu hiện này trên da khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu và có thể gây đau nhức, nóng rát.

Thông thường bệnh có thể tự khỏi, nhưng trong nhiều trường hợp nặng cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Nổi mề đay có lây không và con đường lây nhiễm là như thế nào? là thắc mắc của nhiều người. Theo nghiên cứu của các chuyên gia da liễu, mề đay hoàn toàn không phải bệnh truyền nhiễm. Do đó, nó KHÔNG THỂ LÂY LAN từ người sang người.

Bệnh xuất hiện khi cơ thể trực tiếp tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng như: lông động vật, dị vật trong không khí, thời tiết thay đổi,… Khi đó, cơ thể sản sinh ra kháng thể histamin nhằm chống lại các tác nhân đó, gây kích ứng dưới da và sinh ra các triệu chứng mẩn ngứa, nóng đỏ. 

“Nổi mề đay có lây không” Hoàn toàn không lây nhiễm
“Nổi mề đay có lây không” Hoàn toàn không lây nhiễm

Trên thực tế, có một số trường hợp mề đay bị lây nhiễm khi nguyên nhân gây ra bởi tình trạng nhiễm trùng cấp. Thực chất tình trạng này không phải sự lây lan do mề đay mà là sự lây nhiễm các tác nhân gây nhiễm trùng (virus, vi khuẩn).

Do đó, khi tiếp xúc với bệnh nhân cũng có thể xuất hiện các biểu hiện của nhiễm trùng cấp, trong đó có nổi mề đay.

Người bệnh cũng như mọi người xung quanh cũng không cần lo lắng về vấn đề nổi mề đay có lây không? Có thể khẳng định rằng bệnh này KHÔNG LÂY NHIỄM từ người sang người. 

Tuy nhiên, mề đay có thể lan rộng ra khắp cơ thể nếu người bệnh không giữ gìn và có đặc tính di truyền. Mề đay có thể được gây ra bởi người có cơ địa dị ứng.

Với thế hệ sau của người bệnh cũng có thể gặp tình trạng này. Tuy nhiên, khả năng di truyền không phải là 100% do đó người bệnh không cần quá lo lắng. 

Biện pháp phòng ngừa nổi mề đay hiệu quả

Nổi mề đay là tình trạng phát ban kèm các biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu, có thể mưng mủ (mề đay do nhiễm trùng cấp). Tuy đây không phải tình trạng nguy hiểm, có thể tự biến mất trong vòng 24 giờ mà không cần uống thuốc.

Nhưng vẫn có những trường hợp gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, ví dụ như mề đay do dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc,….

Bên cạnh tìm hiểu vấn đề “Nổi mề đay có lây không?, người bệnh cũng cần nắm bắt thông tin về các biện pháp phòng chống mề đay, cụ thể như sau:

Ngưng tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng

Thông thường, tình trạng mề đay gây ra là do cơ thể tiếp xúc với chất lạ, có nguồn gốc từ môi trường bên ngoài. Do đó, khi có biểu hiện mề đay, người bệnh phải lập tức ngưng sử dụng những tác nhân có nghi ngờ gây kích ứng. Trong đó, có thể là:

  • Mỹ phẩm: Nhiều trường hợp người bệnh bị dị ứng với mỹ phẩm (sữa tắm, sữa rửa mặt, kem dưỡng da, mặt nạ, kem dưỡng ẩm,…). Dù là sản phẩm gì cũng cần ngưng sử dụng ngay và đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị
  • Bụi bẩn: Với một số làn da nhạy cảm, việc tiếp xúc với bụi bẩn và môi trường ô nhiễm cũng có thể bị nổi mề đay. Do đó, người bệnh cần vệ sinh da sạch sẽ và mặc đồ bảo hộ khi ra ngoài.
  • Các dị nguyên khác: Một số dị nguyên khác ảnh hưởng đến làn da như côn trùng (ong, kiến ba khoang,…); dị ứng thời tiết; dị ứng thức ăn; dị ứng thuốc;….
Ngưng sử dụng thuốc nếu nổi mề đay xảy ra do dị ứng thuốc
Ngưng sử dụng thuốc nếu nổi mề đay xảy ra do dị ứng thuốc

Đến bệnh viện khi bệnh có dấu hiệu nặng

Đa số trường hợp mề đay xuất hiện và tự biến mất sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, một số trường hợp kèm theo một số biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời

Nghiêm trọng hơn một số trường hợp nổi mề đay do dị ứng thức ăn hoặc dị ứng thuốc,…có thể gây hiện tượng sốc phản vệ. Biểu hiện của bệnh là nổi mề đay toàn thân, khó thở, choáng váng và rơi vào tình trạng mất ý thức. Do đó, trong bất kỳ trường hợp nào cũng nên đi khám để được điều trị kịp thời.

ĐỌC THÊM:

Không tự ý sử dụng thuốc dị ứng

Nhiều người có thói quen sử dụng thuốc dị ứng khi có biểu hiện nổi mề đay. Nhưng việc lạm dụng thuốc đôi khi sẽ gây phản tác dụng. Cụ thể, trong các trường hợp như mề đay do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc kháng H1 chỉ là biện pháp hỗ trợ, không thể tiêu diệt vi khuẩn, virus trong cơ thể.

Mặt khác, các loại thuốc thuộc nhóm chống dị ứng nếu sử dụng không có sự chỉ định của bác sĩ có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt, buồn ngủ,….nên cần phải kiểm soát chặt chẽ khi dùng

Thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bất kỳ bệnh lý nào. Do đó, với người nổi mề đay cũng vậy, cần điều chỉnh lại chế độ ăn của mình để việc điều trị đạt hiệu quả. 

Người bệnh cần tăng cường thành phần hoa quả, củ quả giàu vitamin A,B,C nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, hạn chế ăn các thực phẩm giàu đạm, động vật có vỏ (tôm, cua, ngao, sò,…) và các loại hạt. 

Bổ sung đủ nước cho cơ thể dưới nhiều dạng: nước khoáng, nước ép trái cây, nước ép rau củ. Không sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn khác và không nên sử dụng thuốc lá trong thời gian trị bệnh

Rèn luyện thể lực nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa mề đay
Rèn luyện thể lực nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa mề đay

Thể thao vừa sức, giữ vệ sinh cơ thể

Rèn luyện thể lực mỗi ngày giúp sức đề kháng được nâng cao, đẩy lùi mọi nguy cơ bệnh tật. 

Với người bệnh nổi mề đay, khi tập thể thao nên mặc quần áo rộng rãi hoặc thấm hút mồ hôi tốt, không để ứ đọng mồ hôi trên da. Tắm rửa sau khi tập bằng xà phòng dịu nhẹ cũng là một biện pháp cải thiện triệu chứng nổi mề đay.

Bài viết trên đây đã giúp người bệnh giải đáp thắc mắc “Nổi mề đay có lây không?” và các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Người bệnh nên chủ động đến các cơ sở da liễu để thăm khám nếu như bệnh có diễn tiến nặng hơn. Nếu mề đay tái phát nhiều lần, người bệnh nên lưu ý và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn bệnh tái diễn.

Câu hỏi thường gặp
Mề đay là bệnh da liễu mãn tính, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Hiện tượng này kéo dài dai dẳng nhiều ngày và dễ tái phát. Nếu không có biện pháp phù hợp sẽ khó có thể điều trị bệnh dứt điểm. Theo đó các chuyên gia khuyến khích người bệnh […]
Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì an toàn hiệu quả là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Khi bị nổi mề đay trẻ, thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy khó chịu khắp người dẫn đến quấy khóc và cào gãi vào da. Song song với việc dùng thuốc Tây y, […]
Bệnh mề đay là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bệnh với các triệu chứng vô cùng khó chịu và gây mất thẩm mỹ. Vậy nổi mề đay có ngứa không và người bệnh cần lưu ý gì để nhanh khỏi? Thông tin này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới […]
Theo lời khuyên của rất nhiều người, khi bị mề đay có thể bôi dầu để thuyên giảm các triệu chứng. Vậy trên thực tế, nổi mề đay có nên bôi dầu hay không? Loại dầu nào nên bôi và không nên bôi? Hãy cùng tìm hiểu thông tin này trong bài viết ngay sau […]
Bị bệnh nổi mề đay bao lâu thì khỏi? Mề đay là bệnh lý da liễu rất dễ tái phát cũng như kéo dài dai dẳng nếu bệnh nhân không có cách điều trị phù hợp. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp chăm sóc khác nhau và tùy theo từng cơ địa sẽ có […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *