Tin tức

Nổi Mề Đay Do Dị Ứng Thời Tiết Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nổi mề đay do dị ứng thời tiết thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Dù bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý khi bị dị ứng thời tiết nổi mề đay một cách hiệu quả nhất.

Nổi mề đay do dị ứng thời tiết là như thế nào?

Nổi mề đay là hiện tượng phản ứng dị ứng của mao mạch dưới da, niêm mạch khi có sự tiếp xúc với các dị nguyên.

Tình trạng này khiến cơ thể sinh ra lượng histamin làm vỡ liên kết mạch máu, từ đó xuất hiện các triệu chứng sưng, nổi mẩn đỏ ở bề mặt da ,được gọi là nổi mề đay. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mề đay mẩn ngứa, trong đó dị ứng thời tiết là một trong những tác nhân phổ biến nhất.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nổi mề đay dị ứng thời tiết do sự rối loạn của miễn nhiễm trong cơ thể khi có sự thay đổi thất thường của khí hậu. Điều này khiến cơ thể không thích nghi kịp thời hoặc khả năng phản kháng kém dẫn tới chứng bệnh.

Nổi mề đay do dị ứng thời tiết thường xuất hiện khi có sự thay đổi đột ngột của khí hậu
Nổi mề đay do dị ứng thời tiết thường xuất hiện khi có sự thay đổi đột ngột của khí hậu

Cụ thể một số trường hợp mề đay do dị ứng thời tiết như: 

  • Không khí lạnh

Mùa đông hoặc thời điểm giao mùa từ hạ sang đông con người rất dễ bị nổi mề đay. Bởi vì, sự thay đổi thất thường của khí hậu hoặc tiếp xúc không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới hệ miễn dịch.

Lúc này, cơ thể không thích nghi kịp thời, khả năng phản kháng kém với thời tiết sẽ sinh ra nổi mẩn ngứa, phát ban, sưng đỏ. 

  • Thời tiết nóng bức

Không chỉ thời tiết lạnh và khí hậu nắng nóng cũng là nguyên nhân sinh ra mề đay. Nhiệt độ nóng kích thích tuyến mồ hôi sinh là nhiều hơn bình thường kèm theo bã nhờn.

Điều này, khiến da luôn ở trạng thái ướt, nhờn bóng, tạo điều kiện để vi khuẩn hình thành, xâm nhập gây ra tình trạng nổi mề đay. 

  • Thời tiết khô hanh, nhiều gió

Gió là tác nhân không nhỏ gây ra hiện tượng bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa,… ở trong không khí tác động vào da, gây ra hậu quả dị ứng hoặc khiến bệnh nặng hơn. 

  • Thời tiết ẩm ướt

Thời tiết thường xuyên mưa nhiều, ẩm ướt sẽ tạo môi trường thuận lợi để nấm mốc, vi khuẩn trong không khí sinh sôi và phát triển. Lúc đó nếu không chăm sóc kết hợp bảo vệ da cẩn thận rất dễ bị các dị nguyên này tác động sinh ra phát ban, nổi mề đay. 

Cũng như những nguyên nhân gây nổi mề đay khác, mề đay do dị ứng thời tiết có thể tác động vào bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Các vị trí dễ bị nổi mề đay dị ứng như da tay chân, mặt, nổi mề đay ở khí quản, đường tiêu hóa,…

Dấu hiệu nổi mề đay do dị ứng thời tiết thường gặp

Các triệu chứng nổi mề đay do dị ứng thời tiết rất dễ nhận biết. Khi bị các dị nguyên tác động gây bệnh, người bệnh có thể phải đối diện với nhiều triệu chứng khó chịu, tiêu biểu như:

  • Nổi mẩn ngứa, sẩn phù da

Khi bị nổi mề đay, người bệnh sẽ thấy ở bề mặt da xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ. Nốt mẩn có thể mọc tập trung thành vùng lớn hoặc rải rác khắp da trên cơ thể. Chúng có xu hướng lan rộng, ban đầu chỉ là một vài nốt, sau đó lan dần ra vùng da xung quanh gây tổn thương diện rộng.  

Mề đay làm xuất hiện nhiều nốt sẩn đỏ, ngứa khó chịu
Mề đay làm xuất hiện nhiều nốt sẩn đỏ, ngứa khó chịu
  • Ngứa ngáy

Đây cũng là một trong những biểu hiện thường gặp khi bị nổi mề đay do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra. Đặc biệt, ngứa ngáy xuất hiện nhiều vào chiều tối, đêm kèm theo triệu chứng nóng rát khiến người bệnh khó chịu.

Lúc này, người bệnh thường có thói quen gãi ngứa. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn do vi khuẩn lan nhiễm, thậm chí có thể làm bội nhiễm da. 

  • Nốt dị ứng có vảy

Đây là triệu chứng sau khi da xuất hiện mẩn đỏ, ngứa một thời gian rồi hình thành các vảy bong tróc ở bề mặt da. 

  • Triệu chứng khác

Ngoài triệu chứng thường gặp trên đây, người bệnh còn xuất hiện một số biểu hiện khác như mỏi mệt, nổi mụn nước, sưng phù ở môi mắt, nhịp tim rối loạn,….

Thông thường, các dấu hiệu mề đay cấp tính thường xuất hiện từ 24h tới 6 tháng. Trong trường hợp, triệu chứng bệnh kéo dài quá 6 tháng sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Lúc này nếu không chăm sóc, điều trị đúng cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Nổi mề đay do dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Mề đay là bệnh ngoài da thường gặp ở nhiều đối tượng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, mề đay do nguyên nhân nào gây ra cũng gây tác động không nhỏ tới người bệnh.

Các triệu chứng ngứa ngáy, bỏng rát sẽ khiến người bệnh mất tập trung làm việc, học tập, từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Nổi mề đay do dị ứng thời tiết ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và sức khỏe người bệnh
Nổi mề đay do dị ứng thời tiết ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và sức khỏe người bệnh

Thêm vào đó, các biểu hiện mề đay như ngứa ngáy thường tập trung nhiều vào buổi tối. Điều này khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái thường xuyên mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu.

Tình trạng kéo dài sẽ làm cơ thể mỏi mệt, suy nhược, ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Nghiêm trọng hơn, mề đay mãn tính có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như: 

  • Nhiễm trùng bội nhiễm

Do người bệnh thường có thói quen gãi, chà xát mạnh lên da khi có cảm giác ngứa ngáy. Điều này sẽ khiến vi khuẩn lây nhiễm và lan rộng, đồng thời làm tổn thương bề mặt da từ đó gây ra hậu quả nhiễm trùng, bội nhiễm thậm chí hoại tử. 

  • Sốc phản vệ

Đây cũng là một trong những hậu quả thường gặp của tình trạng nổi mề đay kéo dài nhưng không điều trị. Do mề đay thường kéo theo tình trạng phù nề lưỡi gà, ống phế quản bị co thắt lại.

Hiện tượng này dẫn tới việc người bệnh bị tổn thương đường hô hấp, suy hô hấp, khó thở, ngạt thở,… nếu không được cấp cứu kịp thời rất dễ gây ra tử vong. 

Các cách điều trị nổi mề đay dị ứng thời tiết

Nổi mề đay do dị ứng thời tiết gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Do vậy, người bệnh nên chủ động lựa chọn phương pháp điều trị để ngăn ngừa những hậu quả có thể xảy ra. 

Cách điều trị mề đay tại nhà

Chữa mề đay bằng thảo dược tự nhiên là liệu pháp được nhiều người áp dụng. Cách này đơn giản, tuy nhiên các bạn chú ý chỉ nên áp dụng với người bệnh nhẹ, chứng bệnh chưa nặng. 

Chữa mề đay bằng lá tía tô

Tía tô nhiều hoạt chất kháng viêm giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ngoài da hiệu quả.

  • Người bệnh có thể sử dụng một nắm tía tô, rửa sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn.
  • Dùng rây lọc lấy phần nước cốt để uống còn bã đắp lên vùng da bị bệnh.
  • Kiên trì áp dụng thường xuyên tới khi triệu chứng mề đay thuyên giảm. 
Sử dụng tía tô trị mề đay đơn giản mà hiệu quả an toàn
Sử dụng tía tô trị mề đay đơn giản mà hiệu quả an toàn

Sử dụng đu đủ xanh

Trong quả đu đủ xanh có nhiều nhựa mủ, chứa hàm lượng lớn hoạt chất tiêu viêm.

  • Khi bị mề đay, bạn có thể dùng quả đu đủ xanh, gọt bỏ vỏ thái miếng cho vào nồi cùng với vài lát gừng tươi và một chút giấm.
  • Cho rồi lên bếp đun nhỏ lửa tới khi đu đủ nhừ và đặc quánh lại thì thôi, đợi hỗn hợp nguội thì rót vào hũ bảo quản.
  • Mỗi ngày, bạn dùng một lượng hỗn hợp vừa đủ thoa lên vùng da bị mề đay 2 lần (sáng, tối) sẽ giúp làm dịu tình trạng ngứa ngáy do mề đay gây ra. 

Chữa mề đay bằng lá hẹ

Hẹ cũng là một trong những thảo dược có công dụng tốt với chứng bệnh mề đay.

  • Bạn chỉ cần dùng một nắm hẹ tươi đun với nước
  • Chắt phần nước để uống còn bã đắp lên da bị tổn thương.
  • Kiên trì áp dụng kết hợp với việc chăm sóc và bảo vệ da cẩn thận để đạt hiệu quả tối đa. 

Trị mề đay bằng thuốc Tây y

Đối với trường hợp mề đay lâu ngày, tình trạng tổn thương lớn các bạn không nên chậm trễ tới bác sĩ. Tại đây, người bệnh sẽ được thăm khám và làm các xét nghiệm cụ thể. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ dựa vào đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. 

Người bệnh sử dụng thuốc trị mề đay theo chỉ định của bác sĩ
Người bệnh sử dụng thuốc trị mề đay theo chỉ định của bác sĩ

Thông thường, để trị mề đay, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với một số loại như: 

  • Thuốc kháng Histamin thế hệ 2: Nhằm tác động trực tiếp tới các tổn thương mề đay, ngăn ngừa không cho bệnh phát triển nặng. Một số thuốc thường dùng như cetirizine, levocetirizine,loratadine,…
  • Thuốc Corticoid: Thường được dùng ở dạng viên nang uống hoặc dung dịch tiêm ở những trường hợp bệnh nặng. 
  • Thuốc bôi bề mặt da: Thuốc được dùng bằng việc thoa trực tiếp ở bề mặt ngoài da giúp làm dịu cảm giác ngứa ngày, hạn chế tổn thương và phục hồi hư tổn. Một số thuốc thường dùng như Phenergan, Eumovate,…
  • Thuốc chứa Azithromycin: Đây là những thuốc thường dùng với người bệnh mề đay đã nặng, triệu chứng dai dẳng mãn tính. 
  • Thuốc Adrenalin: Thường được bác sĩ chỉ định dùng kết hợp histamin ở liều cao trong những trường hợp người bệnh xuất hiện phù mạch cấp tính.

Lưu ý: Thuốc Tây thường mang lại hiệu quả nhanh, tuy nhiên có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn. Bởi vậy, các bạn không được sử dụng thuốc nếu không được bác sĩ điều trị cho phép. 

Đông y trị mề đay

Theo quan niệm của Đông y, mề đay do dị ứng thời tiết hình thành do phong hàn xâm nhập kết hợp với huyết nhiệt sinh ra bệnh.

Để điều trị chứng bệnh này, Đông y thường sử dụng các phép chữa theo nguyên tắc trừ phong hàn, chống dị ứng, tiêu độc, lợi tiểu từ đó loại bỏ chứng bệnh từ bên trong cơ thể. 

Thuốc Đông y trị mề đay an toàn, không tác dụng phụ
Thuốc Đông y trị mề đay an toàn, không tác dụng phụ

Bài thuốc Đông y trị mề đay do dị ứng thời tiết như: 

Bài 1: 

  • Nguyên liệu: Đương quy, cam thảo, xuyên khung, tế tân, cánh cánh,…
  • Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang, người bệnh sử dụng các nguyên liệu trên sắc với nước rồi chia thuốc uống 3 lần/ngày theo hướng dẫn của lương y.

Bài 2: 

  • Nguyên liệu: Bạch chỉ, quế chi, ké đầu ngựa, ý dĩ, phòng phong,…
  • Cách dùng: Người bệnh sắc thuốc với 1 lít nước, tới khi thuốc cạn còn ⅓ thì ngưng, chia thuốc uống đều đặn hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ Đông y. 

Lưu ý: Thuốc Đông y sử dụng thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên. Ngoài tác dụng trị bệnh an toàn còn giúp tăng cường sức khỏe hiệu quả.

Tuy nhiên không giống như Tây y, thuốc thảo dược thường tác động chậm. Ngoài ra, hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa từng người cũng như quá tình chăm sóc và bảo vệ da như thế nào. 

Cách chăm sóc và phòng ngừa mề đay dị ứng thời tiết

Mề đay rất dễ xuất hiện và tái phát trở nặng khi gặp nhiệt độ, thời tiết thay đổi đột ngột. Do vậy, các bạn nên chủ động chăm sóc và phòng ngừa bệnh bằng chế độ ăn dinh dưỡng kết hợp vệ sinh cá nhân, sinh hoạt đúng cách. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Đảm bảo giúp cơ thể luôn được cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng phòng ngừa, hỗ trợ trị bệnh. 
  • Các loại rau xanh, trái cây có hàm lượng lớn chất xơ hoạt chất kháng viêm. Do vậy tăng cường bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp hỗ trợ chứng bệnh nhanh chóng phục hồi. 
  • Uống nhiều nước, bổ sung ít nhất 2 lít nước cho cơ thể/ngày. Điều này sẽ góp phần hữu ích cho việc đào thảo độc tố, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa mề đay. 
  • Các loại thực phẩm như tôm, cua, gà, cá biển,… Mặc dù chúng giàu đạm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên lại có khả năng gây dị ứng cao, do vậy người bệnh cũng không nên ăn. 
  • Người bệnh không nên dùng thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay, nóng,… Vì chúng có thể khiến hệ thần kinh ngoại biên kích thích gây ra tình trạng mề đay nặng hơn. 
Nổi mề đay do dị ứng thời tiết nên kiêng thực phẩm cay nóng để bệnh không tiến triển nặng hơn
Nổi mề đay do dị ứng thời tiết nên kiêng thực phẩm cay nóng để bệnh không tiến triển nặng hơn

Vệ sinh, chăm sóc da đúng cách

  • Cần đảm bảo luôn vệ sinh cơ thể hàng ngày sạch sẽ để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm trú ngụ ở da phát triển sinh ra bệnh. 
  • Khi bị mề đay, người bệnh không nên tắm quá lâu, nước tắm phải là nước ấm. Ngoài ra, khi tắm cần đóng kín cửa để không cho gió lùa vào.
  • Luôn giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, thời điểm giao mùa đúng cách để phòng ngừa bệnh mề đay do dị ứng thời tiết gây ra.
  • Người bệnh tránh tiếp xúc với môi trường có gió bụi, không khí lạnh, nhiệt độ cao, nắng gắt,… Vì đây sẽ là tác nhân khiến bệnh trầm trọng hơn. 
  • Thói quen cọ xát, gãi lên bề mặt da bị bệnh sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Do vậy người bệnh chú ý tránh làm điều này khi bị bệnh.

Nổi mề đay do dị ứng thời tiết hay bất kỳ nguyên nhân nào khác đều gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Do vậy, các bạn nên chủ động trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phòng ngừa và xử lý kịp thời. 

ArrayArray
Câu hỏi thường gặp
Mề đay là bệnh da liễu mãn tính, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Hiện tượng này kéo dài dai dẳng nhiều ngày và dễ tái phát. Nếu không có biện pháp phù hợp sẽ khó có thể điều trị bệnh dứt điểm. Theo đó các chuyên gia khuyến khích người bệnh […]
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ bởi cơ địa trẻ nhỏ thường khá nhạy cảm. Theo các chuyên gia, điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân và cách điều trị mề đay của người mắc bệnh. Bài viết dưới đây […]
Bị bệnh nổi mề đay bao lâu thì khỏi? Mề đay là bệnh lý da liễu rất dễ tái phát cũng như kéo dài dai dẳng nếu bệnh nhân không có cách điều trị phù hợp. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp chăm sóc khác nhau và tùy theo từng cơ địa sẽ có […]
Nhiều người phân vân về chế độ dinh dưỡng khi đang bị nổi mề đay sao cho các vùng da có thể nhanh chóng khôi phục về bình thường. Là một loại nước trái cây tốt cho sức khỏe và có nhiều công dụng đối với da, nhiều người thắc mắc: Bị nổi mề đay […]
Nổi mề đay là một bệnh lý da liễu khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Bệnh xuất hiện phổ biến ở những người có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch suy yếu. Vậy bị nổi mề đay có tự khỏi không? Điều trị bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *