Tin tức

Dị Ứng Cua Đồng Nổi Mề Đay: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Hiện tượng dị ứng cua đồng nổi mề đay là tình trạng mẫn cảm có thể xảy ra ở nhiều người sau khi ăn. Việc phát hiện nguyên nhân gây dị ứng, đánh giá mức độ đúng để có cách xử lý kịp thời giúp kiểm soát nhanh tình trạng da nổi mề nay và những triệu chứng dị ứng khác. Tìm hiểu chi tiết về hiện tượng mẫn cảm này trong bài viết sau.

Nguyên nhân dị ứng và nổi mề đay sau khi ăn cua đồng

Nổi mề đay trên da là tình trạng xuất hiện các nốt, vùng ửng đỏ nổi lên trên da, xung xanh có thêm vòng trắng hoặc hồng. Đây là một triệu chứng phổ biến khi cơ thể bị dị ứng do tác động từ bên trong hoặc mẫn cảm da do yếu tố bên ngoài. Trong đó, hiện tượng nổi mề đay sau khi ăn cua đồng hoặc các động vật giáp xác, hải sản thường là dấu hiệu dị ứng, mẩn cảm cả cơ thể.

Dị ứng cua đồng nổi mề đay có thể xảy ra ở nhiều người sau khi ăn
Dị ứng cua đồng nổi mề đay có thể xảy ra ở nhiều người sau khi ăn

Nguyên nhân cụ thể bị dị ứng cua đồng nổi mề đay có thể do:

  • Kích ứng với protein của cua: Trong cua đồng chứa hàm lượng protein cao, có thể gây kích ứng với một số đối tượng. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với protein trong cua sau khi ăn, giải phóng histamin và gây ra các triệu chứng dị ứng, bao gồm nổi mề đay.
  • Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn: Dù khá hiếm nhưng một số người sau khi ăn sẽ phản ứng với cua đồng bị nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn. Thông thường những trường hợp này là do cua nhiễm khuẩn, trùng chưa được vệ sinh, chế biến sạch hoặc không đảm bảo vệ sinh trong quá trình làm thành món ăn.
  • Mẫn cảm với chất độc: Trường hợp này xuất hiện khi cua bị nhiễm các chất độc, hóa chất từ môi trường sống ban đầu hoặc trong quá trình bảo quản và chế biến. Dãn đến sau khi ăn cua, cơ thể xuất hiện phản ứng dị ứng, ngộ độc.
  • Người ăn có tiền sử dị ứng: Một số người từng có tiền sử dị ứng với các loài giáp xác, hải sản,… hoặc mắc các bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm da cơ địa cũng có  nguy cơ cao bị dị ứng, nổi mề đay sau khi ăn cua đồng.

Triệu chứng dị ứng cua đồng nổi mề đay?

Thực tế, nổi mề đay chỉ là một trong những triệu chứng đặc trưng của hiện tượng cơ thể dị ứng với một tác nhân nào đó sau khi ăn cua đồng. Bên cạnh việc da nổi mề đay, sưng đỏ hoặc phát ban còn có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác tùy thuộc vào mức độ mẫn cảm và cơ địa của người bệnh.

Để nhận biết tình trạng dị ứng sau khi ăn cua đồng, bạn có thể nhận biết quan các triệu chứng ở hai mức độ sau:

Triệu chứng nhẹ

Dấu hiệu bạn bị dị ứng nhẹ đối với cua đồng sẽ xuất hiện trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn. Một số triệu chứng phổ biến khi bị dị ứng cua đồng bao gồm:

  • Ngứa, sưng đỏ, nổi ban hoặc mề đay trên da.
  • Khó chịu dạ dày hoặc đau bụng.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Ho khan, khó thở.

Đây là những triệu chứng nhẹ, không đe dọa đến tính mạng và có thể cải thiện ngay bằng một số loại thuốc kháng Histamin hoặc Corticosteroid.

Cần nhận biết các triệu chức và mức độ dị ứng để xử lý kịp thời
Cần nhận biết các triệu chức và mức độ dị ứng để xử lý kịp thời

Mức độ nghiêm trọng

Một số cơ địa mẫn cảm hoặc tình trạng dị ứng, ngộ độc nặng sau khi ăn cua đồng sẽ xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời như:

  • Da nổi mẩn, mề đay nặng trên toàn thân.
  • Sưng tấy quanh mắt, môi, mặt hoặc cổ họng.
  • Khó thở, khó nuốt, đau tức vùng ngực.
  • Ho dữ dội.
  • Tiêu chảy, nôn mửa liên tục.
  • Sốt cao.
  • Rối loạn nhịp tim, mất ý thức.

Trong trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng trên xảy ra, cơ thể người bệnh đang xuất hiện phản ứng dữ dội đối với tác nhân gây kích ứng, thậm chí có dấu hiệu sốc phản vệ. Do đó, người bị dị ứng cần được cấp cứu và đưa đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để giảm nguy cơ tử vong.

Cách xử lý khi dị ứng cua đồng nổi mề đay

Khi xuất hiện hiện tượng nổi mề đay do dị ứng sau khi ăn cua đồng, người mẫn cảm hoặc người xung quanh cần có cách xử lý, sơ cứu kịp thời để hạ thấp thương tổn, hạn chế nguy cơ biến chứng, thậm chí là sốc phản vệ và tử vong ở bệnh nhân. Tuy theo mức độ phản ứng của tình trạng dị ứng mà có nhiều biện pháp cải thiện, điều trị như sau:

Cải thiện triệu chứng dị ứng mức độ nhẹ

Đối với tình trạng dị ứng mức độ nhẹ với các triệu chứng phổ biến, bệnh nhân có thể tự cải thiện bằng một số phương pháp chăm sóc hoặc mẹo dân gian tại nhà như:

  • Sử dụng lá bạc hà: Để cải thiện nhanh cảm giác kích ứng, ngứa rát ở vùng da nổi mề đay, phát ban, bạn có thể sử dụng lá bạc hà. Nhờ chứa hàm lượng Menthol bên trong, loại thảo mộc này giúp giảm đau, làm dịu da tại chỗ. Cách dùng như sau: Giã nhuyễn lá bạc hà tươi rồi đắp trực tiếp lên vùng da nổi mề đay hoặc hòa với nước để tắm toàn cơ thể.
  • Dùng mật ong: Mật ong cũng được biết đến như một nguyên liệu đa dụng với nhiều tác động tuyệt vời đến cơ thể. Bạn có thể pha trà mật ong để uống, vừa bổ sung nước cho cơ thể vừa hỗ trợ giải độc, giảm tình trạng dị ứng. Trong mật ong cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin B, E giúp cải thiện tình trạng mề đay trên da, xoa dịu cơn ngứa rát, Bạn hãy dùng một lượng mật ong nguyên chất thoa một lớp mỏng nên vùng da kích ứng, rồi rửa lại bằng nước ấm sau 15 phút.
  • Sử dụng lá tía tô: Lá tía tô có chứa hoạt chất Limonene và Hydrocumin có tác dụng kháng khuẩn trên bề mặt vùng da bị nổi mề đay, từ đó làm dịu cơn ngứa rát khó chịu, đồng thời tăng tốc độ thải độc của cơ thể. Dp đó,k khi bị nổi ềm đay dị ứng cua đồng, bạn có thể sắc lá tía tô lấy nước uống hoặc nấu nước để lau rửa vùng da bị mề đay.
  • Mẹo dân gian từ rau má: Rau má cũng có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, đồng thời đây cũng là một loại thảo mộc có tính mát, hỗ trợ thanh nhiệt và giải độc gan. Bạn có thể xay nhuyễn rau má với nước, cho thêm đường để dùng uống giúp bổ sung nước, tăng tốc độ đào thải tác nhân gây kích ứng, giảm tình trạng nổi mề đay.
Nước rau má có thể cải thiện triệu chứng nổi mề đay khi bị dị ứng
Nước rau má có thể cải thiện triệu chứng nổi mề đay khi bị dị ứng

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các phương pháp trên chỉ có tác dụng hỗ trợ thuyên giảm triệu chứng nổi mề đay hoặc tăng tốc độ đào thải chất độc, chất gây kích ứng. Chúng không thể thay thế thuốc và không nên áp dụng cho các đối tượng có phản ứng mẫn cảm nghiêm trọng. Sau 1 – 3 ngày thực hiện mà tình trạng mề đay không giảm hoặc càng nặng hơn thì hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Áp dụng pháp trị Đông y

Đối với các bệnh nhân dị ứng cua đồng nổi mề đay do cơ địa và mức độ nhẹ, người bệnh có thể cải thiện và kiểm soát triệu chứng bằng cách áp dụng một số liệu pháp y học cổ truyền như:

  • Sử dụng thuốc uống: Có nhiều bài thuốc sắc uống từ thảo mộc, dược liệu thiên nhiên có tác dụng giảm triệu chứng, tăng hoạt động hệ bài tiết và thải độc gan. Tùy theo nguyên nhân, tình trạng dị ứng và cơ địa của bệnh nhân mà các lương y sẽ bốc thuốc phù hợp.
  • Dùng bài thuốc ngâm rửa: Một phương pháp khác là sử dụng nước nấu từ các loại thảo dược như lá dâu, lá nam dương sâm, lá kinh giới, lá bơ tòng, cây ngũ sắc, lá cây cù đèn,… theo chỉ định của lương y để ngâm rửa vùng da bị nổi mề đay, phát ban hoặc tắm rửa toàn thân để giảm triệu chứng dị ứng.
  • Châm cứu: Y học cổ truyền còn ứng dụng châm cứu vào trong điều trị bệnh nổi mề đay gây ngứa khi bị dị ứng với tác dụng thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, tăng thải độc và nuôi dưỡng khí huyết. Một số huyệt đạo được sử dụng nhiều có thể kể đến như Túc tam lý, Tam âm giao, Đại chùy, Khúc trì…

Mỗi bài thuốc và pháp trị sẽ áp dụng cho tình trạng và căn nguyên gây bệnh khác nhau, đồng thời liều dùng, cách áp dụng sẽ khác nhau tùy thuộc cơ địa của bệnh nhân. Bên cạnh đó, các phương pháp Đông y này thường gì giúp cải thiện các triệu chứng nhẹ, điều dưỡng cơ thể để nhanh phục hồi, đồng thời hạn chế tình trạng tái phát, bội nhiễm.

Sử dụng thuốc Tây y điều trị dị ứng

Các loại thuốc kháng Histamin thường được sử dụng nhiều nhất để điều trị dị ứng cua đồng với triệu chứng nổi mề đay hoặc một số tình trạng khác như sưng tấy, chảy nước mũi,… Sau đây là các loại thuốc kháng Histamin phổ biến không kê đơn hoặc có thể tham vấn dược sĩ để sử dụng tại nhà:

  • Clorpheniramin: Là một loại thuốc kháng H2 thường được điều chế dưới dạng viên nén, viên nhai uống hay thuốc tiêm tĩnh mạch. Liều dùng cần tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ, thông thường là 4mg/lần ở người lớn và 1 – 2mg/lần ở trẻ em. 
  • Loratadin: Liều dùng tham khảo là 10mg/lần/ngày ở người lớn và 5 – 10mg/lần/ngày ở trẻ em, tùy thuộc vào cân nặng và độ tuổi của bé. Cần cẩn trọng khi dùng vì thuốc có một số tác dụng phụ gây khó chịu.
  • Cetirizine: Liều dùng thông thường là  5- 10mg/ngày ở người lớn và chỉ được phép sử dụng sử dụng cho trẻ em khi có đơn kê cụ thể của bác sĩ.
Sử dụng thuốc kháng Histamin như Clorpheniramin khi cơ thể dị ứng thực phẩm
Sử dụng thuốc kháng Histamin như Clorpheniramin khi cơ thể dị ứng thực phẩm

Ngoài ra, các tình trạng dị ứng trên da gây ngứa rát khó chịu sau khi ăn cua đồng cũng có thể dùng kem thoa ngoài da có chứa Corticosteroids, Acetaminophen,…

Bên cạnh đó, nhiều loại thuốc giảm sung huyết chứa các thành phần như Naphazolin, Phenylephrin, Oxymetazolin… cũng có thể được sử dụng để cải thiện các triệu chứng khác ngoài nổi mề đay như ho, khó thở do phù nề cổ họng,… Những loại thuốc này thường ở dạng thuốc xịt mũi hoặc viên uống.

Việc sử dụng thuốc Tây y cần được hướng dẫn và tham vấn bởi bác sĩ hoặc dược sĩ để hạn chế tác dụng phụ và điều chỉnh liều lượng thuốc đảm bảo an toàn. Nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ hay dấu hiệu bất thường nào trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Sơ cứu, cấp cứu khẩn cấp và chẩn đoán, điều trị tại bệnh viện

Nếu đã biết mình có tiền sử dị ứng với cua hoặc bất kỳ thực phẩm nào khác với mức độ nghiêm trọng, hãy tránh tiếp xúc với chúng và đảm bảo luôn mang theo thuốc cấp cứu khẩn cấp. Nếu ăn nhầm, hãy sơ cứu và dùng thuốc (thường là Epinephrine – EpiPen® tiêm vào đùi), đồng thời liên hệ bác sĩ, cơ sở y tế để kiểm tra và thực hiện điều trị phù hợp.

Sơ cứu khẩn cấp với Epinephrine giảm nguy cơ sốc phản vệ
Sơ cứu khẩn cấp với Epinephrine giảm nguy cơ sốc phản vệ

Trong trường hợp bệnh nhân dị ứng và xuất hiện dấu hiệu sốc phản vệ, nhân viên cấp cứu có thể tiêm Epinephrine (Adrenaline) để tăng khả năng sống sót. Một số loại thuốc khẩn cấp cho tình trạng sốc phản vệ khác gồm: Methylprednisolon hoặc Hydrocortisone dạng uống, Hemisuccinate dạng tiêm, Natriclorua 0.9% dạng hít, Diphenhydramine dạng thuốc tiêm,…

Sau đó, nhân viên y tế sẽ áp dụng các phương pháp cấp cứu cho triệu chứng suy hô hấp như: Thổi ngạt, thở oxy mũi hoặc sử dụng bóng Ambu có oxy. Trong trường hợp thanh môn bị phù dẫn đến bệnh nhân không thở được, nhân viên y tế cần thực hiện mở khí quản để đặt ống nội khí quản. Một số loại thuốc tiêm sẽ tiếp tục được sử dụng như Aminophyline hoặc Terbutaline,…

Khi đã vượt qua phản ứng phản vệ, bệnh nhân cần được di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để ổn định tình trạng và tiếp tục điều trị. Thông thường các bác sĩ sẽ áp dụng súc ruột nếu lượng thức ăn tồn trong dạ dày và ruột còn nhiều, sau đó điều trị duy trì bằng than hoạt tính dùng 1g/kg trọng lượng theo đường uống.

Nếu bạn không chắc chắn mình bị dị ứng hay không nhưng xuất hiện các triệu chứng thường gặp của tình trạng dị ứng nặng sau ăn cua đồng, bạn vẫn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị đúng cách. Một số xét nghiệm được chỉ định nhiều gồm: Kiểm tra IgE, thử dị ứng da,…

Lưu ý cách phòng ngừa và chăm sóc dị ứng cua đồng nổi mề đay

Dưới đây là một số cách phòng ngừa dị ứng cua đồng nổi mề đay cũng như cách chăm sóc sau khi bị để cơ thể nhanh chóng phục hồi:

  • Uống thật nhiều nước: Việc uống đủ và nhiều nước giúp cơ thể thải độc nhan, tăng tốc độ đào thải tác nhân gây dị ứng hoặc chất độc để giảm nhanh các triệu chứng. Mặt khác, nếu bệnh nhân có tình trạng nôn hoặc tiêu chảy thường đi kèm hiện tượng mất nước nhanh, việc bổ sung nước cho cơ thể lúc này là rất cần thiết.
  • Tránh tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng: Nếu có tiền sử dị ứng cua đồng, động vật giáp xác, hải sản,… thì không nên ăn những món ăn chứa các loại thực phẩm này. Khi đã có dấu hiệu dị ứng với triệu chứng nổi mề đay, hãy hạn chế tiếp xúc các tác nhân dễ gây dị ứng khác như bụi bận, phấn hoa, hóa chất, mỹ phẩm, lông thú nuôi, khói thuốc lá,…
  • Giữ vệ sinh cho môi trường sống: Lau chùi nhà cửa thường xuyên, vệ sinh giường nệm, giặt quần áo thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn. Đồng thời, đối với những người thường xuyên trang điểm cần chú ý giữ vệ sinh và thường xuyên làm sạch các dụng cụ như chổi, cọ, mút tán,…
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng: Tuyệt đối không ăn những loại thực phẩm có tiền sử mẫn cảm, gây kích ứng. Đồng thời cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu có tiền sử dị ứng cua đồng hoặc mề đay cấp tính, hãy tìm hiểu và chẩn đoán kỹ để xác định mức độ phản ứng của cơ thể, kiểm tra dị ứng và tham vấn bác sĩ về phương án phòng ngừa, sơ cứu khẩn cấp.
Nên uống nhiều nước khi bị dị ứng, ngộ độc và nổi mề đay
Nên uống nhiều nước khi bị dị ứng, ngộ độc và nổi mề đay

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc những thông tin quan trọng về tình trạng dị ứng cua đồngnổi mề đay. Hãy nắm vững những kiến thức để để sẵn sàng ứng khó nếu xuất hiện dấu hiệu mẫn cảm, tránh hậu quả xấu nhất có thể xảy ra.

ArrayArray
Câu hỏi thường gặp
Mề đay là bệnh da liễu mãn tính, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Hiện tượng này kéo dài dai dẳng nhiều ngày và dễ tái phát. Nếu không có biện pháp phù hợp sẽ khó có thể điều trị bệnh dứt điểm. Theo đó các chuyên gia khuyến khích người bệnh […]
Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì an toàn hiệu quả là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Khi bị nổi mề đay trẻ, thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy khó chịu khắp người dẫn đến quấy khóc và cào gãi vào da. Song song với việc dùng thuốc Tây y, […]
Bị bệnh nổi mề đay bao lâu thì khỏi? Mề đay là bệnh lý da liễu rất dễ tái phát cũng như kéo dài dai dẳng nếu bệnh nhân không có cách điều trị phù hợp. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp chăm sóc khác nhau và tùy theo từng cơ địa sẽ có […]
Nhiều người phân vân về chế độ dinh dưỡng khi đang bị nổi mề đay sao cho các vùng da có thể nhanh chóng khôi phục về bình thường. Là một loại nước trái cây tốt cho sức khỏe và có nhiều công dụng đối với da, nhiều người thắc mắc: Bị nổi mề đay […]
Một chế độ chăm sóc da và sinh hoạt phù hợp chính là biện pháp tích cực giúp hỗ trợ điều trị mề đay. Vậy người bệnh nổi mề đay có được nằm quạt không và cần lưu ý những gì? Bài viết ngay sau đây VN MediPharm sẽ mang lại những thông tin hữu […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *