Bệnh Mề Đay Cấp Tính: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Dứt Điểm
Mề đay cấp tính được biết đến là bệnh lý với các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa da kéo dài dưới 6 tuần. Khác với mề đay mãn tính, bệnh cấp tính có thể xử lý nhanh chóng, ít để lại biến chứng và không gây ra quá nhiều triệu chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chữa bệnh như thế nào là tốt nhất?
Mề đay cấp tính là gì? Có nguy hiểm không?
Nổi mề đay là bệnh dị ứng về da, là phản ứng của mao mạch, niêm mạc dưới da trước tác nhân gây dị ứng trong hoặc ngoài cơ thể. Mề đay cấp tính là tình trạng xuất hiện nổi mẩn đỏ và được cải thiện sau 6 tuần.
Bệnh mề đay cấp tính có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể mặt, tai, cổ, lưng, bụng, tay chân,…
Theo chuyên gia về da liễu, bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lâu dài bệnh chuyển sang mãn tính dẫn đến biến chứng nguy hiểm như:
- Bệnh mề đay mãn tính: Nhiều người bệnh chủ quan, không điều trị mề đay cấp tính giai đoạn khởi phát, khiến bệnh kéo dài, trở thành mãn khó điều trị và điều trị lâu dài
- Cơ thể mệt mỏi: Triệu chứng mề đay, khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ. Tình trạng kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể
- Nhiễm trùng bội nhiễm: Mề đay cấp tính gây tổn thương trên da, khi người bệnh chà xát, gãi, làm xây xước da tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử khó lành
- Phù mạch: Nhiều người bị mề đay cấp tính có dấu hiệu phù mạch, thường xuất hiện ở mắt, môi, tay chân,… Tình trạng kéo dài khiến cơ thể tích tụ dịch quá nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Sốc phản vệ: Một số trường hợp người bệnh bị mề đay xuất hiện sốc phản vệ gây tụt huyết áp, suy hô hấp, nguy cơ tử vong cao nếu không phát hiện kịp thời
Ngoài ra, căn bệnh này còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti giao tiếp, ảnh hưởng cuộc sống và công việc.
Nổi mề đay cấp tính, khi được điều trị nhanh chóng, kịp thời bệnh thuyên giảm nhanh chóng trong 6 tuần và không để lại biến chứng. Khi có dấu hiệu của bệnh, người bệnh chủ động điều trị và giảm nguy cơ bệnh tiến triển mãn tính và biến chứng nguy hiểm hơn.
Nguyên nhân, dấu hiệu mề đay cấp tính
Người bệnh cần xác định nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để có thể điều trị kịp thời đúng cách, giúp nổi mề đay nhanh khỏi và không để lại biến chứng.
Nguyên nhân gây bệnh mề đay cấp tính
Bệnh mề đay cấp tính thường gây bởi những nguyên nhân sau:
- Tác nhân gây dị ứng: Người bệnh gặp tác nhân dị ứng như thuốc, thực phẩm, dị ứng thời tiết, phấn hoa, lông thú, mạt bụi
- Tiếp xúc hóa chất: Chất độc hại, côn trùng cắn, ánh nắng mặt trời cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh mề đay cấp tính
- Tác dụng phụ, dị ứng với thuốc: Người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm xuất hiện tác dụng phụ, phản ứng với dị thuốc gây ngứa và mày đay.
- Di truyền: Trong gia đình, bố mẹ mắc bệnh mề đay, tỷ lệ con sinh ra mắc mề đay cao.
Ngoài ra do tiêm phòng, nhiễm khuẩn ở đường hô hấp trên cũng là nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay.
Dấu hiệu bệnh mề đay cấp tính
Người bệnh cần nhận biết dấu hiệu dưới đây để tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách:
- Bệnh xuất hiện ở nhiều vị trí như mặt, tai, họng, lưng, bụng, tay chân,…
- Xuất hiện các đốm, mảng màu đỏ kích thước và hình dạng khác nhau gây ngứa, nóng rát, khó chịu
- Các vết này có xu hướng lan rộng nếu gãi và tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng da như phấn hoa, lông thú,…
- Một số trường hợp mề đay kết hợp sốc phản vệ, người bệnh kèm theo triệu chứng như buồn nôn, khó thở, tụt huyết áp,…
Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh xuất hiện triệu chứng khác tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh. Do đó khi có dấu hiệu cần nhận biết và thăm khám điều trị kịp thời.
Cách chẩn đoán mề đay cấp tính
Bệnh mề đay cấp tính được chẩn đoán dựa vào nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng để chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng dựa vào thương tổn trên da như diện tích xuất hiện mề đay, tần suất xảy ra mẩn ngứa, nguyên nhân gây bệnh là gì.
Sau đó chẩn đoán cận lâm sàng dựa vào một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu: Xác định protein và số lượng máu phản ứng với chất gây dị ứng
- Xét nghiệm mức độ dị ứng da: Trường hợp bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị mề đay nguyên nhân do dị ứng thuốc hoặc thực phẩm. Xét nghiệm để xác định mức độ nghiêm trọng của dị ứng.
- Sinh thiết da: Trường hợp người bệnh nghi ngờ người bệnh mề đay có liên quan đến viêm mao mạch nghiêm trọng hoặc bệnh tự miễn,… người bệnh được xét nghiệm sinh thiết da.
Trước khi đi khám, người bệnh nên đem theo sổ khám bác sĩ để đánh giá tình trạng hiện tại.
Các cách điều trị mề đay cấp tính
Mề đay cấp tính có thể tự khỏi trong khoảng vài giờ. Nhưng trường hợp người bệnh kéo dài trên 24 giờ, cần điều trị để bệnh không chuyển biến sang mãn tính và biến chứng nặng hơn. Bệnh nếu điều trị đúng cách sẽ thuyên giảm và khỏi trong 6 tuần.
Người bệnh tham khảo các phương pháp điều trị phổ biến sau:
Mề đay cấp tính uống thuốc gì?
- Kem bôi ngoài da: Trường hợp mới khởi phát, bác sĩ khuyên dùng kem bôi ngoài da chứa Glycerin, Menthol, kem tác dụng giảm ngứa và cải thiện vùng da bị tổn thương hiệu quả.
- Thuốc kháng Histamin: Một số thuốc được dùng như Loratadin, Cetirizin, Acrivastin ngăn ngừa giải phóng histamin và giảm triệu chứng ngứa, khó chịu, sưng tấy ở vùng da bị mề đay.
- Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Thuốc Tacrolimus, Cyclosporine, tác dụng ngăn chặn hoạt động của hệ thống miễn dịch với chất gây dị ứng. Thường sử dụng khi bị mề đay vô căn.
- Corticoid dạng uống: Một số trường hợp người bệnh bác sĩ chỉ định thuốc Corticoid dạng uống sử dụng trong thời gian ngắn.
- Thuốc Epinephrine: Trường hợp người bệnh bị mề đay cấp tính có phù mạch, bác sĩ tiêm hoạt chất Epinephrine ngăn ngừa sốc phản vệ, giảm ngứa, trị mề đay nhanh chóng.
Tuy nhiên người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc, cần đi thăm khám và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe
Đông y trị nổi mề đay cấp tính
Trong y học cổ truyền, bệnh mề đay cấp tính là huyết nhiệt ở bên trong cơ thể kết hợp với phong hàn. Do đó bài thuốc đông y trị mề đay giúp trị căn nguyên bệnh điều trị phong hàn và huyết nhiệt trong cơ thể. Người bệnh tham khảo bài thuốc phổ biến sau:
- Bài thuốc số 1: Xương bồ, Xuyên khung, Độc hoạt, Cát cánh, Trần bì; Bạch chỉ, Tế tân; Quế chi. Người bệnh đem thuốc sắc và sử dụng 1 thang/ ngày.
- Bài thuốc số 2: Lá đơn, Ké đầu ngựa, Ý dĩ, Đan sâm, Quế chi. Đem nguyên liệu sắc và sử dụng 2 lần/ ngày, mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc số 3: Nam hoàng bá, Kinh giới, Cam thảo đất, Huyền sâm, Đương quy, Phòng phong. Đem sắc và sử dụng 1 thang/ ngày
- Bài thuốc số 4: Kim ngân hoa, Tang diệp, Rau má, Cỏ mần trầu; Cam thảo, Hoàng cầm, Bạch thược. Đem sắc nước uống và sử dụng mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc Đông y giúp điều trị căn nguyên của bệnh, điều trị mề đau hiệu quả, không tái phát. Chữa mề đay cấp tính bằng Đông y được đánh giá lành tính, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên người bệnh cần đi thăm khám tại cơ sở đông y uy tín để bắt mạch và kê đơn điều trị bệnh đúng cách.
Ngoài ra hiệu quả đông y tương đối chậm, phụ thuộc vào cơ địa cần kiên trì và thực hiện lâu dài. Không được tự ý ngưng sử dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc ngắt quãng.
Bài thuốc dân gian
Bài thuốc dân gian được ưa chuộng trị bệnh mề đay cấp tính. Với nguyên liệu thảo dược tự nhiên, các bài thuốc không gây tác dụng phụ, dễ thực hiện, nguyên liệu dễ tìm, tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Người bệnh tham khảo mẹo dân gian dưới đây:
Lá khế
Trong Đông y lá khế có vị chua, tính bình, vị chua, tác dụng chống viêm, giảm ngứa, thanh nhiệt, giải độc. Do đó lá khế được sử dụng điều trị triệu chứng bệnh mề đay như mẩn đỏ, viêm, sưng,… hoặc bệnh khác ngoài da khác như chàm, viêm da cơ địa,…
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, trong lá khế chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa ngăn ngừa vi khuẩn dị ứng, ngứa da và hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương. Người bệnh sử dụng lá khế để tắm hoặc kết hợp nguyên liệu khác mang đến hiệu quả nhanh chóng
- Kết hợp lá khế với lá thanh nao, lá long não: Người bệnh rửa sạch nguyên liệu cho và hỗn hợp nguyên liệu đun sôi khoảng 10 phút. Sau đó pha với nước mát để tắm và vệ sinh vùng da bị tổn thương
- Lá khế kết hợp với muối: Giã nát lá khế với một ít muối và đắp lên vùng da bị mề đay giúp điều trị và giảm ngứa hiệu quả.
Lá hẹ
Trong y học cổ truyền lá hẹ có vị chua, tính ấm, mùi hăng, có khả năng giải độc, thanh lọc cơ thể. Bên cạnh đó lá hẹ giúp kháng khuẩn, kháng viêm… giúp điều trị mề đay và nhiều bệnh ngoài da khác.
Theo nghiên cứu, trong thảo dược này chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa giúp giảm ngứa, tái tạo phục hồi vùng da bị tổn thương điều trị bệnh mề đay cấp tính hiệu quả.
Người bệnh sử dụng phương pháp điều trị bệnh mề đay cấp tính bằng lá hẹ như:
- Sử dụng lá hẹ tắm: Cho lá hẹ đun sôi với nước và cho chút muối vào. Sau đó pha với nước mát để tắm và vệ sinh vùng da bị mề đay
- Uống nước lá hẹ: Lá hẹ cắt khúc và đun sôi trong khoảng 10 phút. Người bệnh chắt lấy nước và sử dụng hằng ngày
- Nước ép lá hẹ: Lá hẹ xay nhuyễn và đắp lên vùng da bị tổn thương
Gừng
Theo y học cổ truyền, gừng có tính ấm, vị cay, thanh lọc cơ thể, giải độc, chống ngứa. Do đó còn hỗ trợ điều trị nổi mề đay, triệu chứng bệnh và một số bệnh ngoài da khác.
Ngoài ra thành phần Gingerol trong gừng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn ngăn ngừa vi khuẩn gây hại, hạn chế sự lây lan của bệnh. Người bệnh sử dụng nước tắm gừng điều trị mề đay hoặc kết hợp với nguyên liệu khác như muối, mật ong,..
- Kết hợp gừng và muối: Gừng giã nát và đun sôi khoảng 10 phút sau đó cho thêm chút muối. Sử dụng hỗn hợp ngâm rửa vùng da bị tổn thương
- Gừng kết hợp mật ong: Gừng được gọt vỏ, rửa sạch, thái lá và cho vào nồi đun sôi. Sau đó cho mật ong vào khuấy đều sử dụng hằng ngày.
- Gừng kết hợp đường phèn và giấm: Gừng rửa sạch, thái sợi, đun cùng giấm và đường phèn. Khi hỗn hợp có mùi thơm cho nước, cô đặc đến khi còn 1/2 chén nước. Chắt lấy nước uống.
Các bài thuốc dân gian được được đánh giá an toàn, không tác dụng phụ, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên. Tuy nhiên các bài thuốc này được lưu truyền từ xa xưa thông qua truyền miệng và chưa được khoa học kiểm chứng hiệu quả. Do đó trước khi sử dụng người bệnh cần tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh mề đay cấp tính
Bệnh mề đay cấp tính được điều trị có thể khỏi trong 6 tuần, không để biến chứng. Tuy nhiên bệnh dễ dàng tái phát nhiều lần. Do đó người bệnh cần biện pháp sau để phòng và tránh tái phát:
- Mặc quần áo rộng rãi thông thoáng giữ gìn vệ sinh da sạch sẽ
- Giữ không gian sống luôn thông thoáng, không chất gây dị ứng như lông thú, phấn hoa
- Khi bị nổi mề đay cấp tính hạn chế gãi, chà xát da, hoạt động mạnh gây đổ mồ hôi tránh gây nhiễm trùng
- Tránh thực phẩm, thuốc gây dị ứng hoặc nổi mề đay
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn nhằm tăng cường sức khỏe.
- Chế độ ăn khoa học hợp lý tăng cường hệ miễn dịch bên cạnh đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh
- Bổ sung 2-2,5 lít nước mỗi ngày
- Dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để tránh nổi mề đay và các tác dụng phụ khác không mong muốn
- Thoa kem chống nắng, dùng cách biện pháp che chắn da khỏi ảnh hưởng ánh nắng mặt trời.
- Không dùng các chất kích thích như: Rượu bia, cà phê, hút thuốc lá
- Khi dấu hiệu của bệnh cần đi thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
- Khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc
Như vậy bài viết cung cấp thông tin về bệnh mề đay cấp tính. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị bệnh chuyển sang mãn tính, và biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó bạn cần biện pháp phòng và tránh bệnh tái phát.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!