Bệnh học

Mề Đay Mãn Tính Nguy Hiểm Không? Dấu Hiệu, Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Mề đay mãn tính là giai đoạn gây rất nhiều khó khăn cho việc điều trị, bệnh nhân dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không ít tới sức khỏe. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc các triệu chứng, mức độ nguy hiểm và phương pháp chữa trị bệnh một cách tốt nhất.

Mề đay mãn tính là gì?

Bệnh mề đay thuộc nhóm bệnh lý ngoài da không còn xa lạ, tỷ lệ người mắc tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao và có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Bệnh khi được chăm sóc tốt sẽ thuyên giảm sau khoảng gần 2 tháng. Tuy nhiên, trong số đó lại có những trường hợp bị mất kiểm soát, các triệu chứng trở nặng và chuyển thành bệnh mề đay mãn tính. Thông thường, người bị mề đay mẩn ngứa hơn 2 tháng sẽ được nhận định là mãn tính.

Khi mề đay đã chuyển qua mãn tính, chúng ta sẽ thấy làn da có các dấu hiệu nghiêm trọng hơn, da không chỉ sần hồng mà sẽ xuất hiện những vùng da đỏ hoặc trắng nhạt khác nhau. Người bệnh luôn ở trong trạng thái nóng, ngứa rát da rất khó chịu dù ban ngày hay đêm.

Nổi mề đay mãn tính không chỉ làm bệnh nhân bị tổn thương da, sức khỏe tổng thể cũng có những ảnh hưởng tiêu cực. Người bệnh thường sẽ bị mất ngủ do ngứa ngáy bứt rứt da, ăn uống kém ngon, công việc bị tác động nhiều do mất tập trung.

Mề đay mãn tính là bệnh lý dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Mề đay mãn tính là bệnh lý dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Các nguyên gây nhân dị ứng nổi mề đay mãn tính

Bị mề đay mãn tính có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe thực tế của mỗi người sẽ có biểu hiện bệnh nặng hoặc nhẹ. Các chuyên gia về da liễu cho biết, những tác nhân trực tiếp liên quan tới bệnh lý này gồm có:

Cơ thể dễ dị ứng mẫn cảm

Những người thường bị dị ứng mỹ phẩm, đồ ăn, dị ứng với một số loại thuốc hay lông động vật, thời tiết,… đều có nguy cơ mắc mề đay mãn tính khá cao. Bệnh nhân khi này ngoài các triệu chứng thường gặp của mề đay còn kéo theo các dấu hiệu kích ứng khác như hoa mắt, chóng mặt, khó thở, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn,….

Bị mề đay tiếp xúc

Bệnh mề đay mãn tính cũng có thể xảy ra bởi tình trạng mề đay tiếp xúc kéo dài. Khi bạn liên tục làm việc hoặc sinh sống lâu năm tại những khu vực bị ô nhiễm nguồn nước, nhiều hóa chất độc hại, khói bụi sẽ làm suy giảm hàng rào bảo vệ da, khiến da yếu dần và xuất hiện các dấu hiệu kích ứng.

Stress thường xuyên

Có thể bạn chưa biết, ngứa mề đay mãn tính hoàn toàn có thể xảy ra do stress kéo dài. Tinh thần, tâm lý của bệnh nhân bị ảnh hưởng sẽ khiến bộc phát ra bên ngoài bằng các vùng da nổi sần, da ửng đỏ, ngứa ngáy và bong tróc. Đây cũng là nguyên nhân gây bệnh rất nhiều người đang gặp phải hiện nay.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên, mề đay cũng có thể khởi phát bởi bệnh nhân có các bệnh lý nền như suy gan, bệnh tuyến giáp, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, ung thư,…. Do đó, khi thấy cơ thể có các dấu hiệu nổi mề đay, bệnh nhân nên sớm tới bệnh  viện để kiểm tra thăm khám sức khỏe tổng thể.

Nguyên nhân gây bệnh mề đay mãn tính có thể là do căng thẳng stress trong thời gian dài
Nguyên nhân gây bệnh mề đay mãn tính có thể là do căng thẳng stress trong thời gian dài

Các dấu hiệu cho thấy bạn bị mề đay mãn tính

Về cơ bản, các triệu chứng của mề đay mạn tính tương đối giống với giai đoạn cấp tính, tuy nhiên mức độ sẽ có phần nghiêm trọng hơn. Ở giai đoạn này, các dấu hiệu sẽ không có diễn biến nhanh hay quá phức tạp, nhưng lại có nguy cơ gây ra không ít biến chứng nguy hiểm.

Các cơn ngứa ngáy, mẩn đỏ sẽ ở trạng thái bình thường, chỉ hơi âm ỉ ngứa và da không sưng sần mạnh. Một số dấu hiệu thường gặp nhất khi mề đay chuyển gia mãn tính gồm:

  • Các triệu chứng của bệnh mề đay thể mãn tính sẽ có thời gian diễn biến trên da trên 6 tuần và thậm chí dai dẳng trong vài tháng.
  • Các tổn thương không còn chuyển biến nặng nhẹ phức tạp như khi cấp tính. Da có dấu hiệu bong tróc, khô ráp mất nước.
  • Mề đay mãn tính có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng chủ yếu là nữ giới trong độ tuổi trưởng thành.
Da sần đỏ và ngứa rát liên tục, dai dẳng hàng tháng
Da sần đỏ và ngứa rát liên tục, dai dẳng hàng tháng

Mề đay mãn tính có nguy hiểm không?

Như chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, mề đay khi chuyển sang mãn tính không có các dấu hiệu quá nặng. Nhưng hoàn toàn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bệnh nhân.

Người bệnh chịu tác động ở thể chất và tinh thần, cản trở quá trình học tập, làm việc. Theo đó, bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng khó thở, phù mạch, sốc phản vệ rất nguy hiểm cho tính mạng nếu không áp dụng các biện pháp chữa trị kịp thời và chính xác.

Các chuyên gia cho biết, mề đay cấp tính hoàn toàn có thể trị khỏi triệt để khi bạn chăm sóc cơ thể cẩn thận, sử dụng các phác đồ điều trị đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhưng khi bệnh đã sang mãn tính, gần như sẽ mất đến hàng năm để kiểm soát bệnh, hiệu quả đạt được cũng không hoàn toàn giống nhau giữa các bệnh nhân. Bạn sẽ tốn kém cả thời gian, công sức và chi phí cho việc điều trị.

Các cách điều trị bệnh mề đay mãn tính tốt nhất

Mề đay mãn tính cần phải điều trị đúng cách và kiên trì để có thể bảo vệ làn da và sức khỏe. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh, sức khỏe để chúng ta có cách chữa phù hợp. Tuy nhiên, mục đích chính vẫn là kiểm soát các triệu chứng, phòng ngừa biến chứng và giảm nguy cơ tái phát.

Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây ra mề đay thể mãn tính, các bác sĩ sẽ căn cứ đưa ra cho bệnh nhân những hướng chữa trị sau:

Thuốc Tây y chữa mề đay mãn tính

Các phương thuốc Tây y không thể phủ nhận rằng cho hiệu quả rất nhanh chóng, giúp kiểm soát ngay lập tức các triệu chứng của mề đay. Bệnh nhân thấy cơ thể dễ chịu hơn nhiều, không còn ngứa rát, sần đỏ phát ban nhiều. Tùy vào mỗi ca bệnh cụ thể sẽ có sự thay đổi về các loại thuốc, nhưng nhìn chung sẽ có các nhóm sau đây:

  • Thuốc chứa corticosteroid: Đây là nhóm thuốc rất quan trọng trong việc điều trị các bệnh lý về da liễu khi kháng sinh không đạt được hiệu quả. Thành phần của thuốc phát huy tốt khả năng chống dị ứng, viêm nhiễm, ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hại. Mặc dù cho tác dụng nhanh chóng nhưng thuốc không được phép dùng liên tục trong thời gian dài.
  • Thuốc kháng Histamin: Histamin là yếu tố gây ra các phản ứng kích ứng ở trên da. Bệnh nhân khi bị nổi mề đay toàn thân sẽ thấy da phát ban nhanh chóng, sần đỏ lan diện rộng, da có dấu hiệu sưng, viêm và rất ngứa. Theo đó thuốc kháng Histamin sẽ giúp làm dịu các biểu hiện khó chịu, kích thích da tái tạo và hạn chế những tác nhân xấu gây hại tới da.
  • Thuốc Omalizumab: Omalizumab cũng là loại thuốc được sử dụng nhiều trong các đơn thuốc trị mề đay mãn tính. Công dụng của thuốc là ức chế các kháng thể IgE, từ đó giảm triệu chứng của mề đay mãn tính vô căn. Các Histamin bị cản trở quá trình tăng sinh, nhờ vậy bệnh sẽ thuyên giảm như mong muốn, làn da phục hồi hiệu quả.
  • Thuốc kháng Leukotriene: Có thể bạn chưa biết, Leukotriene là chất trung gian được cơ thể sản sinh ra với khả năng kích thích gia tăng các dấu hiệu dị ứng. Chúng làm bệnh tiến triển nghiêm trọng, tổn thương các tế bào da. Khi này, thuốc kháng Leukotriene được đưa vào sử dụng.
  • Bên cạnh đó, ở một số bệnh nhân, các bác sĩ kê thêm thuốc ức chế miễn dịch, các loại thuốc bôi ngoài da để làm dịu cơn ngứa, giảm mẩn đỏ và tạo ra hàng rào bảo vệ da hiệu quả hơn.
Thuốc Tây y chữa nổi mề đay mãn tính khá nhanh
Thuốc Tây y chữa nổi mề đay mãn tính khá nhanh

Thuốc Đông y

Đông y từ lâu đã vận dụng rất nhiều dược liệu quý hiếm để bào chế ra các bài thuốc trị mề đay mãn tính, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa,…. Đối với hướng điều trị này, bệnh nhân sẽ được sử dụng những vị thuốc có tác dụng đi sâu và căn nguyên gây bệnh, loại bỏ triệt để các triệu chứng của bệnh và chăm sóc sức khỏe tổng thể.

Thuốc Đông y cho tác dụng từ từ, lâu dài, an toàn lành tính, được dùng cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Một số bài thuốc chữa mề đay của Đông y được người bệnh đánh giá tốt nhất hiện nay gồm có:

Bài thuốc Tiêu ban giải độc thang:

  • Thành phần: Diệp hạ châu, đương quy, cúc tần, ké đầu ngựa, hồng hoa, kim ngân cành, hoàng kỳ,…
  • Công dụng: Chữa trị bệnh lý mề đay mẩn ngứa mãn tính và cấp tính. Đồng thời bài thuốc còn được sử dụng với mục đích điều trị chứng nhiệt miệng, nóng trong, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, chữa viêm túi mật. Thuốc giúp lợi tiểu, lợi sữa và mát sữa cho những trường hợp bị mề đay sau khi sinh.

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh:

  • Thành phần: Hạ khô thảo, diệp hạ châu cùng với bồ công anh, tơ hồng xanh, ngải cứu, sài hồ nam,….
  • Công dụng: Bài thuốc Đỗ Minh có tác dụng giải độc tố, thanh nhiệt cơ thể nhanh chóng, đi sâu vào căn nguyên của bệnh để giảm các cơn mẩn ngứa. Bên cạnh đó còn có khả năng dưỡng huyết, bổ thận khí, giúp gan hoạt động ổn định và lưu thông máu tuần hoàn khắp cơ thể tốt hơn.

Bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang:

  • Thành phần: Ngưu bàng tử, bồ công anh, phù bình, sài đất, diệp hạ châu, cát cánh, phòng phong, …
  • Công dụng: Loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, thanh nhiệt, tăng cường bồi bổ chức năng tại phế, can, tỳ, thuốc cũng hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, phòng ngừa mề đay tái phát.
Thuốc Đông y đi sâu vào căn nguyên của bệnh mề đay
Thuốc Đông y đi sâu vào căn nguyên của bệnh mề đay

Mẹo dân gian chữa mẩn ngứa mày đay mãn tính

Dân gian từ lâu đã có nhiều bài thuốc đơn giản giúp chữa chứng mề đay được lưu truyền liên tục từ đời này qua đời khác. Theo đó, ông bà ta chủ yếu sử dụng một số loại thảo mộc quen thuộc trong vườn nhà, chế biến bằng cách sắc thuốc, chườm nóng, chườm lạnh,… để giảm nhưng chóng cơn ngứa và mẩn đỏ. Hiệu quả được đánh giá khá cao và cũng an toàn đối với cơ thể.

Cây chó đẻ: Giúp bệnh nhân tiêu viêm, diệt bỏ các vi khuẩn gây hại cho cha, tăng cường kích thích da tái tạo và hạn chế cơn ngứa. Bên cạnh đó, cây chó đẻ còn có khả năng thanh nhiệt, giải độc gan, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Trầu không: Có lượng lớn các chất kháng viêm được các nhà khoa học tìm thấy trong trầu không. Nhờ vậy người bệnh có thể đẩy lùi cơn ngứa, viêm da, sần da, diệt trừ các vi khuẩn có hại trú ngụ gây bệnh. Những người bị mề đay toàn thân cũng thường ưa chuộng sử dụng lá trầu nấu nước tắm để trị bệnh một cách tốt nhất hiện nay.

Cách dùng:

  • Lá trầu không dùng khoảng một nắm lớn, rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng 15 phút.
  • Bạn cho lá trầu vào nồi lớn, thêm 3 lít nước rồi nấu sôi trong 10 phút.
  • Phần nước đổ ra chậu hòa thêm nước sạch và tắm mỗi ngày. Bã trầu nên vò nát để chà xát da, lưu ý không chà quá mạnh.

Cách dùng:

  • Bạn lấy một nắm cây chó đẻ đem rửa sạch, loại bỏ lá hỏng xấu rồi ngâm trong nước muối 15 phút.
  • Tiếp theo, vớt lá ra và xay nhuyễn, rồi đắp lên da. Lưu ý trước đó cần tắm rửa, vệ sinh da thật sạch.
  • Bạn để hỗn hợp sau khoảng 30 phút sẽ dùng nước mát rửa sạch.

Lá hẹ: Nhiều người không biết rằng, lá hẹ cũng là nguyên liệu trị mề đay mãn tính rất tốt. Hẹ chứa các thành phần giải độc, kháng viêm, diệt khuẩn, tăng cường phục hồi tế bào da hư tổn nhờ thành phần vitamin B. Bệnh nhân khi dùng lá hẹ sẽ thấy da giảm ngứa rõ rệt, các vùng da tổn thương cũng có dấu hiệu lành lại đáng kể.

Cách dùng: 

  • Bệnh nhân lấy một nắm lá hẹ, rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi thái thành các khúc ngắn.
  • Cho lá hẹ vào chảo sao đều cho lá úa lại, sau đó bọc bằng khăn sạch rồi chườm nhẹ nhàng lên da.
  • Khi lá hẹ đã nguội, có thể sao thêm lần nữa và sử dụng.
Bạn có thể dùng lá hẹ để giảm ngứa ngáy tại nhà
Bạn có thể dùng lá hẹ để giảm ngứa ngáy tại nhà

Một số cách ngăn chặn mề đay mãn tính

Bệnh mề đay mãn tính hoàn toàn có thể ngăn ngừa được khi chúng ta biết cách chăm sóc cơ thể, thực hiện đúng những phương thuốc điều trị và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Theo đó, các bác sĩ cho biết, có thể áp dụng một số cách hữu ích dưới đây:

  • Khi các sản phẩm mỹ phẩm bạn sử dụng có dấu hiệu bị kích ứng, cần ngừng ngay lập tức và lựa chọn sang những dòng khác có thành phần an toàn hơn. Đặc biệt, nếu làn da đang gặp các tổn thương, bị bệnh về da liễu khác, cần hạn chế phấn trang điểm, nước hoa để da có thể phục hồi tốt.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng vào những thời điểm nắng gắt trong ngày. Nguồn sáng mạnh sẽ dễ tác động tới cấu trúc da, tia UV tấn công tế bào làm chúng bị suy yếu, tăng nguy cơ cho các vi khuẩn có hại xâm nhập tấn công.
  • Luôn che chắn cẩn thận cho da khi đi ra ngoài, đặc biệt sử dụng kem chống nắng đều đặn mỗi ngày dù bạn chỉ ở trong nhà.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, ưu tiên sử dụng các sản phẩm làm sạch da có chiết xuất từ thiên nhiên, an toàn, lành tính.
  • Không nên dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng để tắm rửa vì sẽ khiến da bị mất nước, khô ráp, làm suy yếu hàng rào bảo vệ da.
  • Khi bị bệnh mề đay, cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp từ sớm, tránh chủ quan khiến bệnh chuyển biến nặng sẽ thành mề đay mãn tính.
  • Tăng cường ăn uống các thực phẩm nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất, uống nhiều nước lọc để đào thải độc tố ra khỏi da tốt hơn.

Nổi mề đay mãn tính cần được sớm điều trị để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân. Theo đó, bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín, đầy đủ trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, chuyên môn để tiến hành các phác đồ. Nếu cơ thể xảy ra bất cứ dấu hiệu biến chứng nào, cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ để được xử lý tốt nhất.

Câu hỏi thường gặp
Nổi mề đay là một bệnh lý da liễu khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Bệnh xuất hiện phổ biến ở những người có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch suy yếu. Vậy bị nổi mề đay có tự khỏi không? Điều trị bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ […]
Bệnh mề đay là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bệnh với các triệu chứng vô cùng khó chịu và gây mất thẩm mỹ. Vậy nổi mề đay có ngứa không và người bệnh cần lưu ý gì để nhanh khỏi? Thông tin này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới […]
Theo lời khuyên của rất nhiều người, khi bị mề đay có thể bôi dầu để thuyên giảm các triệu chứng. Vậy trên thực tế, nổi mề đay có nên bôi dầu hay không? Loại dầu nào nên bôi và không nên bôi? Hãy cùng tìm hiểu thông tin này trong bài viết ngay sau […]
Mề đay mẩn ngứa có lây không và phòng ngừa như thế nào là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm nhất hiện nay. Bởi đây là một bệnh lý da liễu phổ biến mà nhiều người mắc phải, thậm chí còn mắc nhiều lần trong đời. Mặc dù không quá nguy hiểm đến […]
Một chế độ chăm sóc da và sinh hoạt phù hợp chính là biện pháp tích cực giúp hỗ trợ điều trị mề đay. Vậy người bệnh nổi mề đay có được nằm quạt không và cần lưu ý những gì? Bài viết ngay sau đây VN MediPharm sẽ mang lại những thông tin hữu […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *