Bệnh Nổi Mề Đay Ở Tay – Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Chữa An Toàn
Mề đay có thể xuất hiện ở rất nhiều khu vực trên cơ thể, trong đó, khá nhiều người bị nổi mề đay ở tay. Bệnh lý này khiến làn da thường bị ửng đỏ, nổi sần và ngứa ngáy rất khó chịu, làm ảnh hưởng tới công việc và cả tâm lý của bệnh nhân. Để có thể điều trị hiệu quả nhất, người bệnh cần biết rõ các nguyên nhân kích thích bệnh khởi phát, phương pháp chữa phù hợp, an toàn hiện nay.
Bệnh nổi mề đay ở tay chân là gì, khởi phát do đâu?
Nổi mề đay ở tay là một trong những bệnh lý về da gây tốn kém không ít thời gian để điều trị. Bệnh xuất hiện với các dấu hiệu kích ứng, ửng đỏ, ngứa, sần da ở vùng cánh tay và thậm chí có thể lây lan sang cả chân. Không chỉ vậy, người bệnh còn có thể bị nổi mụn nước, ứ mủ và sưng phù khá nặng.
Hiện nay, tỷ lệ mắc mề đay tay chân ngày càng gia tăng khiến nhiều người lo lắng. Theo đó, để có thể điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần biết nguyên nhân khởi phát mề đay ở tay là do đâu.
Qua các nghiên cứu tìm hiểu, các bác sĩ và chuyên gia về da liễu cho biết, tay chân bị nổi mề đay thường là do cơ thể gặp phải những yếu tố tác động tới hệ miễn dịch, gây kích ứng mạnh mẽ. Có thể kể tới một số nguyên nhân làm da bị mẩn ngứa mề đay sau:
- Tiếp xúc với các tác nhân dị ứng: Có không ít người với cơ địa mẫn cảm dễ bị dị ứng bởi lông động vật, phấn hoa, nước hoa, bụi bẩn, hóa chất, các loại mỹ phẩm, sữa tắm,… Khi gặp phải những yếu tố này, cơ thể sẽ nhanh chóng sản sinh ra các chất chống lại tác nhân gây hại, từ đó xuất hiện những dấu hiệu tấy sần, ngứa rát trên da.
- Thời tiết thất thường: Các thay đổi của thời tiết như nắng nóng, lạnh khô đột ngột, nhiệt độ tăng giảm thất thường đều có thể gây ra mề đay ở tay do cơ thể không kịp thích ứng và có các điều tiết phù hợp.
- Bị nhiễm trùng cấp: Có thể bạn chưa biết, nổi mề đay ở tay còn có thể bị bởi các bệnh viêm họng cấp, sốt phát ban, sởi gây ra. Nếu những chứng bệnh này được điều trị khỏi, mề đay cũng sẽ tự động thuyên giảm dần.
- Thường xuyên stress: Tâm lý căng thẳng, lo âu kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới hệ miễn dịch, sức đề kháng và cả hệ thống thần kinh trung ương. Lúc này, bệnh nhân không chỉ bị nổi mề đay mà còn xuất hiện nhiều bệnh lý khác gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
- Sử dụng quá nhiều thuốc: Các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc corticoid hay các loại thuốc chống viêm không chứa thành phần steroid nếu dùng quá liều đều có nguy cơ gây nổi mề đay. Ngoài ra còn có thể kéo theo một số tình trạng ngộ độc, tổn thương khác ở gan, thận.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh nổi mề đay ở tay còn xuất hiện bởi các bệnh lý nền như tiểu đường tuýp 1, lupus ban đỏ.
Các biểu hiện của nổi mề đay tay
Bệnh nổi mề đay ở tay sẽ có mức độ thể hiện nặng nhẹ khác nhau tùy mỗi người. Nhưng nhìn chung, các triệu chứng phổ biến nhất để bạn có thể nhận biết gồm có:
- Phần cánh tay và lòng bàn tay nổi lên các vết sần đỏ, kích thước không quá lớn và sẽ lan rộng tay.
- Da bị ngứa ngáy khó chịu, một số người bị nổi mề đay nặng còn thấy xuất hiện mụn nước.
- Không chỉ biểu hiện ở da tay, bệnh nhân còn có thêm triệu chứng phù mạch và viêm sưng, cơ thể cảm thấy mệt mỏi khó chịu.
- Đồng thời, cũng có những trường hợp phần mí mắt và môi bị sưng đau, họng cảm giác đau, khó nuốt.
Nổi mề đay ở tay có nguy hiểm gì không?
Nổi mề đay ở cánh tay bình thường không phải là chứng bệnh quá nguy hiểm, làn da chỉ xảy ra một số kích ứng khi gặp phải những dị nguyên gây hại. Bệnh nhân nếu được chăm sóc tốt sẽ cải thiện trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, mề đay cấp ở tay gây ra không ít bất lợi cho người mắc trong công việc và các sinh hoạt hàng ngày. Chúng làm giảm tính thẩm mỹ cánh tay, đặc biệt những người cần thường xuyên tiếp xúc với các khách hàng. Đồng thời, ở một số trường hợp chăm sóc da sai cách lại vô tình khiến các vết sẹo hình thành, trong khi sẹo do mề đay gây ra rất khó để xóa mờ hoàn toàn.
Ngoài ra, ở một số bệnh nhân bị nổi mề đay tay chân mức độ nặng, có thể xảy ra chứng sưng phù mí mắt, môi, phù mạch. Cũng có những trường hợp thiểu số bị tắc nghẽn họng và khó thở, có thể làm người bệnh bị khó thở. Nếu gặp phải triệu chứng này, bệnh nhân nên nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra thăm khám kịp thời.
Tham khảo: Bệnh Nổi Mề Đay Khắp Người: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa
Phương pháp chữa trị nổi mề đay ở tay tốt nhất
Thực tế, có khá nhiều người bị nổi mề đay trên tay nhưng có thể tự khỏi mà không cần sử dụng các loại thuốc điều trị. Tuy nhiên, với những người bị nổi mề đay tay trong thời gian dài không thuyên giảm, cần phải sử dụng tới các biện pháp chăm sóc kết hợp thuốc để ngăn chặn các ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Hiện nay, bệnh nhân có thể dùng thuốc Đông y, thuốc Tây hoặc các mẹo dân gian để phục hồi làn da bị tổn thương. Dưới đây sẽ là thông tin cụ thể về các phương pháp.
Thuốc Tây chữa nổi mề đay ở tay nhanh chóng
Thuốc Tây mang tới hiệu quả trị ngứa, giảm mẩn đỏ, sưng phù rất nhanh chóng. Cũng vì vậy nên có không ít bệnh nhân lựa chọn theo hướng điều trị này. Một số thuốc mề đay thường gặp nhất gồm:
- Kháng H1: Thuốc được dùng với mục đích ngăn chặn quá trình kích thích sản sinh ra các histamin, giảm triệu chứng kích ứng trên da.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Giảm các biểu hiện phản ứng quá mẫn trên da, cải thiện các nốt mẩn đỏ, sưng phù, phát ban. Hệ miễn dịch của bạn theo đó được duy trì ổn định.
- Thuốc chống viêm corticoid: Khi người bệnh có triệu chứng phù mạch, đã sử dụng các loại thuốc khác nhưng không thuyên giảm sẽ được chỉ định dùng loại thuốc này.
Sử dụng thuốc Đông y
Y học cổ truyền cũng có khá nhiều bài thuốc với công dụng trị nổi mề đay ở tay và chân. Trong đó, các vị thuốc được sử dụng đều là dược liệu quý hiếm trong thiên nhiên, đã được ứng dụng từ lâu đời, thích hợp cho cả người già cũng như trẻ nhỏ.
Các dược liệu sẽ được kết hợp với nhau để cho công dụng giải độc, trị dị ứng, trừ tà và còn an thần, cải thiện sức khỏe tổng thể và nâng cao khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ tái phát mề đay.
Bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang:
- Nguyên liệu: Nhân sâm, ngũ vị tử, đan sâm, hoàng bá, kim ngân hoa,…
- Công dụng: Đẩy lùi nhanh các biểu hiện phát ban, mẩn ngứa, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Đi sâu vào căn nguyên gây bệnh để hạn chế tối đa nguy cơ tái phát, đồng thời tăng cường chức năng hoạt động ở thận, gan, phế,…
Bài thuốc mề đay Đỗ Minh:
- Nguyên liệu: Hoàng kỳ, cà gai, diệp hạ châu, ngải cứu, sài hồ nam, xích đồng,…
- Công dụng: Giúp bệnh nhân thanh nhiệt giải độc, đẩy lùi các triệu chứng mẩn ngứa sần đỏ trên da, tăng cường chức năng gan, tiêu sưng, chống viêm, ngừa bệnh mề đay ở tay tái phát, nâng cao sức đề kháng và giúp lưu thông máu tốt hơn.
Bài thuốc trị mề đay ở tay Tiêu Ban Giải Độc Thang:
- Nguyên liệu: Kim ngân hoa, phòng phong, hoàng kỳ, hồng hoa, ngải cứu, đơn đỏ,….
- Công dụng: Tiêu ban, tiêu viêm sưng, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, giúp thanh nhiệt, giảm mề đay mẩn ngứa. Đồng thời, bài thuốc cũng có tác dụng cải thiện chức năng thận, gan, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và phòng bệnh tái phát.
Mẹo dân gian giảm mề đay mẩn ngứa ở tay
Bạn có thể ứng dụng một số mẹo dân gian chữa mề đay ở nhà được lưu truyền rộng rãi hiện nay để cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra như:
- Giấm táo: Pha giấm táo với nước sạch, thoa đều lên vùng cánh tay bị nổi mề đay và đợi trong 10 phút. Sau cùng bệnh nhân làm sạch da bằng nước ấm.
- Gừng: Thái gừng thành các lát mỏng rồi thoa nhẹ nhàng lên da cho các tinh chất thấm lên da, giảm cơn ngứa ngáy và ửng đỏ.
- Bột yến mạch: Trộn bột yến mạch cùng với mật ong và đắp lên da, sau 10 phút rửa sạch hỗn hợp bằng nước ấm.
Những mẹo chữa trên cho hiệu quả tốt, lành tính với da, không tốn kém nhiều chi phí nhưng dược tính thấp nên sẽ mất nhiều thời gian hơn để phát huy công dụng. Đồng thời tùy cơ địa mỗi người có mức độ phù hợp khác nhau, các cách chữa này không thể thay thế hoàn toàn cho thuốc.
Các lưu ý khi bị nổi mề đay trên tay
Nổi mề đay ở tay hoàn toàn có thể kiểm soát hiệu quả khi bạn có các biện pháp chăm sóc cơ thể phù hợp, cụ thể gồm:
- Luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt vùng tay đang bị nổi mề đay để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây bệnh.
- Không cào gãi tay khiến da bị xước, làm tăng các tổn thương và dễ để lại sẹo.
- Tránh để da đang bị mề đay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Phải thoa kem chống nắng và mặc áo dài tay mỗi khi bạn ra ngoài.
- Duy trì độ ẩm ở trong phòng để tránh làm da bị khô, thiếu nước sẽ kích ứng nặng hơn.
- Thực hiện đúng những đơn thuốc được bác sĩ chỉ định, không dùng ngắt quãng hoặc tự thay đổi thuốc khi chưa được cho phép.
- Tránh tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, nước hoa, hóa chất,… hay các yếu tố dễ gây kích ứng khác.
Nổi mề đay ở tay không quá khó để chữa trị, bệnh nhân hãy kiên trì áp dụng các phác đồ do bác sĩ chỉ định, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời cũng cần thăm khám định kỳ để kịp thời đánh giá các thay đổi, chuyển biến trên da, từ đó lựa chọn các phương pháp phục hồi da sao cho phù hợp và an toàn.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!