[Giải Đáp Chi Tiết] Nổi Mề Đay Có Nên Bôi Dầu Hay Không?
Theo lời khuyên của rất nhiều người, khi bị mề đay có thể bôi dầu để thuyên giảm các triệu chứng. Vậy trên thực tế, nổi mề đay có nên bôi dầu hay không? Loại dầu nào nên bôi và không nên bôi? Hãy cùng tìm hiểu thông tin này trong bài viết ngay sau đây của VN MediPharm.
Giải đáp thông tin: Nổi mề đay có nên bôi dầu không?
Khi vết mề đay manh nha xuất hiện, khá nhiều người có thói quen bôi dầu lên vùng da bị ngứa và mẩn đỏ để giảm cảm giác khó chịu. Đây là cách làm được cha ông ta áp dụng từ lâu đời nhưng không phải ai cũng hiểu hết được công dụng của từng loại dầu và các bước thực hiện.
Với thắc mắc nổi mề đay bôi dầu được không thì theo các bác sĩ da liễu, không phải loại dầu nào cũng có thể bôi lên vùng da đang bị tổn thương. Nếu sử dụng không đúng, triệu chứng bệnh không những không thuyên giảm mà còn tiến triển nặng hơn, dẫn đến viêm loét, bội nhiễm.
Các loại dầu không nên bôi khi bị mề đay chính là loại có tính sát khuẩn cao, chuyên dùng để xoa bóp giảm đau nhức như dầu gió, dầu phật linh. Khi bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, những sản phẩm này sẽ gây nóng rát, kích ứng nghiêm trọng.
Một số loại dầu được các bác sĩ cho phép sử dụng đối với người bệnh mề đay thường là tinh dầu tự nhiên có nguồn gốc thực vật và an toàn cho da. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên dùng chúng với lượng vừa phải và hạn chế bôi lên vùng da trầy xước, có vết thương hở.
Tham khảo: Nổi Mề Đay Có Nguy Hiểm Không? Nên Lưu Ý Gì Để Tránh Biến Chứng?
5 loại dầu bôi mề đay và cách sử dụng hiệu quả
Để giảm cảm giác ngứa ngáy và các triệu chứng khác của mề đay, người bệnh có thể bôi dầu bạc hà, tràm trà, khuynh diệp, oải hương và hoa cúc. Đây đều là những loại tinh dầu tự nhiên, an toàn lành tính cho da với tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm sưng, giảm ngứa.
Công dụng của từng loại dầu bôi mề đay như sau:
- Tinh dầu bạc hà: Hàm lượng lớn Menthol chứa trong tinh dầu bạc hà có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, giúp mau lành thương tổn trên da do mề đay.
- Tinh dầu tràm trà: Đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và chữa lành vết thương của tinh dầu tràm trà đã được Tạp chí Da liễu Quốc tế công bố. Do đó, nổi mề đay bôi dầu tràm là cách điều trị có cơ sở và đạt hiệu quả cao.
- Tinh dầu hoa cúc: Chất Chamazulene trong tinh dầu hoa cúc có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng mạnh mẽ nên có thể sử dụng để bôi lên vùng da bị mề đay. Bên cạnh đó, loại tinh dầu này còn giàu Vitamin E cùng các thành phần có lợi giúp dưỡng ẩm, chống lão hóa, thanh nhiệt, giải độc da vô cùng tốt.
- Tinh dầu hoa oải hương: Đây là loại tinh dầu có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa mạnh. Nhờ đó mà người bệnh mề đay khi bôi sản phẩm này sẽ giúp tiêu diệt khuẩn da, ngăn chặn và phòng ngừa lão da sớm.
- Tinh dầu khuynh diệp: Loại tinh dầu này cũng có đặc tính chống oxy hóa và diệt khuẩn trên da cực tốt cho người bệnh mề đay.
Để giảm nhẹ triệu chứng mề đay, bạn có thể sử dụng một trong những loại tinh dầu trên bằng cách sau:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da nổi mề đay bằng nước ấm, sau đó sử dụng khăn mềm để lau khô.
- Nhỏ tinh dầu bôi mề đay ra tay rồi thoa đều lên vùng da bị kích ứng, kết hợp massage nhẹ nhàng .
- Bôi tinh dầu lên da 2 lần mỗi ngày để các triệu chứng của bệnh mề đay nhanh chóng thuyên giảm.
Có thể bạn quan tâm: Nổi Mề Đay Có Ngứa Không? 8+ Lưu Ý Quan Trọng Cho Người Bệnh
Một số lưu ý khi bôi dầu trị mề đay
Việc dùng các loại tinh dầu tự nhiên để bôi chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng mề đay tạm thời. Do đó, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ sớm để tìm tác nhân gây bệnh và có hướng điều trị nhanh chóng.
Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng tinh dầu để xức lên vùng da nổi mề đay, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Lựa chọn loại tinh dầu an toàn, phù hợp với làn da sau khi tham vấn bác sĩ chuyên khoa da liễu.
- Không thoa tinh dầu lên các vết thương hở hoặc vùng da quá nhạy cảm để tránh gây kích ứng.
- Không thoa dầu trị mề đay quá nhiều lần trong ngày vì điều này có thể gây phản tác dụng.
- Trước khi sử dụng tinh dầu, bạn hãy test thử lên vùng da dưới cánh tay để kiểm tra xem có bị kích ứng da hay không.
- Thông báo cho bác sĩ ngay nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào sau khi xoa dầu trị mề đay.
Đừng bỏ qua: Gợi Ý 3 Cách Trị Nổi Mề Đay Theo Tây Y, Đông Y Và Tại Nhà
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có lời giải đáp chính xác cho thắc mắc nổi mề đay có nên bôi dầu hay không. Việc sử dụng tinh dầu để làm giảm triệu chứng bệnh là vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại sản phẩm phù hợp với làn da cũng như cách sử dụng chúng hợp lý nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!