Nổi Mề Đay Nên Tắm Lá Gì? 9 Loại Dược Liệu Tốt Nhất Dành Cho Bạn
Nổi mề đay có các biểu hiện ngoài da đó là ngứa ngáy, mẩn đỏ vô cùng khó chịu. Bên cạnh việc dùng các loại thuốc uống và thuốc bôi, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại lá dược liệu để tắm nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Vậy bị nổi mề đay nên tắm lá gì? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách sử dụng các loại lá dược liệu để tắm giúp trị bệnh mề đay.
Bị nổi mề đay nên tắm lá gì? – 9 loại lá quen thuộc, hiệu quả không ngờ
Bị nổi mề đay là tình trạng bệnh lý ngoài da, hình thành các vết mẩn đỏ, sần phù trên da.
Có nhiều phương pháp điều trị, giảm triệu chứng bệnh trong đó tắm nước lá thiên nhiên là cách xử lý an toàn và cho hiệu quả tốt.
Bị nổi mề đay nên tắm lá gì? – Các loại là được lựa chọn thường thuộc nhóm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.
Không chỉ áp dụng tốt giảm triệu chứng mề đay mà còn phù hợp trong trường hợp người bệnh bị mẩn ngứa, rôm sảy thông thường.
“Bị nổi mề đay nên tắm lá gì?”. Dưới đây là 9 loại lá có thể dùng để tắm chữa mề đay cho hiệu quả tốt như:
Lá trầu không
Theo ghi chép Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm, hơi hắc, tính ấm và có tác dụng tiêu viêm, giải độc, sát trùng, sát khuẩn khi dùng ngoài da.
Theo nghiên cứu hiện đại, trong lá trầu không chứa đến 2,4% lượng tinh dầu. Đặc biệt, thành phần Eugenol – chất kháng sinh mạnh với khả năng kìm hãm và tiêu diệt nhiều chủng vi khuẩn, vi nấm khác nhau.
Khi sử dụng, người bệnh chỉ cần lưu ý đun nước lá trầu không khoảng 20 phút (lửa vừa). Hòa thêm nước cho bớt nóng, thêm 1 nắm muối hạt để tăng khả năng sát trùng ngoài da.
Do tính chất của lá trầu không, sau khi tắm người bệnh có thể thấy mùi hăng trên da và sẽ hết sau vài giờ, không cần quá lo lắng.
Lá khế
Bị nổi mề đay nên tắm lá gì? Lá khế là một trong những phương án được lựa chọn nhiều nhất. Theo Đông y, lá khế có vị chua se, tính bình và có tác dụng tiêu viêm, giải độc, giảm mẩn ngứa, nóng đỏ ngoài da.
Bài thuốc này có thể sử dụng trong trường hợp bị mề đay do viêm nhiễm, có biểu hiện nhiễm trùng như mưng mủ, sưng đau
Ngoài ra, trong lá khế còn có chứa các chất kháng viêm, kháng khuẩn còn có một lượng vitamin và chất chống oxy hóa dồi dào, có tác dụng ngăn ngừa các bệnh ngoài da, viêm nhiễm mãn tính.
Khi nấu nước tắm từ lá khế, người bệnh phải ngâm rửa nhiều lần (có thể dùng nước muối loãng) để sạch hoàn toàn bụi bẩn.
Trong khi tắm, có thể dùng bã lá khế chà xát nhẹ nhàng lên da để giảm tình trạng mẩn ngứa ngoài da do mề đay.
Lá đơn đỏ
Lá đơn đỏ (tên gọi khác: đơn mặt trời), là loại thảo dược quen thuộc sử dụng trong các chứng mẩn ngứa ngoài da.
Theo y học cổ truyền, lá đơn đỏ có vị ngọt dịu, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giảm viêm, sưng đau, lợi tiểu, trừ phong thấp.
Bài thuốc từ lá đơn đỏ có thể áp dụng cho các chứng ngoài da như viêm da cơ địa, mụn nhọt, mụn nước, mẩn ngứa có mủ
Theo nghiên cứu hiện đại, trong thành phần lá đơn đỏ có chứa flavonoid và anthranoid – chất chống oxy hóa, có tác dụng cải thiện tình trạng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ ngoài da.
Một số thành phần khác còn hỗ trợ giảm phù sần ngoài da, ngăn ngừa dị ứng, mề đay mẩn ngứa lan rộng ra vùng da lành.
Người bệnh đun nước lá đơn tắm hàng ngày để tăng hiệu quả trong điều trị, sát trùng ngoài da và giảm triệu chứng mẩn ngứa.
XEM THÊM: Nổi Mề Đay Có Tự Khỏi Không? Điều Trị Như Thế Nào?
Lá chè xanh
Các nghiên cứu y học hiện đại chỉ ra rằng, các hoạt chất chứa trong lá chè xanh rất tốt cho các chứng bệnh ngoài da (mẩn ngứa, dị ứng, mề đay,…).
Đó là các thành phần flavonoid, acid amin, tinh dầu và tanin, đặc biệt là hoạt chất EGCG. Đây là chất chống oxy hóa mạnh giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh da liễu thông thường khi dùng ngoài da.
Tắm nước lá chè xanh tương đối thơm, không để lại mùi khó chịu trên da nên không cần tắm lại bằng nước sạch.
Bài thuốc giúp cải thiện triệu chứng mẩn ngứa, dịu các vết nóng đỏ trên da và thư giãn cơ thể nhờ mùi hương dễ chịu
Lá kinh giới
Theo ghi chép từ dân gian, lá cây kinh giới có vị cay, tính ấm với tác dụng khu phong, trừ hàn, giải độc, tiêu viêm, cầm máu.
Lá kinh giới được sử dụng trong các bài thuốc điều trị nổi mề đay mẩn ngứa, dị ứng ngoài da, cảm lạnh, viêm họng và hỗ trợ cầm máu.
Theo nghiên cứu, trong lá kinh giới có chứa các hoạt chất menthol, limonen;… Trong đó, menthol (hoạt chất quen thuộc trong cây bạc hà) có tác dụng tốt trong giảm viêm, thanh nhiệt (kể cả với thuốc tân dược).
Khi sử dụng bài thuốc tắm với lá mề đay, người bệnh nên chọn phần lá non, rửa sạch và ngâm với muối loãng.
Trước khi đun, có thể vò nhẹ để tăng khả năng tiết hoạt chất, hòa tan vào nước của lá kinh giới. Khi tắm, sử dụng bã kinh giới chà xát lên da để tăng hiệu quả điều trị.
Lá ngải cứu
Hoạt chất tanin trong lá ngải cứu có tác dụng giảm các chứng phù nề ngoài da do nhiều nguyên nhân. Ngoài ra, thành phần acetylcholin, histamin có tác dụng an thần, giảm đau hiệu quả.
Do đó, bài thuốc này dùng cho các chứng mề đay do viêm nhiễm, vết mẩn ngứa mưng mủ. Thành phần kháng khuẩn trong lá ngải cứu cũng có khả năng kiểm soát, kìm hãm sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn, vi nấm khác nhau.
Khi đun nước tắm từ lá ngải cứu, nên vò nát trước khi cho vào đun với nước. Một tuần chỉ nên sử dụng từ 2-3 lần để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Lá cây cỏ sữa
Theo y học cổ truyền, lá cây cỏ sữa có tính hàn và vị chua dịu nhẹ, sử dụng ngoài da hoặc theo đường tiêu hóa đều có tác dụng chữa bệnh.
Tắm lá cỏ sữa giúp các tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa của người bệnh cải thiện rõ rệt, giảm các vết phù nề trên da (không sử dụng cho tình trạng mề đay chảy mủ, mưng mủ)
Các hoạt chất trong lá cây cỏ sữa như alkaloid; quercetin; phenolic;…hòa tan vào nước cải thiện triệu chứng mụn nhọt, mẩn ngứa ngoài da. Loại lá này còn có tác dụng tái tạo tế bào da mới, làm mịn và trắng da, giúp da đều màu hơn
Lưu ý, người bệnh nên chọn loại cỏ sữa lá nhỏ để đun nước tắm. Đun với nước sạch sôi trong 15 – 20 phút, để nguội và tắm hàng ngày.
Lá rau sam
Bị nổi mề đay nên tắm lá gì? Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc từ lá rau sam. Rau sam thường được thu hái toàn bộ cây, bỏ rễ, sử dụng nguyên lá có tác dụng trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt, mụn nước.
Lá rau sam chứa một hàm lượng vitamin dồi dào (vitamin A,C,B), khoáng chất như canxi, kali, magie và các chất chống oxy hóa như phytoestrogen; flavonoid, các acid hữu cơ,…
Tắm với lá rau sam không chỉ cải thiện mẩn ngứa ngoài da, còn giúp tinh thần thoải mái, ngủ ngon hơn với các hoạt chất có tác dụng an thần
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các hoạt chất trong lá rau sam còn có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt một số vi khuẩn kí sinh trên da – nguyên nhân gây mẩn ngứa.
Ngoài phương pháp tắm, người bệnh mề đay có thể nấu nước rau sam uống cũng cho hiệu quả giảm triệu chứng rất tốt. Đặc biệt với các trường hợp có nguyên nhân do nóng trong.
Bị nổi mề đay nên tắm lá gì – Lá ổi
Trong thành phần lá ổi chứa nhiều hoạt chất có bản chất kháng sinh, nhạy với nhiều chủng vi khuẩn, vi nấm ngoài da.
Đặc biệt, với đặc tính chống viêm, làm lành ổ viêm rất tốt nên lá ổi được sử dụng trong điều trị mề đay có viêm, nổi mụn trứng cá ở tuổi dậy thì.
Sử dụng lá ổi tắm, ngâm ngoài da giúp cải thiện các tình trạng sưng đau, mẩn ngứa, mụn nhọt, đặc biệt là mụn nước.
Khi dùng chỉ cần lưu ý làm sạch lá ổi với nước muối loãng trước và sử dụng bã lá ổi massage nhẹ nhàng trên da. Ngoài cách tắm, có thể dùng lá ổi giã nhuyễn đắp trực tiếp lên vùng da nổi mề đay cũng rất hiệu quả.
Lưu ý khi tắm lá trị nổi mề đay tại nhà
Các bài thuốc tắm lá được lưu truyền trong dân gian có ưu điểm là tương đối lành tính, chế biến đơn giản và thích hợp với nhiều đối tượng (kể cả những người có làn da nhạy cảm).
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt, người bệnh cần lưu ý:
- Đây là liệu pháp dân gian tại nhà, hiệu quả thường chậm do đó người bệnh phải kiên trì áp dụng một thời gian dài
- Không lạm dụng biện pháp tắm lá nếu thấy các biểu hiện ngoài da không thuyên giảm, thậm chí có xu hướng nặng lên
- Nên đi thăm khám tại các cơ sở da liễu trước để được tư vấn về phương hướng điều trị đúng
- Lựa chọn lá đun nước tắm sạch, không có chứa hóa chất, tạp chất
- Điều chỉnh nhiệt độ nước tắm phù hợp, không để quá nóng hoặc quá lạnh, để tránh gây kích ứng da.
- Không sử dụng song song nhiều bài thuốc tắm với lá, để hạn chế những tương tác không tốt.
- Với mề đay khu trú tại vị trí như chân, tay,…người bệnh chỉ cần ngâm riêng bộ phận đó trong nước lá, không cần tắm toàn thân
- Tránh chà xát mạnh khi tắm gây xước da
- Tắm nhanh, tối đa 20 phút, không ngâm nước lâu hoặc tắm nhiều lần trong ngày làm mất độ ẩm tự nhiên của da
- Hạn chế dùng sữa tắm khi tắm lá cũng như trong suốt quá trình điều trị
- Sau khi tắm, dùng khăn mềm thấm khô toàn thân, mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi
- Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, nghỉ ngơi điều độ, tránh vận động quá sức sản sinh nhiều mồ hôi, gây bít tắc lỗ chân lông khiến mề đay lâu khỏi
- Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hoặc tác nhân có thể gây dị ứng như thức ăn lạ, lông vật nuôi,….
Bài viết trên đã giải đáp giúp người bệnh thắc mắc: “Bị nổi mề đay nên tắm lá gì nhanh khỏi?”. Người bệnh lưu ý đây chỉ là biện pháp hỗ trợ quá trình điều trị chính, vẫn phải sử dụng thuốc kết hợp nếu mề đay nghiêm trọng.
Các bài thuốc từ lá cũng cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!