Hỏi đáp

Nổi Mề Đay Có Tắm Được Không? (Giải Đáp Từ Chuyên Gia)

Nổi mề đay có phải kiêng nước không, có nên tắm không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi đây là bệnh ngoài da cần kiêng khem khá nhiều. Bài viết sau đây chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết nổi mề đay có tắm được không để bạn đọc hiểu rõ hơn.

Bị nổi mề đay có được tắm không? Có phải kiêng nước không?

Nổi mề đay là tình trạng các nốt mẩn đỏ xuất hiện trên da dưới dạng các vết phù sần ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Bệnh gây triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu trên da. Một số trường hợp nặng các vết mề đay có thể sưng to, nổi mủ và đau nhức. 

Theo quan điểm trước đây, mề đay là chứng bệnh có tính hàn. Do đó, để bệnh không diễn tiến nặng thì người bệnh phải kiêng nước, kiêng tắm. Tuy nhiên, đây là một quan điểm chưa có cơ sở khoa học và có thể khẳng định là quan điểm sai lầm.

Bị nổi mề đay có được tắm không?
Bị nổi mề đay có được tắm không?

Bị nổi mề đay có được tắm không? Cần phải khẳng định là HOÀN TOÀN CÓ THỂ, không ảnh hưởng gì nguy hiểm đến bệnh. Nổi mề đay là một căn bệnh ngoài da nên việc vệ sinh sạch sẽ vùng da là điều cần thiết. 

Nguyên nhân chính của bệnh mề đay là do cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng da. Do đó, biện pháp vệ sinh da hàng ngày là một cách để loại bỏ hoàn toàn dị nguyên trên da, đẩy lùi nguy cơ gây bệnh.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích người bệnh nên tắm rửa hàng ngày, từ 1-2 lần/ngày với xà phòng dịu nhẹ. 

Đặc biệt khi bị mề đay vào mùa hè, người bệnh càng cần tắm rửa, giữ gìn vệ sinh vùng da bị tổn thương. Do thời tiết nắng nóng, trên da lúc nào cũng tồn tại một lượng mồ hôi nhất định.

Nếu không vệ sinh thường xuyên, lượng mồ hôi này sẽ trở thành độc tố, gây bít tắc lỗ chân lông, tạo thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.

Bên cạnh đó, các triệu chứng của bệnh mề đay như mẩn đỏ, ngứa ngáy có thể dịu bớt khi tắm rửa. Do đó, tắm rửa mỗi ngày cũng giúp bạn cải thiện đáng kể triệu chứng ngứa rát trên da, làm dịu vùng da sưng đỏ và nhanh chóng hết bệnh.

Bị nổi mề đay tắm lá gì nhanh khỏi bệnh?

Bị nổi mề đay có được tắm không và tắm là gì nhanh khỏi? – Theo đó, người bệnh có thể tắm rửa hàng ngày và lựa chọn nhiều loại lá thiên nhiên để đun nước tắm, vệ sinh hàng ngày.

Cách chữa này được khuyến khích sử dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ – lứa tuổi có làn da nhạy cảm. Trong một số loại thảo dược thiên nhiên có thành phần kháng viêm, kháng khuẩn nên giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, viêm đau của các chứng bệnh ngoài da. Một số loại lá thường dùng gồm:

  • Lá khế

Thành phần hoạt chất có trong lá khế được chỉ ra là có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, rất tốt với các chứng bệnh ngoài da như mề đay, mẩn ngứa. Người bệnh tắm với nước lá khế hàng ngày khi bị mề đay sẽ thấy cải thiện rõ ràng tình trạng ngứa ngáy ngoài da.

  • Lá cây đơn đỏ 

Cây đơn đỏ là loại cây được trồng nhiều ở Việt Nam và đây cũng là vị thuốc chữa bệnh được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Trong thành phần lá đơn đỏ có flavonoid, saponin, tanin,… là những hoạt chất với khả năng sát khuẩn, kháng viêm có hiệu quả tốt.

Sử dụng làm lá tắm hàng ngày giúp người bệnh dễ chịu hơn, giảm ngứa ngáy và khó chịu ngoài da.

Tắm lá đơn đỏ rất tốt cho chứng mề đay
Tắm lá đơn đỏ rất tốt cho chứng mề đay

XEM CHI TIẾT: Gợi Ý 5 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Đơn Đỏ An Toàn, Hiệu Quả Cao

  • Lá rau sam

Rau sam là loại cây mọc dại, đặc trưng ở những vùng quê của Việt Nam. Tuy nhiên, ít người biết, rau sam cũng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh da liễu. 

Theo Đông y, rau sam có tính hàn, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, giảm viêm nên có thể sử dụng cho các bệnh lý ngoài da. Thành phần chống oxy hóa, vitamin và chất khoáng trong lá rau sam hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

  • Lá chè xanh

Lá chè xanh là nguyên liệu nấu nước uống quen thuộc của người Việt Nam. Không chỉ vậy, đây cũng là một loại lá sử dụng nấu nước tắm rất phổ biến, đặc biệt với trẻ em, thường được dùng trị các chứng mẩn ngứa ngoài da. 

Trong lá chè xanh có thành phần EGCG – chất chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể đẩy lùi tác nhân gây bệnh. Người bệnh có thể đun nước lá chè xanh tắm hàng ngày hoặc đun lấy nước uống thay nước khoáng cũng rất hiệu quả.

Những lưu ý khi tắm với người bị mề đay

Bị nổi mề đay có được tắm không? Câu trả lời cho vấn đề này đã được giải quyết trong những nội dung trên. Tuy nhiên, với các tình trạng bệnh ngoài da, đặc biệt là mề đay, người bệnh cũng cần lưu ý vài điều sau khi tắm:

  • Lưu ý về nhiệt độ nước 

Người bệnh cần kiểm soát nhiệt độ nước trước khi tắm, đảm bảo nước không quá nóng và cũng không quá lạnh. Nếu nước quá nóng, có thể khiến da bị kích ứng, gây ngứa dữ dội hơn.

Nếu nước quá lạnh, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây sốc nhiệt dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

  • Không chà xát mạnh

Người bị nổi mề đay thường có cảm giác ngứa ngáy ngoài da. Do đó, thói quen gãi, chà xát khi tắm có thể giúp họ cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, đây lại là một thói quen không hề tốt với trường hợp bị nổi mề đay. 

Các vết mề đay có thể lây lan nếu càng gãi, chà xát. Thậm chí, nếu chà xát quá mạnh, có thể gây xước da, tạo thành vết thương hở và gây nhiễm trùng da.

Tắm đúng cách đối với người bị các chứng mẩn ngứa ngoài da
Tắm đúng cách đối với người bị các chứng mẩn ngứa ngoài da
  • Không sử dụng sữa tắm, các chất tẩy rửa mạnh

Trong thời gian trị bệnh mề đay, người bệnh nên hạn chế tối đa việc sử dụng các chất tẩy rửa hoạt tính mạnh lên da. Thay vào đó, người bệnh nên chọn các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên hoặc sản phẩm dành riêng cho làn da nhạy cảm.

Nhằm hạn chế tối đa các kích thích mạnh từ chất tẩy rửa lên vùng da bị tổn thương

  • Kiểm soát thời gian tắm và số lần tắm trong ngày

Tắm rửa là biện pháp làm sạch cần thiết, tuy nhiên không phải tắm càng lâu càng tốt. Người bệnh chỉ nên giới hạn thời gian tắm mỗi lần tối đa 20 phút và tắm 1-2 lần/ngày.

Nếu tắm lá, người bệnh cũng không nên ngâm quá lâu trong nước. Do việc tiếp xúc với nước quá lâu và quá nhiều trong một ngày sẽ khiến làn da mất đi độ ẩm tự nhiên và lâu hồi phục hơn

Bài viết trên vừa giải đáp thắc mắc “Bị nổi mề đay có được tắm không?”. Người bệnh có thể thấy, tắm rửa là biện pháp cần thiết và phải thực hiện để bệnh mề đay mau chóng hồi phục. Bên cạnh đó, trong thời gian điều trị, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện chế độ kiêng khem kỹ càng để bệnh mau khỏi

Câu hỏi thường gặp
Nổi mề đay lâu ngày không khỏi không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu mề đay mãn tính xảy ra ở tổ chức não có thể gây hiện tượng phù não, làm giãn mạch, gây tụt huyết áp đột ngột. Để giúp […]
Một chế độ chăm sóc da và sinh hoạt phù hợp chính là biện pháp tích cực giúp hỗ trợ điều trị mề đay. Vậy người bệnh nổi mề đay có được nằm quạt không và cần lưu ý những gì? Bài viết ngay sau đây VN MediPharm sẽ mang lại những thông tin hữu […]
Nhiều người phân vân về chế độ dinh dưỡng khi đang bị nổi mề đay sao cho các vùng da có thể nhanh chóng khôi phục về bình thường. Là một loại nước trái cây tốt cho sức khỏe và có nhiều công dụng đối với da, nhiều người thắc mắc: Bị nổi mề đay […]
Nổi mề đay ăn gà được không là vấn đề nhiều người bệnh quan tâm đến. Bởi chế độ ăn uống có tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch của cơ thể, cũng như chuyển biến của bệnh. Để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo […]
Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì an toàn hiệu quả là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Khi bị nổi mề đay trẻ, thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy khó chịu khắp người dẫn đến quấy khóc và cào gãi vào da. Song song với việc dùng thuốc Tây y, […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *