Hỏi đáp

Nổi Mề Đay Có Kiêng Gió Không? Chăm Sóc Ra Sao Nhanh Khỏi?

Nhiều người thắc mắc: Đang bị nổi mề đay có kiêng gió không? Gió quạt và điều hòa thì sao và cần kiêng gì khác? Tất cả các câu hỏi này về cách chăm sóc khi bị nổi mề đay trên sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau.

Người bị nổi mề đay có kiêng gió không?

Nổi mề đay là tình trạng kích ứng da phổ biến với triệu chứng đặc trưng là sự xuất hiện của các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy bao quanh là các quầng sáng có kích thước khác nhau. Tình trạng da nổi mề đay có thể xuất hiện ở tay, chân, lưng, bụng, cổ và cả mặt,… Nguyên nhân gây ra thường liên quan đến yếu tố cơ địa hoặc miễn dịch của cơ thể. 

Tuy nhiên, theo quan điểm của Đông y, mề đay nổi lên trên da khi cơ thể bị nhiễm chứng phong hàn do tiếp xúc với gió hoặc nước. Chính vì vậy, về vấn đề “nổi mề đay có kiêng gió không”, dân gian cho rằng người bệnh nên tránh gió, tránh nước để tình trạng mề đay nhanh thuyên giảm. 

Bị nổi mề đay có kiêng gió không là thắc mắc của nhiều người
Bị nổi mề đay có kiêng gió không là thắc mắc của nhiều người

Hiện nay, theo y học hiện đại, chưa có chứng minh cho thấy mối quan hệ trực tiếp của việc kiêng gió đối với tình trạng nổi mề đay. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc da nổi mề đay như thực phẩm, hóa chất, phấn hoa, dị ứng thời tiết, bụi bẩn,… và những yếu tố này có thể tiếp xúc với da thông qua gió trong môi trường sống hoặc nước. 

Vì vậy, việc hạn chế ra gió khi đang bị nổi mề đay vẫn nên thực hiện, dù không nhất thiết phải kiêng khem quá kỹ khiến da bí bách, đổ quá nhiều mồ hôi. Hạn chế ra gió ở đây là không nên ra ngoài quá nhiều, đặc biệt môi trường nhiều bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất,… Tuy nhiên, nếu ăn mặc quá dày, bí ngay trong nhà thì có thể tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

Như vậy, theo các chuyên gia, về việc nổi mề đay có kiêng gió không, bệnh nhân cần dựa trên nguyên nhân gây nên hiện tượng da liễu này, kiểm tra môi trường sống xung quanh cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ về cách chăm sóc tùy thuộc cơ địa của mình.

Nổi mề đay có kiêng gió từ quạt và điều hòa không?

Nếu về vấn đề “nổi mề đay có kiêng gió không”, các chuyên gia vẫn khuyến nghị bệnh nhân nên tránh gió trời. Tuy nhiên, gió quạt và điều hòa không liên quan đến bệnh lý da liễu này, đồng thời không chứa các tác nhân gây dị ứng như gió trời tự nhiên.

Thậm chí, trong một số trường hợp, bệnh nhân cảm thấy khó chịu, ngứa rats, bí bách da thì việc sử quạt hay điều hòa có thể giúp giảm cảm giác ngứa và mát cho da. Song, lúc này, người bệnh cần chú ý điều chỉnh mức độ sử dụng phù hợp để tránh tác động tiêu cực lên da như khô da, quá lạnh,… 

Mặt khác, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên vệ sinh quạt thường xuyên để tránh phát tán vi khuẩn, nấm mốc và các tác nhân gây dị ứng khác vào không khí.

Gió quạt, điều hòa sạch ở nhiệt độ phù hợp sẽ tốt cho người bị nổi mề đay
Gió quạt, điều hòa sạch ở nhiệt độ phù hợp sẽ tốt cho người bị nổi mề đay

Bị nổi mề đay nên kiêng những gì để nhanh khỏi?

Dưới đây là các điều nên kiêng khem để cải thiện và giảm nhanh tình trạng nổi mề đay:

  • Kiêng cào, gãi: Mề đay gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu và nhiều người có thói quen cào gãi vào vùng da bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, cào gãi không chỉ làm tình trạng ngứa da tăng mà còn có thể gây ra trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng da. Vì vậy, việc kiêng cào gãi, cọ xát mạnh đến vùng da bị bệnh là rất quan trọng.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Một số người có thể nổi mề đay nặng hơn khi da đang kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cường độ mạnh. Do đó, khi đang mắc bệnh, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng để giảm tác động và bảo vệ da không bị tổn thương thêm.
  • Kiêng dùng các loại hóa chất mạnh: Nhiều hóa chất trong mỹ phẩm và các sản phẩm tắm gội có chứa chất tẩy rửa mạnh có thể làm da bị dị ứng, làm mất nước từ da.
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá: Rượu bia và thuốc lá có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến da dễ bị tổn thương và làm tình trạng mề đay nặng hơn. Do đó, bạn nên hạn chế uống rượu bia và hút thuốc lá để giảm nguy cơ tăng triệu chứng mề đay cấp tính.
  • Kiêng ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng: Một số nhóm thực phẩm như hải sản, thịt bò, sữa, nhộng tằm, các loại loại hạt,… có thể là nguyên nhân gây dị ứng và nổi mề đay. Do đó, nếu đang nổi mề đay, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này.
  • Hạn chế tiếp xúc lông vật nuôi và phấn hoa: Hãy kiểm tra phòng và môi trường sống để đảm bảo tránh xa lông chó, mèo, vật nuôi hoặc phần từ hoa tươi. Đó là bời đây có thể là nguyên nhân gây dị ứng và nổi mề đay trên da.
Tránh tiếp cúc lông động vật, thú nuôi
Tránh tiếp cúc lông động vật, thú nuôi

Lưu ý cách chăm sóc và điều trị nổi mề đay

Để phòng ngừa và điều trị nổi mề đay, bạn có thể thực hiện những điều sau:

  • Xác định và tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng: Nếu bạn biết mình bị dị ứng với một chất nào đó, hãy tránh tiếp xúc với nó. Nếu bạn không biết chính xác chất gây dị ứng là gì, bạn có thể thử loại bỏ các loại thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm hoặc các chất khác mà bạn nghi ngờ gây ra triệu chứng.
  • Sử dụng thuốc giảm ngứa: Thuốc giảm ngứa như Antihistamines có thể giúp làm giảm cảm giác ngứa và khó chịu. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc này theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng kem bôi da: Kem bôi da có thể giúp làm giảm sưng đỏ và ngứa. Hãy chọn các loại kem được khuyên dùng bởi bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Điều trị các triệu chứng liên quan: Nếu bạn có các triệu chứng khác như khó thở, nôn mửa hoặc phát ban toàn thân, hãy đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.
  • Thăm khám bác sĩ: Nếu triệu chứng của bạn không được cải thiện sau khi thực hiện các biện pháp trên, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bác sĩ sẽ giúp bạn đánh giá tình trạng của bạn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Như vậy, trên đây đã giải đáp chi tiết câu hỏi “nổi mề đay có kiêng gió không”, đồng thời chia sẻ một số lưu ý để bạn cải thiện cũng như điều trị tình trạng da liễu này. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn nhanh chóng lấy lại làn da khỏe mạnh.

Câu hỏi thường gặp
Bị bệnh nổi mề đay bao lâu thì khỏi? Mề đay là bệnh lý da liễu rất dễ tái phát cũng như kéo dài dai dẳng nếu bệnh nhân không có cách điều trị phù hợp. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp chăm sóc khác nhau và tùy theo từng cơ địa sẽ có […]
Nổi mề đay có các biểu hiện ngoài da đó là ngứa ngáy, mẩn đỏ vô cùng khó chịu. Bên cạnh việc dùng các loại thuốc uống và thuốc bôi, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại lá dược liệu để tắm nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng khó chịu của […]
Theo lời khuyên của rất nhiều người, khi bị mề đay có thể bôi dầu để thuyên giảm các triệu chứng. Vậy trên thực tế, nổi mề đay có nên bôi dầu hay không? Loại dầu nào nên bôi và không nên bôi? Hãy cùng tìm hiểu thông tin này trong bài viết ngay sau […]
Nhiều người thắc mắc: Đang bị nổi mề đay có kiêng gió không? Gió quạt và điều hòa thì sao và cần kiêng gì khác? Tất cả các câu hỏi này về cách chăm sóc khi bị nổi mề đay trên sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau. Người bị nổi mề […]
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ bởi cơ địa trẻ nhỏ thường khá nhạy cảm. Theo các chuyên gia, điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân và cách điều trị mề đay của người mắc bệnh. Bài viết dưới đây […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *