Cách chữa

Gợi Ý 3 Cách Trị Nổi Mề Đay Theo Tây Y, Đông Y Và Tại Nhà

Mề đay là bệnh lý da liễu khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mặc dù không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống. Chính vì vậy, bất kỳ ai khi gặp phải cũng muốn nhanh chóng điều trị dứt điểm. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 3 cách trị nổi mề đay phổ biến theo Tây y, Đông Y và những mẹo dân gian tại nhà đang được nhiều người tin tưởng áp dụng nhất.

TOP 3 cách trị nổi mề đay hiệu quả nhất

Nổi mề đay là hiện tượng da bị viêm đỏ, phù nề, nổi sẩn cục kèm theo những cơn ngứa ngáy, nóng rát vô cùng khó chịu. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể phóng thích histamin (chất trung gian gây dị ứng) vào mao mạch ở lớp trung bì. Điều này dẫn đến hệ quả là tăng tính thấm của mao mạch, từ đó gây ra các triệu chứng bệnh.

Các yếu tố kích thích phản ứng của da dẫn đến dị ứng gồm tác nhân vật lý, thời tiết, động – thực vật, thuốc, thức ăn và có thể là ảnh hưởng của các yếu tố nội sinh như rối loạn nội tiết tố, rối loạn lo âu, căng thẳng thần kinh,… Bệnh nổi mề đay gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, mất thẩm mỹ, hơn nữa kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy cần mau chóng điều trị dứt điểm bằng các biện pháp dân gian hoặc chuyên sâu.

Tuy theo mức độ bệnh và nhu cầu của từng bệnh nhân, bạn có thể lựa chọn điều trị nổi mề đay bằng những cách sau đây:

Làm gì khi bị nổi mề đay – Sử dụng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y trị mề đay là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. Bởi tính tiện lợi, dễ sử dụng, lại tiết kiệm và không mất quá nhiều thời gian. Bên cạnh đó, thuốc tân dược cho hiệu quả nhanh chóng, chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi sử dụng các vết mẩn ngứa, ban đỏ sẽ biến mất. Phương pháp này cũng đảm bảo có thể điều trị được tình trạng bệnh nặng, ngăn biến chứng.

Làm gì khi bị nổi mề đay - Sử dụng thuốc Tây y
Làm gì khi bị nổi mề đay – Sử dụng thuốc Tây y

Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm phát sinh tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc. Khi đó bắt buộc bạn phải sử dụng thuốc khác hoặc liều nặng hơn để có thể điều trị bệnh tiếp được. Hơn nữa, việc lạm dụng thuốc còn có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Một số loại thuốc uống được chỉ định phổ biến trong điều trị nổi mề đay mẩn ngứa phải kể đến là:

  • Nhóm thuốc kháng Histamin: Đây là nhóm thuốc được kê đơn sử dụng phổ biến nhất, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng Clorpheniramin, Fexofenadine hoặc Hydroxyzine,… Tuy nhiên, nếu đối tượng là phụ nữ mang thai cần sử dụng loại thuốc khác để đảm bảo an toàn cho sự phát của trẻ và Loratadin, Chlopheniramin sẽ là lựa chọn vào lúc này.
  • Nhóm thuốc Corticoid: Nhóm thuốc này cũng được kê đơn sử dụng phổ biến để ức chế quá trình miễn dịch, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Một số loại thuốc Corticoid thường được bác sĩ chỉ định là Hydrocortisone Fluocinolone, Triamcinolone,….

Ngoài 2 nhóm thuốc uống phía trên, bệnh nhân có thể được kê đơn thêm thuốc bôi ngoài da để điều trị bệnh. Điển hình phải kể đến là Phenergan, Eumovate,…

Khi dùng thuốc Tây trị mề đay, bạn cần đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định cụ thể từ bác sĩ, như vậy mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó nếu phát hiện tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và hỗ trợ xử lý kịp thời.

Cách trị nổi mề đay theo Đông y

Y học cổ truyền còn gọi bệnh mề đay bằng một số tên gọi khác như phong chẩn khối hay tẩm ma chẩn và cho rằng sự khởi phát này liên quan trực tiếp đến các yếu tố phong hàn do không khí lạnh xâm nhập vào cơ thể trong một thời gian dài. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp do tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao khiến chứng phong nhiệt phát triển, làm mề đay bùng phát.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể, các thầy thuốc Đông y sẽ cân nhắc phối hợp và gia giảm liều lượng dược liệu cho phù hợp với từng bệnh nhân. Điểm chung là phương pháp này 100% sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên để trị bệnh mề đay, mẩn ngứa.

Dưới đây là một số bài thuốc trị mề đay được áp dụng phổ biến phân theo dạng bệnh, các bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc cho thể huyết hư phong táo

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Các bạn cần chuẩn bị 10g hoàng cầm, 10g phục linh bì, 10g thược dược, 15g bồ công anh, 15g song hoa, 6g thổ hoắc hương, 10g hoạt thạch, 6g hậu phác, 6g quốc lão, 6g vỏ quýt (trần bì), 10g bội lan.
  • Hướng dẫn thực hiện: Các vị thuốc đem rửa sạch rồi sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang và chia ra làm 3 lần dùng hết trong ngày.
Cách trị nổi mề đay theo Đông y
Cách trị nổi mề đay theo Đông y

Bài thuốc trị mề đay do phong nhiệt

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Người bệnh cần chuẩn bị 20g tầm tang, 20g nhẫn đông hoa, 12g bạch thược, 20g ngưu tâm thảo, 12g đỗ phụ, 12g sài hồ, 12g quốc lão, 16g thương nhĩ (quả ké), 16g thạch xương bồ, 16g tang ký sinh.
  • Hướng dẫn thực hiện: Các bạn đem dược liệu sắc chung với nước, nước thuốc thu được chia ra làm 2 – 3 lần sử dụng. Mỗi ngày dùng 1 thang, chỉ sau khoảng 1 tuần áp dụng liên tục sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

XEM THÊM: 4 Bài Thuốc Chữa Mề Đay Bằng Đông Y Cực Hiệu Quả Cho Người Bệnh

Bài thuốc chữa mề đay cho thể phong hàn

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Gồm có các dược liệu là 16g kinh giới tuệ, 12g phòng phong, 16g lá đơn tướng quân, 16g thương nhĩ tử, 8g đỗ nhược, 8g quế chi, 16g ý dĩ, 12g đan sâm.
  • Hướng dẫn thực hiện: Người bệnh đem dược liệu đi rửa sạch, để ráo nước rồi trộn đều lên sắc chung với 600ml nước. Sau khi sắc xong, chia nước thuốc thành 3 phần bằng nhau, dùng uống 3 lần/ngày.

Bài thuốc trị bệnh thể thực tích

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Các bạn cần chuẩn bị các thảo dược gồm 10g lúc mạch, 10g màng mề gà (kê nội kim), 15g bạch tiễn bì, 10g tiêu tân lang, 12g ngân hoa, 10g địa phu tử, 6g chỉ xác, 10g cúc hoa, 10g bạch phục linh.
  • Hướng dẫn thực hiện: Các bạn đem rửa sạch dược liệu rồi sắc với 500ml nước. Sau khi sôi chỉnh lửa nhỏ, đun trong khoảng 20 phút rồi tắt bếp, chia nước thuốc thành 3 phần uống hết trong ngày. Với thể bệnh này, bên cạnh việc áp dụng bài thuốc này bạn cần loại bỏ những thực phẩm dị ứng ra khỏi chế độ ăn.

Chữa bệnh mề đay tại nhà

Điều trị nổi mề đay tại nhà được áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, tổn thương da chỉ diễn ra ở những vùng nhỏ, ít ngứa, đồng thời chưa phát sinh triệu chứng liên quan đến hô hấp, hay tiêu hóa,… Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng phương pháp này cùng với các biện pháp y tế chuyên sâu để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng hơn, cũng như ngăn chặn nguy cơ lạm dụng thuốc. Tuy nhiên, việc này cần diễn ra dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Một số cách trị nổi mề đay tại nhà sử dụng nguyên liệu tự nhiên bạn có thể tham khảo gồm:

Điều trị nổi mề đay tại nhà dùng lá tía tô
Điều trị nổi mề đay tại nhà dùng lá tía tô

Uống nước lá tía tô

Cách chữa nổi mề đay bằng lá tía tô được người xưa áp dụng từ lâu đời và công nhận hiệu quả. Theo y học cổ truyền, đây là thảo dược mang tính ấm, mang đến nhiều tác dụng tốt với các bệnh lý ngoài da, đặc biệt là cho hiệu quả cao với tình trạng mề đay, mẩn ngứa.

Y học hiện đại cũng chứng minh được trong lá tía tô có chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, hỗ trợ giảm ngứa ngáy hiệu quả. Hơn nữa, phương pháp này khá dễ thực hiện, đơn giản nên ai cũng có thể làm được. Chính vì vậy, nếu đang bị hành hạ bởi những triệu chứng khó chịu của tình trạng nổi mề đay, bạn có thể áp dụng cách chữa này.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh cần chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, tương đương với khoảng 200g.
  • Đem rửa sạch nguyên liệu rồi ngâm nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút.
  • Vớt ra để ráo, rồi mang xay cùng với 1 ít nước.
  • Đun sôi hỗn hợp lên, sau đó lọc bỏ bã, chờ nguội bớt rồi dùng dần.
  • Chia lượng nước tía tô thu được thành 3 – 5 phần bằng nhau dùng hết trong ngày.
  • Với phương pháp này bạn hãy kiên trì dùng trong khoảng 1 tháng, cách ngày áp dụng 1 lần để nhanh chóng cải thiện triệt để triệu chứng bệnh.
  • Ngoài ra, người cũng có thể xay nát lá tía tô và đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Bài thuốc này cũng giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh mề đay gây ra đáng kể.

XEM THÊM: Gợi Ý 5 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Tía Tô An Toàn, Dễ Thực Hiện

Dùng bột yến mạch

Bột yến mạch là một trong những nguyên liệu được sử dụng phổ biến hàng đầu trong điều trị bệnh nổi mề đay. Các nghiên cứu đã chỉ ra trong nguyên liệu này chứa hàm lượng lớn acid ferulic và avenanthramides. Nhờ đó mang đến tác dụng chống oxy hóa, điều hòa hoạt động miễn dịch và chống dị ứng.

Ngoài ra, hàm lượng kẽm dồi dào trong yến mạch còn mang đến tác dụng làm dịu vùng da bị tổn thương, từ đó giảm viêm và cải thiện tình trạng ngứa ngáy. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý bài thuốc này chỉ phù hợp với tình trạng mề đay gây viêm đỏ và ngứa ngáy nhiều.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Các bạn chuẩn bị một lượng bột yến mạch vừa đủ, cùng một 1 lít nước ấm.
  • Trộn đều 2 thìa bột yến mạch với nước ấm, giữ trong khoảng 10 phút cho yến mạch nở ra là có thể sử dụng.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị, sau đó đem ngâm rửa với nước yến mạch pha loãng.
  • Bên cạnh đó có thể dùng bột yến mạch chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị nổi mề đay để các dưỡng chất thẩm thấu vào thượng bì tốt hơn, giảm nhanh cơn ngứa.

Sử dụng trà hoa cúc

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trà hoa cúc mật ong là thức uống giúp thư giãn tinh thần, cải thiện tâm trạng và đẩy lùi các bệnh lý liên quan đến vấn đề căng thẳng thần kinh, stress như viêm da, nổi mề đay mẩn ngứa, mất ngủ,… Bên cạnh đó, trong thảo dược này cũng chứa một hàm lượng lớn chất chống oxy hóa. Chính vì vậy, hoa cúc còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc chăm sóc da, điều hòa quá trình tiết bã nhờn ở da.

Sử dụng bài thuốc trị nổi mề đay tại nhà từ trà hoa cúc đang được nhiều người áp dụng bởi mang đến hiệu quả cao. Hơn nữa cách thực hiện tương đối đơn giản, có thể áp dụng hàng ngày.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh cần chuẩn bị 10g bạch cúc khô, 30ml mật ong.
  • Hoa cúc mang tráng qua với nước sôi để làm sạch, sau đó thêm 150ml vào hãm.
  • Chờ khoảng 3 phút sau là có thể sử dụng. Khi uống thêm vào một chút mật ong sẽ tốt hơn.
  • Để kích thích vị giác, khi uống trà hoa cúc bạn có thể ăn kèm với mứt hạt sen hoặc kẹo ngọt.
Theo y học cổ truyền, lá chè xanh có vị chát, đắng nhẹ, mang tính mát
Theo y học cổ truyền, lá chè xanh có vị chát, đắng nhẹ, mang tính mát

Lá chè xanh

Theo y học cổ truyền, lá chè xanh có vị chát, đắng nhẹ, mang tính mát với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và sát trùng. Vì vậy nó thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh rôm sảy, vảy nến, nổi mề đay và bệnh chàm.

Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy thảo dược này chứa hàm lượng lớn polyphenol, flavonoid, vitamin C. Do đó lá chè xanh có khả năng giảm viêm, ngứa ngáy, đồng thời cải thiện tình trạng đỏ da và thúc đẩy quá trình làm lành các tế bào tổn thương.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 nắm chè xanh tươi, đem rửa sạch, rồi ngâm nước muối pha loãng.
  • Vớt ra để ráo rồi đun cùng với 2 – 3 lít nước, sau đó vò nhẹ lá chè và cho vào nồi đun cũng với nước.
  • Đun sôi trong khoảng 10 phút thì tắt bếp và đổ ra thau, pha thêm nước lạnh để sử dụng.
  • Dùng nước này tắm để cải thiện các triệu chứng bệnh mề đay, mỗi ngày áp dụng 1 lần, kiên trì chỉ vài ngày sau sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Lưu ý cần nhớ khi áp dụng cách chữa bệnh nổi mề đay

Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị nổi mề đay và giúp bệnh chóng khỏi, không tái phát, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Lưu ý cần nhớ khi áp dụng cách chữa bệnh nổi mề đay
Lưu ý cần nhớ khi áp dụng cách chữa bệnh nổi mề đay
  • Không áp dụng nhiều cách điều trị một lúc nếu không có hướng dẫn từ chuyên gia. Tránh phản tác dụng, gây nguy hiểm và khiến da bị tổn thương.
  • Tuân thủ đúng hướng dẫn, liệu trình, tuyệt đối không tự ý điều chỉnh hoặc bỏ dở thì mới có thể đạt được kết quả như mong muốn.
  • Tìm mua thuốc và các nguyên liệu sử dụng chữa bệnh tại những địa chỉ uy tín, đảm bảo an toàn, không pha trộn để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Trong quá trình áp dụng các phương pháp điều trị phía trên, nếu thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường bạn cần ngưng lại ngay và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý.
  • Người bệnh không nên cào, gãi mạnh làm tổn thương đến vùng da đang bị bệnh, tránh khiến da nhiễm trùng và bệnh trở nặng hơn.
  • Bên cạnh đó nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát bằng chất liệu dễ thấm hút mồ hôi và không bó sát để da dễ thở và không bị tổn thương.
  • Chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, đồng thời tránh dùng sữa tắm hay các sản phẩm có chất hóa học lên các vùng da đang bị nổi mề đay.
  • Ngoài ra nên thực hiện một lối sống khoa học, lành mạnh bằng cách tập luyện thể dục thể thao đều đặn, hạn chế thức khuya. Đặc biệt nên sử dụng nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin và uống nhiều nước lọc để tăng cường sức đề kháng, cũng như thải độc cho da.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về các cách chữa nổi mề đay theo Tây y, Đông y và mẹo dân gian tại nhà. Mề đay là bệnh lý dễ kéo dài dai dẳng gây khó chịu và có khả năng biến chứng nên ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, các bạn cần tiến hành thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Câu hỏi thường gặp
Mề đay là bệnh da liễu mãn tính, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Hiện tượng này kéo dài dai dẳng nhiều ngày và dễ tái phát. Nếu không có biện pháp phù hợp sẽ khó có thể điều trị bệnh dứt điểm. Theo đó các chuyên gia khuyến khích người bệnh […]
Nổi mề đay có phải kiêng nước không, có nên tắm không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi đây là bệnh ngoài da cần kiêng khem khá nhiều. Bài viết sau đây chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết nổi mề đay có tắm được không để bạn đọc […]
Tình trạng nổi mề đay trên cơ thể có thể gây ngứa hoặc không nhưng đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Do đó, người bệnh luôn mong muốn mề đay nhanh chóng lặn và làn da khôi phục bình thường. Để tăng tốc độ làm lành, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng và bệnh […]
Nổi mề đay lâu ngày không khỏi không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu mề đay mãn tính xảy ra ở tổ chức não có thể gây hiện tượng phù não, làm giãn mạch, gây tụt huyết áp đột ngột. Để giúp […]
Bị bệnh nổi mề đay bao lâu thì khỏi? Mề đay là bệnh lý da liễu rất dễ tái phát cũng như kéo dài dai dẳng nếu bệnh nhân không có cách điều trị phù hợp. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp chăm sóc khác nhau và tùy theo từng cơ địa sẽ có […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *