Cách chữa

Gợi Ý 5 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Tía Tô An Toàn, Dễ Thực Hiện

Mề đay gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa ngáy, thậm chí phù nề,… Khi bị bệnh ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên để xử lý bệnh an toàn, hiệu quả. Trong số nhiều phương pháp, cách chữa mề đay bằng lá tía tô được nhiều chuyên gia khuyên dùng bởi dễ thực hiện, hiệu quả cao và an toàn, không gây tác dụng phụ.

Thành phần và công dụng của lá tía tô

Tía tô (tên gọi khác: é tía, tử tô, xích tô,…) có nhiều loại với nhiều màu sắc như lá tía tô màu đỏ, màu tím hoặc màu lục. Đây là loại cây mọc quanh năm, thường dùng làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày với các món ăn như cháo, bún, canh,…Ngoài ra, tía tô còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian với nhiều công dụng khác nhau.

Chữa mề đay bằng lá tía tô được lưu truyền lâu đời trong dân gian
Chữa mề đay bằng lá tía tô được lưu truyền lâu đời trong dân gian

Trong Đông y, lá tía tô có vị cay tính ấm, quy vào phế, tỳ với tác dụng như phát tán phong hàn, tiêu độc, lý khí, hóa đờm, an thai, giải biểu. Tất cả các bộ phận của cây tía tô đều được dùng làm thuốc rất tốt.

  • Cành của tía tô (tô ngạnh): Có tác dụng lý khí, không giải biểu. Được sử dụng trong các bài thuốc nôn mửa, ngộ độc hải sản, động thai
  • Lá tía tô (tô diệp): Có tác dụng giải biểu, hỗ trợ tiêu hóa tốt, dùng trong chữa ho, nôn mửa, đau bụng do ngộ độc, mẩn ngứa ngoài da
  • Hạt tía tô (tô tử): Thường sử dụng trong các bài thuốc trị ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp

Theo nghiên cứu y học hiện đại, trong thành phần lá tía tô có nhiều hợp chất kháng viêm, chống oxy hóa và nhiều vitamin cần thiết khác. Ví dụ như tinh dầu và các hợp chất hydrocacbon, aldehyd, ceton,…có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa. 

Bên cạnh đó, sử dụng 100g tía tô là cung cấp cho cơ thể đến 43% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Cùng với nhiều khoáng chất như sắt, photpho,…tía tô ứng dụng rất hiệu quả trong các bài thuốc trị mẩn ngứa ngoài da, trong đó có bài thuốc chữa mề đay. ngứa da, sưng tấy bằng lá tía tô.

5 cách chữa mề đay bằng lá tía tô tại nhà

Có nhiều cách chữa mề đay bằng lá tía tô, người bệnh có thể sử dụng một số cách chữa dưới đây:

Uống nước cốt lá tía tô trị mề đay

Bài thuốc này sử dụng cả phần nước và bã của lá tía tô. Người bệnh cần chuẩn bị khoảng 60g lá tía tô, thực hiện như sau:

  • Lá tía tô rửa sạch, để ráo nước, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn
  • Cho toàn bộ phần tía tô đã xay vào nồi cùng 200ml nước, đun nhỏ lửa trong khoảng 5-10 phút
  • Chắt lấy phần nước cốt, uống 2 lần/ngày
  • Giữ lại phần bã, đắp lên vùng da bị mề đay khoảng 15-30 phút giúp cải thiện sần da, ngứa rát hiệu quả. Sau khi đắp, rửa lại vùng da mề đay bằng nước sạch

Kiên trì sử dụng bài thuốc này tối thiểu 5 – 7 ngày để đạt hiệu quả trong điều trị. Với phần nước cốt dùng để uống, tuy nhiên phần bã đắp lên da phù hợp với mề đay diện tích nhỏ, dễ kiểm soát. Với những trường hợp mề đay toàn thân trên diện rộng, người bệnh nên tham khảo cách thực hiện khác.

Hãm nước lá tía tô uống hàng ngày trị mề đay

Hãm lá tía tô lấy nước uống hàng ngày sẽ rất hiệu quả, hỗ trợ giải độc từ bên trong, điều trị tận gốc, đi từ nguyên nhân gây bệnh.

Hãm nước lá tía tô để trị bệnh do nguyên nhân bên trong cơ thể
Hãm nước lá tía tô để trị bệnh do nguyên nhân bên trong cơ thể

Nguyên liệu: 

  • 1 nắm lá tía tô (60g)
  • ½ củ gừng tươi

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tía tô và gừng (đã cạo vỏ), để ráo nước
  • Thái sợi hoặc thái lát gừng
  • Thêm các nguyên liệu vào ấm cùng với nước sôi, hãm trong vòng –

 phút (thao tác như hãm nước chè xanh)

  • Uống khi còn nóng, có thể sử dụng thay nước khoáng trong ngày

Bài thuốc giã đắp lá tía tô trị mề đay

Bài thuốc này có thể sử dụng cho vùng mề đay có diện tích rộng lại tương đối sạch sẽ. Người bệnh thực hiện theo 2 cách dưới đây:

Cách 1: Bôi nước lá tía tô

Chuẩn bị: 1 nắm lá tía tô (50-60g); muối hạt sạch (1 nắm nhỏ) và 1 miếng vải sạch

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nắm lá tía tô, để ráo nước
  • Cho thêm muối vào lá tía tô. Sau khi giã, cho toàn bộ phần hỗn hợp lọc qua miếng vải sạch, lọc kỹ lấy phần nước cốt
  • Khi sử dụng, người bệnh nên dùng tăm bông (bông gòn) thoa một lượng vừa đủ nước cốt lên vùng da bị mề đay
  • Để khô tự nhiên vùng da bôi thuốc qua đêm hoặc tối thiểu 6-8 tiếng, sau đó rửa lại bằng nước ấm

Với phần nước cốt còn lại, người bệnh có thể đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng ở những lần sau.

Giã, đắp lá tía tô điều trị ngoài da giảm mẩn ngứa, khó chịu
Giã, đắp lá tía tô điều trị ngoài da giảm mẩn ngứa, khó chịu

Cách 2: Chườm nóng lá tía tô

Chuẩn bị: 1 nắm lá tía tô cùng với 1 miếng vải sạch

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá tía tô, để ráo nước, cắt khúc tía tô khoảng 4-5 cm
  • Sao phần lá tía tô đã cắt trên chảo nóng đến khi vàng thơm là được
  • Bọc phần lá đã sao vào tấm vải sạch, chườm nhẹ lên vùng da bị mề đay
  • Thực hiện mỗi ngày một lần, biện pháp này giúp giảm ngứa rất hiệu quả

Với cách chữa mề đay bằng lá tía tô này, cần lưu ý khi sử dụng cho trẻ nhỏ vì có thể gây bỏng da (da trẻ nhỏ rất nhạy cảm). Cách thực hiện này nên được áp dụng trong các trường hợp mề đay có mủ hoặc sưng đỏ nghiêm trọng. Nhưng phù hợp hơn với các mề đay khu trú, không lan rộng.

TÌM HIỂU THÊM: 5 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Kinh Giới Hiệu Quả Cao Tại Nhà

Tắm nước lá tía tô chữa mề đay

Phương pháp tắm với nước lá tía tô phù hợp cho các trường hợp nổi mề đay diện rộng (toàn thân, tứ chi, lưng, cổ). Cách thực hiện này giúp người bệnh giảm ngứa, thư giãn, làm dịu các vết mẩn đỏ. Khi sử dụng, người bệnh cũng có thể kết hợp với một số thảo dược thiên nhiên khác như gừng, sả, chanh tươi,…hoặc các tinh dầu ưa thích

Có thể chữa mề đay bằng lá tía tô kết hợp với nhiều thảo dược khác để tắm rửa
Có thể chữa mề đay bằng lá tía tô kết hợp với nhiều thảo dược khác để tắm rửa

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá tía tô 
  • Một số nguyên liệu khác (gừng, sả,…)
  • Một nắm muối hạt

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch lá tía tô, ngâm nước muối. Cho lá tía tô cùng nguyên liệu đi kèm vào nồi, thêm khoảng 2-3 lít nước, đun sôi trong vòng 20 phút
  • Tắt bếp, thêm 2 thìa muối, đổ nước ra thau, hòa thêm với nước lạnh và tinh dầu (nếu có sử dụng)
  • Ngâm mình trong chậu nước tắm, dùng bã tía tô massage nhẹ nhàng lên những vùng da bị mề đay
  • Tráng qua người lại bằng nước sạch

Cách chữa mề đay bằng lá tía tô kết hợp với các món ăn

Theo y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, vị cay nên có tác dụng khử phong, trừ hàn, kích thích tiêu hóa và giải độc cho cơ thể. 

Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng những món ăn từ lá tía tô chữa chứng lạnh bụng và cải thiện triệu chứng ngứa, mẩn đỏ của mề đay. Trong thành phần tía tô cũng rất giàu dinh dưỡng và các nhóm vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể. Người bệnh sử dụng hỗ trợ điều trị mề đay do các yếu tố bên trong cơ thể.

Người bệnh có thể sử dụng tía tô như rau thơm ăn kèm trong bữa ăn hàng ngày, hoặc chế biến thành những món ăn dễ nuốt như cháo, bún hoặc canh. Tuy nhiên, cần tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, tôm, gà (da gà).

Lưu ý khi chữa mề đay bằng lá tía tô tại nhà

Cách chữa mề đay bằng lá tía tô tại nhà tương đối lành tính, phù hợp sử dụng cho nhiều đối tượng trong thời gian dài. Tuy nhiên, phương pháp này cho đến nay vẫn chưa được kiểm chứng qua các nghiên cứu khoa học trên diện rộng. 

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng cách chữa mề đay bằng lá tía tô
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng cách chữa mề đay bằng lá tía tô

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị, người bệnh cần lưu ý một vài điều sau đây:

  • Người bệnh nên đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc trị mề đay từ tía tô để đảm bảo an toàn
  • Với những người bị mề đay mãn tính, mề đay có mủ, người bệnh cần sử dụng kết hợp với một số nhóm thuốc kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ
  • Hiệu quả của thuốc tương đối chậm và tùy thuộc vào cơ địa từng người.
  • Cần làm sạch vùng da bị mề đay trước khi dùng thuốc
  • Tuyệt đối không đắp thuốc lên vết thương hở, mụn lở loét tránh tình trạng nghiêm trọng hơn
  • Trong quá trình sử dụng, nếu thấy các biểu hiện ngứa rát xuất hiện dày đặc hơn, phải ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để xử lý kịp thời
  • Với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng bài thuốc
  • Không sử dụng cùng lúc nhiều mẹo dân gian, tránh gây tương tác và cản trở quá trình điều trị chính
  • Kết hợp vệ sinh thân thể, xây dựng chế độ ăn uống, hoạt động vừa sức để nhanh khỏi bệnh

Chữa mề đay bằng lá tía tô là phương pháp dân gian được nhiều người ứng dụng rộng rãi. Tuy thật sự có thể đem lại hiệu quả cho người bệnh nhưng những bài thuốc này vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, kết hợp với lối sống sạch sẽ, ăn uống lành mạnh để bệnh mau lành.

Câu hỏi thường gặp
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ bởi cơ địa trẻ nhỏ thường khá nhạy cảm. Theo các chuyên gia, điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân và cách điều trị mề đay của người mắc bệnh. Bài viết dưới đây […]
Nổi mề đay ăn gà được không là vấn đề nhiều người bệnh quan tâm đến. Bởi chế độ ăn uống có tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch của cơ thể, cũng như chuyển biến của bệnh. Để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo […]
Nhiều người thắc mắc: Đang bị nổi mề đay có kiêng gió không? Gió quạt và điều hòa thì sao và cần kiêng gì khác? Tất cả các câu hỏi này về cách chăm sóc khi bị nổi mề đay trên sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau. Người bị nổi mề […]
Một chế độ chăm sóc da và sinh hoạt phù hợp chính là biện pháp tích cực giúp hỗ trợ điều trị mề đay. Vậy người bệnh nổi mề đay có được nằm quạt không và cần lưu ý những gì? Bài viết ngay sau đây VN MediPharm sẽ mang lại những thông tin hữu […]
Nhiều người phân vân về chế độ dinh dưỡng khi đang bị nổi mề đay sao cho các vùng da có thể nhanh chóng khôi phục về bình thường. Là một loại nước trái cây tốt cho sức khỏe và có nhiều công dụng đối với da, nhiều người thắc mắc: Bị nổi mề đay […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *