5 Cách Dùng Muối Trị Mề Đay Hiệu Quả Nhất [Click Để Xem Ngay]
Muối là nguyên liệu quen thuộc giúp làm tăng hương vị của món ăn, đồng thời nó cũng giúp sát khuẩn, trị nhiều bệnh ngoài da. Vậy dùng muối trị mề đay có thực sự tốt không và dùng như thế nào? Dưới đây là hướng dẫn cách thực hiện chi tiết cùng một số lưu ý liên quan bạn đọc có thể tham khảo.
Thành phần, công dụng của muối
Muối là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, ít người biết rằng muối cũng được coi là một vị thuốc có giá trị trong nhiều phương pháp chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, muối có vị mặn nhưng có khả năng làm sạch, sát trùng rất tốt, đặc biệt là khi kết hợp với nước.
Thành phần chính của muối ăn là NaCl – khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Không chỉ vậy, trong muối còn có một số khoáng chất khác như sắt, kẽm, canxi, photpho, magie,… Một số công dụng của muối phải kể đến:
- Tính vô trùng, sát khuẩn cao: Do đó, muối thường được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý ngoài da như mẩn ngứa, dị ứng, nổi mề đay, vệ sinh tai, mũi, họng hàng ngày ngăn ngừa các bệnh lý hô hấp
- Phòng ngừa loãng xương: 20% muối vào cơ thể được tích trữ ở xương. Do đó, cần ăn đủ muối để ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến bệnh loãng xương, đặc biệt ở người cao tuổi.
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Muối có tác dụng điều hòa huyết áp và điều chỉnh nhịp tim giữ ở mức ổn định, hỗ trợ điều chỉnh nồng độ cholesterol trong máu
- Giảm đau nhức cơ bắp: Hàm lượng Kali có trong muối có khả năng làm dịu các cơn đau nhức cơ.
- Làm sạch cơ thể: Chà xát lên da khi tắm rửa giúp loại bỏ lớp tế bào chết bên ngoài, tái tạo tế bào khỏe mạnh (chỉ áp dụng 1-2 lần/tuần)
Có thể thấy, với đặc tính kháng khuẩn, muối được sử dụng nhiều trong các bài thuốc sát trùng, sát khuẩn ngoài da. Do vậy, nguyên liệu này cũng được sử dụng trong ngăn ngừa các triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa, viêm nhiễm trên da rất hiệu quả.
5 cách sử dụng muối trị mề đay đơn giản tại nhà
Với phương pháp trị mề đay bằng muối, người bệnh hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Dưới đây là một số cách kết hợp phổ biến trong việc sử dụng muối trị mề đay tại nhà để người bệnh tham khảo:
Trị mề đay bằng muối nguyên chất
Muối hòa tan với nước làm tăng khả năng vô trùng, có tác dụng rất tốt trong điều trị các chứng mẩn ngứa, mề đay, dị ứng. Người bệnh cũng có thể áp dụng bài thuốc với nhiều cách như sau:
- Ngâm da vào nước muối loãng: Pha loãng muối với nước (sử dụng nước vừa đủ ấm để tránh kích ứng da). Ngâm phần da bị mề đay vào nước trong khoảng 20-30 phút. Cách này phù hợp với vị trí mề đay ở chân tay.
- Chườm nóng muối: Rang muối hạt trên chảo nóng, cho vào vải sạch bọc kín, chờ nguội bớt rồi chườm lên vùng da có mề đay, giữ trong khoảng 15 phút. Cách này có thể sử dụng cho mề đay do nhiễm lạnh, dị ứng
- Thoa nước muối loãng: Chuẩn bị khoảng 300ml nước sạch, thêm ½ thìa muối, khuấy đều đến tan hoàn toàn. Vệ sinh sạch vùng da bị mề đay, dùng tăm bông hoặc khăn ẩm thấm nước muối thoa nhẹ lên da.
Bài thuốc muối rang ngải cứu trị mề đay
Trong Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm và thành phần các chất kháng khuẩn, giảm đau tự nhiên. Do đó, có thể sử dụng ngải cứu trong các chứng bệnh ngoài da, như mề đay, mẩn ngứa, căng cơ, nhức mỏi xương khớp.
Kết hợp ngải cứu với muối tăng hiệu quả điều trị và khả năng sát khuẩn của bài thuốc, người bệnh thực hiện theo hướng dẫn sau:
Nguyên liệu:
- Lá ngải cứu: 1 nắm (30g)
- Muối hạt: 1 nắm nhỏ
- Khăn vải sạch
Cách thực hiện:
- Ngải cứu rửa sạch, cho lên chảo đảo cùng với muối trong 10 phút (ngải cứu thơm)
- Bỏ toàn bộ phần ngải cứu vào khăn vải, chườm lên vùng da bị mề đay
- Giữ nguyên trong vòng 15-20 phút để hoạt chất thẩm thấu vào da
Bài thuốc này thích hợp với mề đay dạng khu trú, cố định ở một số vùng trên cơ thể. Lưu ý tới nhiệt độ của các thành phần, tránh gây bỏng cho da khi chườm.
Đắp muối và mướp đắng
Mướp đắng (khổ qua) có tính mát, khử độc nên được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh da liễu như viêm da, mề đay, dị ứng, mẩn ngứa. Cách kết hợp mướp đắng với muối trị mề đay giúp làm giảm triệu chứng ngứa và mẩn đỏ trên da, ngăn ngừa mề đay tái phát.
Nguyên liệu:
- Mướp đắng: 1-2 quả
- Muối hạt: 1 nắm
Cách thực hiện:
- Rửa sạch mướp đắng, thái nhỏ và xay nhuyễn lấy nước
- Cho vào nồi cùng với 1 nắm muối, đun sôi.
- Đổ nước ra chậu, cho thêm nước cho nguội bớt vè dùng khăn mềm thấm lên vùng da bị mề đay.
- Áp dụng cách này 2 lần/ngày, kiên trì vài ngày để thấy được hiệu quả
Lưu ý: Rửa sạch vùng da bị tổn thương trước và sau khi sử dụng bài thuốc với nước ấm
Không chỉ giảm ngứa, bài thuốc từ muối và mề đay còn giúp da mịn màng hơn, không còn triệu chứng nổi cộm hoặc sần da.
Tắm nước muối và lá trầu không trị mề đay
Trong thành phần lá trầu không có chứa các chất kháng viêm, kháng khuẩn nên rất tốt cho tình trạng da bị viêm nhiễm, mẩn ngứa. Kết hợp lá trầu không và muối trị mề đay sẽ gia tăng hiệu quả, cải thiện tình trạng bệnh.
Nguyên liệu:
- Lá trầu không: 50g
- Muối hạt: 2 nắm
Cách thực hiện:
- Lá trầu không tươi rửa sạch. Cho vào nồi với khoảng 3 lít nước, đun sôi trong 10-15 phút
- Đổ phần nước lá trầu không ra chậu, hòa với nước nguội để giảm bớt nhiệt độ của nước
- Thêm lượng muối hạt đã chuẩn bị vào chậu, khuấy đều cho tan hoàn toàn
- Ngâm mình, đặc biệt là vùng da mề đay trong nước và tắm nhanh trong vòng 15 phút
Cách kết hợp này có thể sử dụng với chứng mề đay toàn thân, mề đay trên diện rộng. Không chỉ chữa mề đay, biện pháp tắm với lá này cũng có thể áp dụng thường xuyên, nhất là những bệnh nhân bị mề đay mãn tính để phòng ngừa bệnh tái phát.
XEM CHI TIẾT: 3 Cách Dùng Lá Trầu Không Chữa Mề Đay Tại Nhà Hiệu Quả Nhất
Bài thuốc dùng lá chè xanh và muối trị mề đay
Trong thành phần lá chè xanh có chứa các hoạt chất như flavonoid; EGCG; quercetin có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, làm sạch da. Kết hợp lá chè xanh và muối không chỉ ứng dụng trong bài thuốc trị mề đay mà còn trong nhiều chứng bệnh ngoài da khác.
Nguyên liệu:
- Lá chè xanh: 50g
- Muối hạt: 1-2 nắm
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá chè xanh, cho vào nồi cùng với 2-3 lít nước, đun sôi khoảng 20 phút.
- Hòa thêm nước nguội và lượng muối hạt đã chuẩn bị
- Ngâm và tắm nước lá chè xanh trong vòng 15-20 phút. Có thể dùng nắm lá chè xanh để chà xát lên vùng da bị tổn thương
- Có thể tắm thường xuyên, ngăn ngừa bệnh mề đay tái phát
Lưu ý khi sử dụng các mẹo dân gian từ muối trị mề đay tại nhà
Sử dụng muối trị mề đay là phương pháp dân gian được lưu truyền nhưng cũng chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào chứng minh hiệu quả của nó.Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và cho hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý vài điều sau đây:
- Nên lựa chọn những thảo dược sạch, đảm bảo chất lượng
- Phương pháp chữa mề đay bằng muối chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh trong trường hợp nhẹ.
- Trong quá trình sử dụng, nếu thấy có bất thường, cần dừng sử dụng và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn
- Không áp dụng bài thuốc này cho vùng da có tổn thương hở, có chảy mủ
- Giữ vệ sinh cơ thể nói chung, tắm rửa thường xuyên, không để ứ đọng mồ hôi ở vùng da bị tổn thương
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thêm rau củ vào bữa ăn, uống nhiều nước. Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Nghỉ ngơi điều độ, nếu có tập luyện thể thao nên tắm rửa sạch sẽ sau khi kết thúc. Không để bụi bẩn, mồ hôi gây ảnh hưởng đến vùng da bị mề đay
Các cách dùng muối trị mề đay tại nhà đều là những phương pháp dân gian được truyền miệng. Tốt nhất để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng bài thuốc. Đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, giúp cải thiện triệu chứng, không thể điều trị triệt để nguyên nhân cũng như các biểu hiện cấp tính, nguy hiểm khác.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!