3 Cách Dùng Lá Trầu Không Chữa Mề Đay Tại Nhà Hiệu Quả Nhất
Có rất nhiều nguyên liệu tự nhiên được dùng để chữa trị bệnh mề đay như lá lốt, lá trầu không, lá tía tô,… Trong đó là trầu được nhiều người lựa chọn, vì dễ kiếm, dễ thực hiện và mang đến hiệu quả cao. Dưới đây là 3 cách dùng lá trầu không chữa mề đay vô cùng hiệu quả và an toàn bạn có thể tham khảo.
Thành phần và công dụng của lá trầu không
Trầu không là loại cây xuất hiện tại những vùng đất nóng ẩm, do đó tập trung nhiều ở những nước nhiệt đới. Trong dân gian, lá trầu không được sử dụng nhiều trong các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, trị các bệnh ngoài da như dị ứng, mề đay, mẩn ngứa,…
Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng tiêu viêm, trừ phong, sát trùng, sát khuẩn tốt. Do đó, vị thuốc này có tác dụng kìm hãm và ngăn ngừa sự phát triển của virus, vi khuẩn, làm lành ổ viêm loét, tái tạo các tế bào mới khỏe mạnh phù hợp trong điều trị các bệnh ngoài da, mề đay, viêm ngứa.
Ngoài ra, lá trầu không còn có đặc tính giải độc, chỉ khái, hạ khí, kích thích hệ thần kinh và tiêu hóa, bài trừ phong thấp.
Theo các nghiên cứu y học hiện đại, trong lá trầu không có chứa tinh dầu và hoạt chất polyphenol. Hai thành phần này có khả năng ức chế, tác động lên sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu khuẩn, phế cầu, trực khuẩn E.coli, trực khuẩn lỵ, vi nấm,…
Các hoạt chất trong lá trầu không còn có khả năng loại bỏ nhanh các tế bào bị bệnh, tái tạo lớp tế bào mới, phục hồi làn da. Nhờ vậy, nguyên liệu này được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh lý ngoài da như viêm da cơ địa, mề đay, lang ben, dị ứng,…
Cách sử dụng lá trầu không chữa mề đay tại nhà
Dùng lá trầu không chữa mề đay là một trong những mẹo dân gian được sử dụng từ lâu đời và có thể cho hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, để sử dụng đúng, an toàn cho hiệu quả tốt nhất, người bệnh có thể thực hiện theo các cách dưới đây:
Uống nước lá trầu không
Uống nước lá trầu không mỗi ngày giúp loại bỏ được các yếu tố gây độc, gây viêm cho cơ thể từ bên trong. Do đó, rất phù hợp với những tình trạng bệnh nổi mề đay gây ra bởi các yếu tố nội sinh trong cơ thể.
Nguyên liệu:
- Lá trầu không: 5-10 lá
- Muối hạt: 1 nắm
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút, vớt ra để ráo nước
- Cho lá trầu không vào ấm cùng với nước sôi, hãm trong vòng 15-20 phút (như hãm chè xanh)
- Uống hàng ngày, có thể sử dụng thay nước, kiên trì dùng sau 5-7 ngày có thể thấy cải thiện triệu chứng
Tắm nước lá trầu không
Tắm nước lá trầu không giúp cải thiện được các triệu chứng khó chịu như mẩn ngứa, nóng đỏ, đau rát do vết tổn thương trên da. Ngoài ra, tắm lá trầu không còn có tác dụng ngăn ngừa nhiều bệnh da liễu. Bài thuốc này phù hợp với mọi lứa tuổi, dùng được cho cả mề đay cấp tính và mãn tính. Cách làm như sau:
Nguyên liệu:
- Lá trầu không: 1 nắm (50-60g)
- Muối hạt: 1 nắm nhỏ
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút, vớt ra để ráo
- Cho lá trầu không vào nồi cùng khoảng 2-3 lít nước. Đun sôi trong vòng 20 phút là có thể tắt bếp
- Hòa thêm nước nguội cho giảm bớt nhiệt độ nước rồi tắm
- Tắm qua với xà phòng trước khi tắm với lá trầu không
- Trong quá trình tắm, múc nước lá trầu không dội lên vùng da bị tổn thương, có thể dùng bã lá trà không chà xát nhẹ nhàng lên vùng bị mề đay
- Sau khi tắm, không cần tráng qua nước, dùng khăn mềm lau khô người
- Áp dụng hàng ngày, liên tục trong 7 ngày để cho hiệu quả tốt.
Lưu ý: Trong trường hợp bị nổi mề đay tay hoặc chân có thể ngâm bộ phận này với nước lá trầu không mà không cần tắm. Nên ngâm trong khoảng 15-20 phút rồi lau sạch lại bằng khăn mềm.
XEM THÊM: 10 Mẹo Chữa Mề Đay Tại Nhà Giúp Nhanh Chóng Giảm Ngứa, Khó Chịu
Đắp lá trầu không chữa mề đay tại nhà
Cách chữa này giúp các hoạt chất trong lá trầu không có thể tác động trực tiếp lên vị trí tổn thương, thẩm thấu vào da và cho hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với mề đay khu trú, ở những vị trí nhất định, khó có thể áp dụng cho mề đay toàn thân, mề đay diện rộng.
Nguyên liệu:
- Lá trầu không: 10g
- Muối hạt: 1 nắm
- Cối và chày
- 1 miếng vải sạch
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15-20 phút, vớt ra rổ cho ráo nước
- Cho lá trầu không cùng vài hạt muối vào cối, giã nhuyễn. Cho vào khăn sạch, buộc chặt.
- Vệ sinh vùng da bị bệnh bằng nước ấm hoặc nước muối loãng
- Đặt phần vải bọc lá trầu không lên vùng da tổn thương. Giữ nguyên khoảng 20-30 phút, có thể chà xát nhẹ nhàng (không mạnh tay tránh tổn thương da)
- Để vùng da khô tự nhiên, sau đó có thể vệ sinh da lại bằng nước ấm (không dùng xà phòng, sữa tắm)
- Mỗi ngày người bệnh nên thực hiện khoảng 2 lần. kiên trì trong vòng 3-5 ngày sẽ thấy hiệu quả
Lưu ý khi sử dụng lá trầu không chữa mề đay
Các bài thuốc từ lá trầu không chữa mề đay tương đối đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều mẹo dân gian khác, bài thuốc này cũng có những hạn chế nhất định. Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, người bệnh cần lưu ý:
- Không sử dụng cho người bệnh có làn da mẫn cảm với trầu không hoặc thành phần hoạt chất có trong lá trầu không
- Đây chỉ là mẹo dân gian có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng chứ không phải phương pháp điều trị chính.
- Hiệu quả của bài thuốc tương đối chậm, do đó người bệnh cần kiên trì sử dụng lâu dài.
- Cách chữa này chỉ phù hợp với trường hợp bị mề đay thể nhẹ, mới khởi phát. Nếu bệnh diễn tiến nặng, người bệnh không nên tiếp tục sử dụng
- Ngưng sử dụng thuốc khi thấy da có biểu hiện bất thường: ngứa ngáy, vết mề đay ửng đỏ rõ hơn, đau rát thậm chí mưng mủ
- Hạn chế gãi và chà xát mạnh vào vùng da bị tổn thương, do có thể gây xước da dẫn đến nhiễm trùng
- Với những trường hợp bị mề đay do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, thông thường người bệnh phải sử dụng kết hợp thuốc Tây y kháng viêm. Do đó, người bệnh nên đi khám để được tiếp nhận điều trị phù hợp
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng
- Không áp dụng nhiều mẹo dân gian cùng một lúc vì có thể gây cản trở hiệu quả điều trị
- Giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng da bị tổn thương, tắm ít nhất 2 lần/ngày
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, loại bỏ những thực phẩm dễ gây dị ứng ra khỏi khẩu phần ăn. Uống đủ nước mỗi ngày dưới nhiều hình thức: nước khoáng, nước ép quả, nước canh,…
- Nghỉ ngơi hợp lý, khi ra nắng,ra gió cần mang quần áo dài tay, thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Tránh tích tụ mồ hôi ở vùng da bị tổn thương, khiến bệnh nặng hơn
Phương pháp dùng lá trầu không chữa mề đay được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, bài viết chỉ cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị, người bệnh nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bài thuốc này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!