Cách chữa

4 Bài Thuốc Chữa Mề Đay Bằng Đông Y Cực Hiệu Quả Cho Người Bệnh

Bên cạnh các loại thuốc Tây y thì Đông y cũng là một giải pháp được nhiều người lựa chọn khi bị mề đay. Chữa mề đay bằng Đông y khá an toàn, có thể trị bệnh từ gốc và giúp bệnh không tái phát. Để hiểu rõ hơn về cách thực hiện, nguyên liệu, vị thuốc sử dụng, bạn đọc hãy theo dõi ngay bài viết sau đây.

Quan điểm của Đông y về bệnh mề đay

Trong Đông y, mề đay là bệnh lý thuộc chứng phong sang, gây ra bởi nhiều tác nhân gây dị ứng khác nhau. Biểu hiện của bệnh là tình trạng ngứa rát, nổi mẩn đỏ trên da. Các triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột và kéo dài khoảng 6 tuần với trường hợp nhẹ, cấp tính và sẽ kéo dài, tái phát theo chu kỳ ở tình trạng mãn tính.

Có thể sử dụng phương pháp Đông y chữa chứng mề đay
Có thể sử dụng phương pháp Đông y chữa chứng mề đay

Dựa theo nguyên nhân bệnh, y học cổ truyền chia mề đay thành 2 nhóm:

  • Yếu tố nội sinh: Do sự thay đổi trong cơ thể, các phủ tạng hoạt động không ổn định, nhất là tạng can và phế bị tổn thương gây nổi mề đay, gây ngứa và khó chịu
  • Yếu tố ngoại sinh: Người bệnh nhiễm phong hàn, phong nhiệt lâu ngày làm tích tụ chất độc dưới da và hình thành các vết mề đay, mẩn ngứa với nhiều hình dạng khác nhau

Ngoài ra, một số trường hợp khác có thể gây ra mề đay như sử dụng đồ ăn có tính hàn hoặc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. 

Cách chữa mề đay bằng Đông y dựa trên các nguyên tắc lợi tiểu, an thần, tiêu độc, chống dị ứng và trừ phong. Ngoài ra, phụ thuộc vào căn nguyên gây bệnh mà thầy thuốc có thể gia giảm các nguyên liệu trong bài thuốc cho phù hợp.

4 cách chữa mề đay bằng Đông y giúp trị dứt điểm bệnh

Đông y chia mề đay thành 4 thể chính là: thể phong hàn, thể phong nhiệt, thể thực tích và thể thấp nhiệt. Tùy thuộc mỗi thể sẽ có các bài thuốc phù hợp, cụ thể như sau:

Cách chữa mề đay bằng Đông y với thể phong hàn

Tình trạng này là do cơ thể nhiễm phong hàn, gây ra bởi tiếp xúc với đồ vật có tính hàn hoặc thay đổi thời tiết. Các biểu hiện thường gặp của thể này là nổi mề đay, mẩn ngứa, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, nhức đầu Với tình trạng này, sử dụng các bài thuốc có tác dụng ấm với công dụng khu phong, trừ hàn sẽ cho hiệu quả tốt nhất.

Mề đay thể phong hàn đi kèm biểu hiện hắt hơi, sổ mũi
Mề đay thể phong hàn đi kèm biểu hiện hắt hơi, sổ mũi

Một số bài thuốc thường dùng gồm:

  • Bài thuốc số 1: Sài hồ 12g; Kim ngân hoa 12g; Hạ khô thảo 16g; Cam thảo 16g; Đơn mặt trời 16g; Bồ công anh 16g; Tang ký sinh 16g; Ngải diệp 16g. Các vị thuốc đem sắc với khoảng 3 bát nước, uống mỗi ngày một thang chia 2 lần trong ngày
  • Bài thuốc số 2: Độc hoạt 12g; Cát cánh 12g; Thục địa 12g; Đương quy 12g; Cam thảo 12g; Trần bì 12g; Xuyên khung 12g; Quế chi 8g; Tế tân 10g; Bạch chỉ 10g; Xương bồ 16g; Thương nhĩ 16g. Các vị thuốc đem rửa sạch, mỗi ngày uống 1 thang chia hai lần sáng tối
  • Bài thuốc số 3: Bạch chỉ 8g; Quế chi 8g; Lá đơn 16g; Ké đầu ngựa 16g; Ý dĩ 16g; Kinh giới 16g; Đan sâm 12g; Phòng phong 12g. Các nguyên liệu đem sắc uống hàng ngày, uống kiên trì mỗi ngày 1 thang chia hai lần sáng tối

Cách chữa mề đay bằng Đông y với thể phong nhiệt

Chứng mề đay thể nhiệt thường khởi phát đột ngột. Triệu chứng điển hình là tình trạng phát ban trên da, ngứa dữ dội và lây lan nhanh ra toàn thân, có thể xuất hiện triệu chứng nóng bừng khắp người, mặt đỏ ửng, táo bón, khát nước và nước tiểu vàng. Để điều trị Đông y sử dụng các bài thuốc có tính hàn với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sơ phong.

Cách chữa mề đay bằng thuốc y học cổ truyền với thể phong nhiệt là sử dụng dược liệu có tính thanh nhiệt
Cách chữa mề đay bằng thuốc y học cổ truyền với thể phong nhiệt là sử dụng dược liệu có tính thanh nhiệt

Một số bài thuốc thường dùng gồm:

  • Bài thuốc số 1: Huyền sâm 12g; Phòng phong 12g; Chi tử 12g; Đương quy 12g; Cam thảo 16g; Cỏ mực 16g; Kinh giới 16g; Nam hoàng bá 16g; Kim ngân hoa 20g. Các vị thuốc rửa sạch, sắc lấy nước uống hàng ngày, kiên trì uống mỗi ngày một thang 
  • Bài thuốc số 2: Cát căn 16g; Rau má 16g; Thương nhĩ 16g; Bồ công anh 16g; Kinh giới 16g; Hạ khô thảo 16g; Nam hoàng bá 16g; Kim ngân hoa 12g; Hoàng cầm 12g; Liên kiều 12g; Thổ phục linh 12g. Các vị thuốc rửa sạch, sắc uống mỗi ngày một thang
  • Bài thuốc số 3: Cỏ mần trầu 20g; Kim ngân hoa 20g; Tang diệp 20g; Bạch thược 12g; Cam thảo 12g; Sài hồ 12g; Tang ký sinh 16g; Xương bồ 16g; Quả ké đầu ngựa 16g. Mỗi ngày sắc một thang, uống đều đặn chia làm nhiều lần.

Chữa mề đay thể thực tích với bài thuốc Đông y

Mề đay thể thực tích hay còn gọi là dị ứng thức ăn, do người bệnh ăn phải thức ăn lạ, có tính hàn hoặc chứa nhiều độc tố như động vật có vỏ, hải sản, các loại hạt,… Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các vết mề đay nổi sắc đỏ/trắng kéo dài kèm triệu chứng đau bụng, buồn nôn. Để điều trị Đông y lựa chọn các thảo dược có tác dụng thông đạo, hòa trung, thanh nhiệt, giải độc.

Phương pháp chữa bằng cách này lành tính với thảo dược thiên nhiên
Phương pháp chữa bằng cách này lành tính với thảo dược thiên nhiên

Bài thuốc: Thành phần  Địa phụ tử 10g; Kim ngân hoa 10g; Bạch phục linh 10g; Xích thược 10g; Tiêu sơn tra 10g; Tiêu tân lang 10g; Tiêu mạch nha 10g; Kê nội kim 10g; Bạch tiên bì 15g. Sắc cùng với khoảng 3 bát nước, đến khi còn khoảng một nửa. Chia thành hai phần uống vào buổi sáng và buổi tối, dùng mỗi ngày 1 thang.

Sử dụng bài thuốc Đông y trị mề đay thể thấp nhiệt

Mề đay thể thấp nhiệt không phổ biến, ít gặp nhưng tương đối nguy hiểm. Người bệnh có biểu hiện nổi ban da có màu đỏ sẫm, các vết mề đay có xu hướng lây lan khi gặp tác động của nhiệt hoặc gió. Ngoài ra, người bệnh còn có thêm các triệu chứng như sốt về chiều tối, đại tiện khó khăn, đau nhức đầu, cảm giác nặng đầu và ít đi tiểu.

Cách chữa mề đay bằng Đông y với thể bệnh này chủ yếu sử dụng những vị thuốc có tác dụng phương hương khai khiếu, hóa thấp trừ bệnh. Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc sau:

Bài thuốc gồm: Xích thược 10g; Hoạt thạch 10g; Linh bì 10g; Bội lan 10g; Hoàng cầm 10g; Trần bì 6g; Hậu phác 6g; Cam thảo 6g; Kim ngân hoa 15g; Bồ công anh 15g. Các nguyên liệu rửa sạch, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang, chia hai lần sáng tối.

Lưu ý: Trong quá trình điều trị, người bệnh nên giữ ấm cơ thể (nếu trời lạnh), khi ra ngoài cần mặc quần áo dài tay nhưng đảm bảo thoáng mát, không tích trữ mồ hôi(nếu trời nắng)

Lưu ý khi chữa mề đay bằng Đông y

Cách chữa mề đay bằng Đông y được ưa chuộng sử dụng vì sự lành tính, không gây tác dụng phụ dù sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, để cho hiệu quả tốt, an toàn người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:

Lưu ý trong quá trình chữa mề đay bằng thuốc nam để đảm bảo hiệu quả điều trị
Lưu ý trong quá trình chữa mề đay bằng thuốc nam để đảm bảo hiệu quả điều trị
  • Cần đi thăm khám trước tại các cơ sở đông y uy tín để bác sĩ bắt mạch và kê đơn thuốc phù hợp nhất với cơ địa người bệnh, nguyên nhân, tình trạng bệnh.
  • Hiệu quả của thuốc đông y tương đối chậm, tùy thuộc vào cơ địa từng người, cần kiên trì trong thời gian dài.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian. Thuốc Đông y cần thời gian để đem lại hiệu quả, do đó tránh việc ngưng thuốc giữa chừng
  • Thông báo với bác sĩ những loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc vitamin đang sử dụng (nếu có). Tránh hiện tượng gây tương tác giữa các loại thuốc
  • Chỉ sử dụng một bài thuốc, không áp dụng song song nhiều cách chữa trị, tránh gây cản trở biện pháp chính
  • Trong quá trình dùng thuốc nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như ngứa da, đau bụng,…cần dừng thuốc và báo ngay với bác sĩ
  • Sau liệu trình điều trị hoặc trong quá trình điều trị, diễn tiến bệnh mề đay trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân cũng cần dừng thuốc và báo với bác sĩ
  • Giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng da nổi mề đay. Tắm rửa ít nhất ngày 2 lần, có thể sử dụng một số loại lá tắm như lá khế, lá chè xanh,…để giảm ngứa
  • Kết hợp điều trị với việc ăn uống điều độ, đảm bảo dinh dưỡng, uống đủ nước, đặc biệt là nước ép hoa quả
  • Không ăn các thực phẩm lạ, động vật có vỏ, hải sản hoặc các loại hạt trong thời gian điều trị mề đay
  • Hạn chế gãi tại vùng da mề đay, tránh trường hợp xước da gây tổn thương, thậm chí là nhiễm trùng
  • Nghỉ ngơi hợp lý, vận động vừa sức, mặc quần áo thoải mái tránh tích tụ mồ hôi tại những vùng da bị tổn thương

Với cách chữa mề đay bằng Đông y, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không lo tác dụng phụ như thuốc Tây y. Tuy nhiên, mỗi bài thuốc chỉ hiệu quả khi sử dụng đúng người, đúng bệnh và đúng liều lượng. Do đó, người bệnh nên đi thăm khám để được điều trị theo phương pháp phù hợp nhất.

Câu hỏi thường gặp
Nổi mề đay có các biểu hiện ngoài da đó là ngứa ngáy, mẩn đỏ vô cùng khó chịu. Bên cạnh việc dùng các loại thuốc uống và thuốc bôi, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại lá dược liệu để tắm nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng khó chịu của […]
Bệnh mề đay là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bệnh với các triệu chứng vô cùng khó chịu và gây mất thẩm mỹ. Vậy nổi mề đay có ngứa không và người bệnh cần lưu ý gì để nhanh khỏi? Thông tin này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới […]
Nhiều người phân vân về chế độ dinh dưỡng khi đang bị nổi mề đay sao cho các vùng da có thể nhanh chóng khôi phục về bình thường. Là một loại nước trái cây tốt cho sức khỏe và có nhiều công dụng đối với da, nhiều người thắc mắc: Bị nổi mề đay […]
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ bởi cơ địa trẻ nhỏ thường khá nhạy cảm. Theo các chuyên gia, điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân và cách điều trị mề đay của người mắc bệnh. Bài viết dưới đây […]
Nổi mề đay ăn gà được không là vấn đề nhiều người bệnh quan tâm đến. Bởi chế độ ăn uống có tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch của cơ thể, cũng như chuyển biến của bệnh. Để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *