Tin tức

Dị Ứng Thức Ăn Nổi Mề Đay Biểu Hiện Thế Nào? Cách Xử Lý Tốt Nhất

Dị ứng thức ăn nổi mề đay là biểu hiện không hiếm gặp, nhưng có mức độ nặng hơn so với những người bị dị ứng thức ăn thông thường. Đồng thời, vẫn có khá nhiều người chưa phân biệt được các biểu hiện của tình trạng này và gây ra nhầm lẫn trong cách xử lý. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn những thông tin kiến thức quan trọng nhất.

Triệu chứng thường gặp ở những người bị dị ứng thức ăn nổi mề đay

Dị ứng các loại thực phẩm không hiếm gặp, nhưng dị ứng thức ăn nổi mề đay lại là tình trạng khiến không ít người lầm tưởng là biểu hiện dị ứng thông thường. Theo đó, các triệu chứng nổi mề đay cũng không khó để nhận biết, cơ thể sau khi nạp vào các thực phẩm kích ứng sẽ có triệu chứng nhanh chóng chỉ sau vài phút hoặc tối đa là 3 – 4 giờ.

Điểm nhận biết đầu tiên chúng ta có thể thấy là phần bả vai, cánh tay và mặt sẽ có dấu hiệu ửng đỏ, chúng nhanh chóng lan rộng ra khắp các bộ phận khác. Lúc này, để có thể chắc chắn rằng cơ thể đã bị dị ứng các loại thức ăn khiến da nổi mề đay, bạn cần quan sát xem bản thân có đang gặp phải các triệu chứng sau hay không:

  • Cơ thể nổi nhiều mảng sần đỏ, kích thước nhiều cỡ khác nhau và tùy mức độ dị ứng mà có sự khác biệt giữa mọi người.
  • Một số trường hợp sẽ thấy mẩn đỏ nổi sưng to như vết muỗi cắn, nhưng chúng sẽ phát triển nhanh và lan rộng hơn.
  • Da bắt đầu có cảm giác ngứa ngáy bất ngờ, cơn ngứa sẽ không tập trung ở một vùng nhất định mà lan đi khắp cơ thể khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu.
  • Ngoài ra, cũng có trường hợp bệnh nhân bị phù nề, viêm đỏ rất khó chịu. Không chỉ cổ họng mà mặt, mí mắt đều sưng phù khi bị dị ứng mức độ nặng.
  • Dị ứng thức ăn nổi mề đay còn kéo theo triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và khó thở khá nguy hiểm, khiến người bị nhanh chóng mất sức, mệt mỏi.
Dị ứng thức ăn nổi mề đay khiến làn da bị sần sùi, loang đỏ và khá ngứa
Dị ứng thức ăn nổi mề đay khiến làn da bị sần sùi, loang đỏ và khá ngứa

Thông thường, tình trạng dị ứng thức ăn khiến da nổi mề đay nếu ở mức độ nhẹ sẽ dịu đi sau vài giờ cho tới một ngày. Nhưng nếu là những người có hệ thống miễn dịch hoạt động một cách quá mẫn sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều triệu chứng khá nguy hiểm. Cụ thể là sốc phản vệ. Khi này, cơ thể sẽ bị:

  • Vùng môi và mí mắt bị sưng phù mạnh, che mất tầm nhìn và gây khó khăn khi nói chuyện, ăn uống.
  • Các nốt mề đay ngày càng nổi nhiều hơn, chúng lan rộng và uống thuốc cũng không giảm bớt.
  • Phần cổ họng và lưỡi sưng tấy, mấy cảm giác. Bệnh nhân nhanh chóng có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn, hạ huyết áp, đầu óc choáng váng và nặng nhất là ngất xỉu.

Các chuyên gia, bác sĩ cho biết, sốc phản vệ không thể xem thường, chúng hoàn toàn có nguy cơ làm co thắt phế quản khiến cơ thể không kịp hô hấp, bệnh nhân bị đe dọa tới tính mạng. Do đó, khi bị dị ứng thức ăn và cơ thể có các biểu hiện lạ, cần lập tức tới bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ điều trị nhanh chóng.

Vì sao bị dị ứng thức ăn nổi mề đay?

Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu, các bác sĩ cho biết, dị ứng thức ăn nổi mề đay là khi trong các thực phẩm bạn sử dụng chứa những thành phần, phổ biến nhất là protein gây nhầm lẫn cho hệ miễn dịch rằng đó là các yếu tố gây hại cho cơ thể. Khi đó, cơ chế tự miễn dịch sẽ truyền tín hiệu tới hệ thống bạch cầu và chúng sản sinh ra kháng nguyên để chống lại. Ở một số trường hợp cơ địa đặc biệt sẽ phát sinh nổi mề đay.

Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nổi mề đay dị ứng bởi các thức ăn gồm có:

Cơ địa hoặc di truyền

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chứng dị ứng thức ăn nổi mề đay là bệnh lý thuộc nhóm có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái. Khi bạn bị dị ứng bởi một loại đồ ăn thì có tới 80% là con cái sau này cũng sẽ gặp phải tình trạng đó.

Nếu là di truyền từ ông bà, tỷ lệ sẽ giảm xuống còn khoảng 50%. Ngoài ra, ở những trường hợp song sinh cùng trứng, 2 đứa trẻ có thể bị dị ứng tới 77%, nếu cặp song sinh khác trứng thì tỷ lệ rút xuống chỉ còn khoảng 15%.

Trẻ nhỏ rất dễ bị di truyền bệnh lý từ cha mẹ hoặc ông bà
Trẻ nhỏ rất dễ bị di truyền bệnh lý từ cha mẹ hoặc ông bà

Dị ứng thức ăn nổi mề đay do độ tuổi

Qua các thống kê từ những cơ sở y tế, tỷ lệ bệnh nhân mắc chứng dị ứng thức ăn nổi mề đay là trẻ em khá lớn. Nguyên do là bởi lúc này sức đề kháng, khả năng miễn dịch ở trẻ nhỏ vẫn chưa hoàn thiện, sức khỏe chưa đủ tốt để chống đỡ lại các tác nhân có hại. Vì vậy, khi cho bé sử dụng các món ăn lạ, nguy cơ bị nổi mề đay là rất cao.

Theo đó, qua tìm hiểu, những thực phẩm dễ làm trẻ bị dị ứng nhất phải kể tới gồm:

  • Các loại hạt: Óc chó, lạc, hạnh nhân,..
  • Đậu các loại: Đậu nành, hà lan, đậu đỏ, đậu phộng,…
  • Hải sản có vỏ: Hàu, cua, hến, nghêu, sò, ốc,…

Môi trường sống

Nguyên do tiếp theo khiến chúng ta có nguy cơ bị kích ứng mề đay bởi thức ăn khá cao là bởi môi trường sinh sống tác động. Cụ thể, nếu bạn sống ở những điều kiện môi trường ô nhiễm, độc hại, nhiều dịch truyền nhiễm thì cơ thể sẽ yếu hơn rất nhiều, dễ bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa, mề đay và nhiều bệnh về da liễu khác.

Đồng thời, cũng không thể loại bỏ yếu tố sử dụng các thức ăn không lành mạnh, sinh hoạt chưa đảm bảo khoa học khiến cơ thể dễ dàng bị dị ứng.

Môi trường sống bụi bẩn ô nhiễm cũng khiến sức khỏe yếu dễ gây dị ứng thức ăn nổi mề đay
Môi trường sống bụi bẩn ô nhiễm cũng khiến sức khỏe yếu dễ gây dị ứng thức ăn nổi mề đay

Khắc phục dị ứng thức ăn nổi mề đay thế nào?

Khi bạn kịp thời nhận biết các triệu chứng của dị ứng thức ăn nổi mề đay, tiếp hành xử lý đúng cách sẽ giúp tình trạng dịu đi khá nhanh, không gây hại cho sức khỏe. Khi tới bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá mức độ dị ứng và kiểm tra sức khỏe để có cách điều trị tốt nhất.

Phương pháp xử lý tại chỗ khi gặp dị ứng thức ăn nổi mề đay

Để có thể ngăn chặn các biểu hiện xấu và nặng hơn, khi bị dị ứng thức ăn nổi mề đay, bạn cần nhanh chóng áp dụng một số cách xử lý tại nhà để giảm kích thích hệ thống miễn dịch.

Khi này, nên áp dụng các cách sau:

  • Hãy cố gắng nôn hết những thức ăn bạn mới nạp vào để có thể loại bỏ các tác nhân gây dị ứng, giảm triệu chứng và phòng ngừa nguy cơ sốc phản vệ,
  • Súc miệng và họng bằng nước muối pha loãng hoặc sử dụng nước muối sinh lý.
  • Cần uống 1 cốc nước ấm để làm dịu cổ họng và dạ dày. Ngoài ra, sau khi nôn xong cơ thể thường sẽ bị mất nước, vì vậy uống nước ấm lúc này là rất cần thiết.
  • Luôn theo dõi kỹ các dấu hiệu trên cơ thể, đồng thời nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám cụ thể.
Súc họng nước muối sau khi nôn
Súc họng nước muối sau khi nôn

Tiến hành điều trị mề đay dị ứng tại cơ sở y tế

Trong một số trường hợp, khi áp dụng các biện pháp khắc phục dị ứng tại chỗ sẽ giúp thuyên giảm nhanh chóng. Nhưng nếu bạn đã thực hiện đầy đủ nhưng dị ứng nổi mề đay ngày càng nặng thì cần tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Ở một số trường hợp sẽ chỉ cần uống thuốc nhưng cũng có những ca dị ứng nặng, có biểu hiện bị sốc phản vệ cần phải áp dụng các thiết bị y tế hỗ trợ.

  • Kê thuốc: Đối với người bị dị ứng thức ăn nổi mề đay, thuốc thường được dùng là những loại kháng histamin, thuốc bôi ngoài da chứa thành phần menthol, zinc, thuốc epinephrine, thuốc corticoid, dung dịch bù điện giải và thuốc điều hòa nhu động ruột,…
  • Cho thở oxy: Với những bệnh nhân bị phù mạch ở cổ họng gây cản trở hô hấp, bác sĩ sẽ tiến hành cho thở oxy để duy trì hô hấp ổn định. Máy thở sẽ tăng cường lưu thông oxy tới phổi.
  • Đặt nội khí quản: Khi bệnh nhân bị phù thanh môn, cần phải tiến hành đặt nội khí quả nhanh chóng để không cản trở đường thở do các phản ứng dị ứng gây ra.

Một số cách chăm sóc làn da tại nhà an toàn

Cùng với việc sử dụng thuốc, những người thường bị dị ứng thức ăn nổi mề đay cũng có thể thực hiện một số cách chăm sóc tại nhà để có thể đẩy lùi những biểu hiện dị ứng, loại đi những tác nhân dị ứng và không gây hại cho sức khỏe.

Lúc này, để cải thiện tốt các triệu chứng nổi mẩn ngứa khó chịu, các bạn có thể thực hiện một số cách sau:

  • Trà gừng: Khi bị nổi mề đay do dị ứng các loại thức ăn, bạn có thể pha cho mình 1 tách trà gừng tươi hoặc bột gừng để làm ấm bụng, làm dịu đi những phản ứng kích ứng trên da cũng như tại đường ruột. Cách sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần 1 củ gừng rửa sạch, không cần cạo vỏ và thái thành lát mỏng, cho 3 – 4 lát gừng vào tách trà rồi thêm nước sôi. Sau 15 phút là có thể sử dụng. Ngoài ra dùng bột trà gừng để pha cũng sẽ cho hiệu quả tương tư.
  • Trà xanh: Có thể bạn chưa biết, trà xanh có khả năng làm dịu đi những biểu hiện dị ứng nổi mề đay trên mặt, chân, tay hay toàn thân do thức ăn gây ra. Thảo dược này có chứa các thành phần như quercetin, catechin, EGCG sẽ nhanh chóng làm giảm đi những kích ứng ở da và đường ruột. Đẩy lùi nhanh chóng biểu hiện mẩn đỏ, ngứa da, sưng tấy, nôn, buồn nôn và còn giải độc cơ thể rất tốt. Vì vậy, khi này bạn có thể pha cho mình một tách trà xanh để sử dụng ngay tại nhà.
Trà xanh có thể cải thiện dị ứng nổi mề đay khá tốt
Trà xanh có thể cải thiện dị ứng nổi mề đay khá tốt
  • Nước chanh: Cùng với trà xanh, người bị dị ứng thức ăn dẫn tới nổi mề đay cấp cũng có thể dùng nước chanh để làm giảm tốt những biểu hiện ngứa ngáy khó chịu. Chanh pha với nước ấm sẽ rất thích hợp cho những trường hợp bị dị ứng hải sản, da nổi sần đỏ và ngứa ngáy. Tuy nhiên, nếu bị nặng, uống nước chanh vẫn không thuyên giảm thì bạn nên tới cơ sở y tế sớm nhất.
  • Chườm mát: Khi triệu chứng dị ứng khiến bạn cảm thấy ngứa và sưng đau khó chịu nhưng chưa biết làm thế nào, có thể tham khảo cách chườm mát sẽ làm cơ thể dễ chịu khá nhanh. Theo đó, chúng ta bọc đá lạnh bằng một chiếc khăn sạch hoặc túi chườm, đắp nhẹ nhàng lên khu vực sần đỏ và sưng ngứa, khoảng 10 phút sau sẽ thấy dịu đi khá nhiều.
  • Không gãi, cào: Khi bị dị ứng, chúng ta thường có thói quen cho tay lên cào gãi da bởi ngứa ngáy khó chịu. Nhưng hành động này vô tình tạo ra các vết xước trên da, khiến da bị tổn thương, thậm chí chảy máu. Như vậy, các vi khuẩn và nấm bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập và gây tổn thương da, bạn sẽ không chỉ bị dị ứng mà còn có khả năng kéo theo nhiều bệnh về da liễu khác. Nếu quá ngứa ngáy, có thể xin tư vấn từ các bác sĩ để sử dụng thuốc làm dịu da.
  • Lựa chọn thực phẩm phù hợp: Khi bị dị ứng, cơ thể chúng ta sẽ khó khăn trong việc tiếp nhận các dưỡng chất từ bữa ăn hàng ngày hơn. Dạ dày cũng sẽ thường xuất hiện cảm giác khó chịu khiến việc ăn uống kém đi rất nhiều. Khi này, bạn nên ưu tiên ăn các món lỏng, mềm và tiêu hóa nhanh như: Canh, súp, cháo, đồng thời chú ý ăn nhiều rau củ quả, trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp nâng cao khả năng đề kháng và miễn dịch cho cơ thể.

Xem thêm: 10 Mẹo Chữa Mề Đay Tại Nhà Giúp Nhanh Chóng Giảm Ngứa, Khó Chịu

Tăng cường ăn nhiều rau củ quả
Tăng cường ăn nhiều rau củ quả

Các biện pháp phòng ngừa dị ứng thức ăn nổi mề đay

Nổi mề đay do dị ứng thực phẩm có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, do đó, để hạn chế nguy cơ xảy ra, bạn cần chú ý tới một số hướng dẫn cụ thể như sau:

  • Cần có một thực đơn ăn uống đảm bảo lành mạnh, hợp lý, thực hiện các thói quen sinh hoạt điều độ và khoa học.
  • Nên tích cực ăn các thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể đào thải tốt các độc tố, hệ miễn dịch và sức đề kháng được nâng cao.
  • Với những thực phẩm bạn đã từng bị dị ứng, cần loại bỏ khỏi danh sách món ăn.
  • Hạn chế dùng các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ vì chúng thường có nhiều hương liệu, chất bảo quản, các chất dễ gây kích ứng hệ thống miễn dịch.
  • Khi cho trẻ nhỏ sử dụng các thực phẩm lạ mà bé chưa ăn trước đó, cần theo dõi các biểu hiện của bé. Nếu thấy có sự khác thường về da hay hô hấp, phải nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra kịp thời.
  • Hãy áp dụng đúng các cách xử lý dị ứng nổi mề đay tại chỗ và tới bệnh viện thăm khám khi tình hình không khả quan. Không nên chủ quan tự mua thuốc về điều trị tại nhà khi cơ thể đang có chuyển biến xấu, điều này có thể đe dọa tới tính mạng của bạn.

Như vậy, dị ứng thức ăn nổi mề đay có biểu hiện thế nào, nguyên nhân do đâu và các cách xử lý tốt nhất đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết trong bài viết này. Chúng ta không nên chủ quan khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng dị ứng, đặc biệt là hệ hô hấp gặp khó khăn. Cần lưu ý áp dụng các biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa dị ứng và thực hiện đúng những chỉ dẫn của các bác sĩ khi gặp phải tình trạng này.

Có thể bạn quan tâm:

ArrayArray
Câu hỏi thường gặp
Bệnh mề đay là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bệnh với các triệu chứng vô cùng khó chịu và gây mất thẩm mỹ. Vậy nổi mề đay có ngứa không và người bệnh cần lưu ý gì để nhanh khỏi? Thông tin này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới […]
Một chế độ chăm sóc da và sinh hoạt phù hợp chính là biện pháp tích cực giúp hỗ trợ điều trị mề đay. Vậy người bệnh nổi mề đay có được nằm quạt không và cần lưu ý những gì? Bài viết ngay sau đây VN MediPharm sẽ mang lại những thông tin hữu […]
Nổi mề đay là một trong những dị ứng da thường gặp nhất. Bất cứ đối tượng nào đều có thể mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm. Vậy nổi mề đay có nguy hiểm không? Người bệnh cần lưu ý gì để nhanh khỏi và tránh […]
Nhiều người phân vân về chế độ dinh dưỡng khi đang bị nổi mề đay sao cho các vùng da có thể nhanh chóng khôi phục về bình thường. Là một loại nước trái cây tốt cho sức khỏe và có nhiều công dụng đối với da, nhiều người thắc mắc: Bị nổi mề đay […]
Nổi mề đay lâu ngày không khỏi không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu mề đay mãn tính xảy ra ở tổ chức não có thể gây hiện tượng phù não, làm giãn mạch, gây tụt huyết áp đột ngột. Để giúp […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *