6 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Khế Hiệu Quả (Bạn Đã Thử Chưa?)
Lá khế tưởng như chỉ là một nguyên liệu bình thường nhưng thực tế nó có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da, đồng thời đẩy lùi bệnh mề đay vô cùng tốt. Hãy cùng tham khảo ngay 6 cách chữa mề đay bằng lá khế vô cùng đơn giản và hiệu quả sau đây.
Chữa mề đay bằng lá khế có hiệu quả không?
Nổi mề đay là một dạng bệnh dị ứng, với triệu chứng xuất hiện mẩn đỏ, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh thường khởi phát do dị ứng với thời tiết, thực phẩm, hóa chất, rối loạn nội tiết,…
Với trường hợp bệnh mề đay biểu hiện nhẹ, người bệnh thường sử dụng lá khế hoặc một số thảo dược khác để hỗ trợ và điều trị bệnh.
Trong Đông y lá khế có tính bình, vị chua, chát tác dụng kháng viêm, giảm ngứa, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Do đó lá khế được sử dụng điều trị triệu chứng bệnh mề đay như mẩn đỏ, viêm, sưng,… hoặc bệnh khác như chàm, viêm da cơ địa.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, trong lá khế chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa hỗ trợ phục hồi các mô da bị tổn thương, ngăn ngừa vi khuẩn dị ứng, ngứa da. Từ đó, lá khế giúp điều trị mề đay và triệu chứng bệnh nhanh chóng
Phương pháp sử dụng lá khế chữa mề đay được đánh giá là lành tính, an toàn, nguyên liệu dễ tìm mang đến hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng đối với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát chưa có dấu hiệu bội nhiễm. Nếu có dấu hiệu bội nhiễm, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị theo chỉ định bác sĩ.
6 cách chữa mề đay bằng lá khế theo kinh nghiệm dân gian
Người bệnh sử dụng lá khế chữa mề đay bằng các phương pháp sau đây:
Tăm nước lá khế
Với người bệnh bị mề đay do dị ứng thời tiết, thực phẩm, dị vật môi trường, tắm nước lá khế giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá khế tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối lãng khoảng 5-10 phút
- Cho lá khế vào nồi, cho 2,5l nước và đun sôi hỗ hợp trong khoảng 10 phút
- Sau đó thêm chút muối và tắt bếp
- Pha nước lá khế với nước mát để tắm và vệ sinh vùng da nổi mề đay
Sử dụng nước lá khế tắm 1 lần/ ngày. Người bệnh có thể sử dụng bã lá khế chà lên vùng da bị bệnh để cải thiện triệu chứng. Phương pháp này sử dụng nhiều đối tượng bao gồm trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai, đảm bảo an toàn không tác dụng phụ.
Tắm lá khế kết hợp với thảo dược khác
Ngoài sử dụng lá khế để tắm, người bệnh có thể kết hợp với thảo dược khác như lá long não, lá thanh nao để mang đến hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 100g lá khế
- 100g lá thanh nao
- 100g lá long não
- 2,5 lít nước
Thực hiện:
- Nguyên liệu rửa sạch, ngâm nước muối loãng 5-10 phút và để ráo nước
- Cho nguyên liệu vào nồi đun sôi khoảng 5 – 10 phút
- Pha nước mát để tắm và vệ sinh vùng da bị mề đay
Sau khi tắm bằng nước thảo dược, người bệnh nên tắm lại bằng nước sạch. Nên tắm nước ấm, không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Phương pháp này hỗ trợ điều trị với trường hợp mề đay lan rộng, có vết loét, ….
Xông hơi với lá khế
Thay vì sử dụng lá khế tắm, người bệnh sử dụng xông hơi điều trị bệnh mề đay hiệu quả. Phương pháp giúp thẩm thấu vào da, kết hợp với việc vệ sinh sạch giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
Thực hiện:
- Chuẩn bị nắm lá khế tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng khoảng 5- 10 phút
- Cho lá khế rửa sạch vào nước đun sôi khoảng 3-5 phút
- Kê nồi nước ở nơi an toàn, trùm khăn kín người và nồi nước xông hơi đến khi nước nguội hẳn
Điều trị bằng lá khế sao vàng
Phương pháp này đơn giản, hơi nóng và hoạt chất từ lá khế sẽ giúp các nốt mẩn đỏ lặn nhanh, đồng thời giảm ngứa.
Thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá khế rửa sạch, ngâm với nước muối loãng và để ráo nước
- Cho lá khế vào chảo sao nóng, đến khi lá kế chuyển sang màu vàng, khô
- Sau đó vào ra tấm khăn sạch và chườm lên vùng da bị mề đay
- Khi lá khế nguội sạch, dùng bột lá khế vừa sao đắp lên vùng da nổi mẩn
Người bệnh kiên trì thực hiện vài lần/ tuần đến khi hết bệnh. Khi chườm lá khế, người bệnh cần chú ý đến độ nóng, tránh tình trạng làm da bị bỏng.
Kết hợp lá khế và muối
Theo y học cổ truyền muối có vị mặn, tính hàn, tác dụng tiêu viêm, sát trùng, giải độc. Kết hợp lá khế với muối điều trị mề đay, mần ngứa, chàm và bệnh viêm da cơ địa,…
Thực hiện:
- Chuẩn bị nắm khế tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút
- Giã nát lá khế với một ít muối
- Sau đó đắp lên vùng da bị mề đay khoảng 15 phút
- Rửa sạch với nước ấm hoặc nước muối loãng
Phương pháp này có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và hỗ trợ sát trùng, giảm viêm, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm da.
Uống nước lá khế
Với trường hợp người bệnh mề đay mãn tính hoặc liên quan đến gan thận. Uống nước lá kế là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh tin dùng. Lá khế với tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, khi dụng để uống giúp cải thiện chức năng gan thận.
Thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá khế rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút
- Sao nóng lá khế đến khi chuyển sang màu vàng và có mùi thơm
- Pha lá khế phơi khô với nước nóng, dùng khi còn ấm
- Người bệnh thực hiện kiên trì, bệnh thuyên giảm sau 5-7 ngày
Các bài thuốc dân gian chữa mề đay bằng lá khế, chưa được kiểm chứng về hiệu quả và độ an toàn. Do đó người bệnh không nên quá lạm dụng. Chỉ sử dụng khi bệnh mơi khởi phát, triệu chứng nhẹ. Với trường hợp tình trạng nghiêm trọng, người bệnh cần đến bệnh viện và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Những lưu ý khi chữa mề đay bằng lá khế
Khi sử dụng lá khế chữa mề đay, người bệnh nên lưu ý vấn đề sau để mang đến hiệu quả tốt nhất:
- Sử dụng lá khế nguồn an toàn, không thuốc trừ sâu
- Rửa sạch lá khế và ngâm với nước muối loãng loại bỏ nấm, vi khuẩn, bụi bẩn, sâu bọ
- Sử dụng phương pháp này với trường hợp mề đay cấp tính, mới khởi phát. Trường hợp bệnh nghiêm trọng kéo dài cần thăm khám và điều trị theo chỉ định bác sĩ
- Trước khi sử dụng lá kế để tắm, người bệnh cần sử dụng cho vùng da nhỏ tránh hạn chế tình trạng da bị dị ứng với thành phần trong lá khế
- Trẻ sơ sinh bị mề đay, da bé nhạy cảm, dễ tổn thương không nên dùng bã khế chà sát lên da
- Không tự ý kết hợp lá khế với thảo dược khác tránh gây tác dụng phụ không mong muốn
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, đồ ăn cay nóng
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia thuốc lá hay các chất kích thích có hại cho cơ thể
- Không gãi, chà xát vùng da bị tổn thương dễ gây viêm nhiễm, nhiễm trùng
- Mặc quần áo thông thoáng, hạn chế tình trạng gây ngứa
- Kết hợp tập luyện thể dục thể thao (đi bộ, tập yoga, đạp xe…) để tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi nguy cơ nhiễm bệnh
- Thăm khám bệnh định kỳ hoặc tái khám đều đặn để kịp thời phát hiện dấu hiệu thay đổi bất thường của cơ thể
Chữa mề đay bằng lá khế là phương pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy, hạn chế tổn thương trên da. Người bệnh không nên lạm dụng. Với trường hợp bệnh nghiêm trọng, người bệnh cần thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Chúc bạn mạnh khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!