Nổi Mề Đay Khi Trời Lạnh Làm Sao Để Khắc Phục?
Nổi mề đay khi trời lạnh thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng và vào mùa đông. Tình trạng này gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ của người mắc, thậm chí trong một số trường hợp còn có thể gây sốc phản vệ rất nguy hiểm. Bài viết sau sẽ cung cấp toàn bộ các kiến thức cần thiết về vấn đề này để độc giả cùng tham khảo.
Bị nổi mề đay khi trời lạnh do nguyên nhân nào?
Trời lạnh nổi mề đay được cho là một phản ứng của da khi phải tiếp xúc với không khí hoặc nước lạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 4 – 10 độ C. Ở những người có cơ địa nhạy cảm thì khi ở điều kiện nhiệt độ cao hơn cơ thể cũng có thể xảy ra phản ứng này.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, nổi mề đay khi gặp lành có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các yếu tố bên ngoài hoặc bệnh lý bên trong cơ thể. Tuy vậy ở một số trường hợp, bệnh nhân không xác định được nguyên nhân khởi phát.
Tình trạng nổi mề đay vô căn thường được xếp vào bệnh mãn tính và rất khó khăn trong việc điều trị. Một số nguyên nhân thường khiến bạn bị nổi mề đay khi trời lạnh bao gồm:
- Do yếu tố di truyền: Trời lạnh bị nổi mề đay có thể do di truyền, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn nếu có bố, mẹ hoặc người thân đã từng bị bệnh.
- Do lạm dụng thuốc: Việc lạm dụng các loại thuốc có chứa corticoid sẽ khiến hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, dẫn tới việc bạn dễ bị tác động gây nổi mề đay hơn.
- Do da nhạy cảm: Người bị nổi mề đay ở tay, chân,… khi trời lạnh thường có cơ địa nhạy cảm, bị dị ứng da hoặc viêm da cơ địa trước đó.
Triệu chứng điển hình
Nổi mề đay ngứa khi trời lạnh có thể xuất hiện ngay khi cơ thể của bạn tiếp xúc với nước hoặc không khí lạnh. Bệnh có những điểm đặc trưng dễ nhận thấy là các mảng sần đỏ nổi ở trên bề mặt da. Đường kính của chúng ước tính khoảng vài mm tới vài cm, ở các bệnh nhân nặng, mảng sẩn đỏ thường khá lớn.
Dưới đây là những triệu chứng điển hình nếu bạn bị nổi mề đay khi trời lạnh:
- Xuất hiện hiện tượng da bị ngứa, khi gãi cơn ngứa này sẽ càng dữ dội hơn. Có những bệnh nhân đã gãi tới khi chảy máu nhưng cơn ngứa vẫn không thuyên giảm.
- Ngoài ra, tình trạng sẩn, phù cũng có thể thấy ở bất kỳ khu vực da nào với tốc độ tiến triển nhanh.
- Sau khi lặn thì các vết sẩn ngứa sẽ hầu như không để lại dấu vết gì khiến nhiều người chủ quan nhưng khi tái phát vấn đề lại trở nên trầm trọng hơn.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết đa số trường hợp mắc bệnh thường xuất hiện triệu chứng khi nhiệt độ tiếp xúc từ 4 – 10 độ C, tuy vậy, cũng có những người gặp phải tình trạng với điều kiện nhiệt độ ấm hơn.
Những đối tượng nào dễ bị nổi mề đay khi trời lạnh
Tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và đối tượng khác nhau. Tuy vậy, chuyên gia cũng cho biết sẽ có một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường, trong đó có:
- Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nổi mề đay khi trời lạnh cao hơn so với nam giới.
- Người trẻ tuổi là trường hợp có nguy cơ cao nhất, đối tượng thường bị mề đay lạnh nguyên phát.
- Đối tượng từng bị nổi mề đay hoặc có cơ địa dị ứng có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Những người đang bị nhiễm vi khuẩn, virus, bị suy đường hô hấp trên do sự tấn công của vi khuẩn.
- Người bị mắc bệnh lý ung thư, viêm gan cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh.
Biến chứng của tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh bạn cần biết
Có thể nhận thấy nguyên nhân gây ra bệnh nổi mề đay ở mặt, tay, chân,… lúc trời lạnh khá phức tạp, khó nhận diện chính xác. Tình trạng diễn ra có thể xuất phát từ những người vốn dĩ có cơ địa dị ứng với thời tiết lạnh nhưng cũng có thể do di truyền. Tuy nhiên đánh giá của chuyên gia cho thấy nguyên nhân cơ bản vẫn từ cơ địa.
Bệnh lý có nguy hiểm hay không là thắc mắc được rất nhiều người băn khoăn hiện nay. Thực tế, bệnh mề đay rất dễ tái phát, đồng thời đã thống kê được tỷ lệ người từng mắc bệnh bị tái phát trở lại khi gặp phải các tác nhân gây ra dị ứng là rất cao.
Nếu như không có biện pháp can thiệp và điều trị phù hợp, tình trạng có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe của người mắc, cụ thể là:
- Người bệnh gặp phải tình trạng khó thở bởi đường hô hấp bị tổn thương, phù nề.
- Người bệnh có nhịp tim nhanh, phù nề tay chân, thậm chí bất tỉnh.
- Bệnh nhân bị đau bụng, khó chịu kèm theo tình trạng tiêu chảy, nôn.
- Người bệnh bị khó thở cấp tính, tình trạng phù não có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Những biến chứng của tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người mắc. Vì thế, khi nhận thấy các triệu chứng đặc trưng của bệnh lý, bạn nên liên hệ y tế để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.
Giải pháp điều trị tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh
Trời lạnh bị nổi mề đay và tình trạng trẻ nổi mề đay khi trời lạnh gây tâm lý lo lắng cho người mắc. Để khắc phục tình trạng này, phương pháp cấp bách cần thực hiện đó là nên hạn chế tiếp xúc với những tác nhân có điều kiện nhiệt độ thấp.
Một số đối tượng có thể thoát khỏi tình trạng này hoàn toàn sau từ 2 – 3 giờ không tiếp xúc với tác nhân gây bệnh mà chưa cần dùng tới thuốc. Tuy nhiên, với những ai thường xuyên bị nổi mề đay kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm liên quan thì bệnh nhân nên có phác đồ điều trị.
Trong đó, Tây y, Đông y, mẹo dân gian là những biện pháp được nhiều người lựa chọn. Dưới đây là những thông tin chi tiết để bạn đọc cùng tham khảo.
Tây y
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh nổi mề đay do trời lạnh, các loại thuốc được chỉ định chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng. Trong đó thuốc kháng histamin thường được sử dụng trong điều trị bệnh lý. Tác dụng chính của thuốc này là giảm biểu hiện ngứa ngáy và khó chịu trên da.
Các loại thuốc kháng histamin thường được bác sĩ chỉ định là desloratadine, loratadine, cetirizine và fexofenadine. Đối với các trường hợp bị nổi mề đay kéo dài, nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc cho sử dụng thuốc corticoid nhằm hạn chế sốc phản vệ, đồng thời tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh từ các bệnh lý nền trong cơ thể thì bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc điều trị bệnh nền. Dù cách trị nổi mề đay khi trời lạnh bằng thuốc Tây giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng xuất hiện nhưng bệnh nhân không tự ý sử dụng nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Lạm dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe như rối loạn nhịp tim, suy tuyến thượng thận hoặc rối loạn chuyển hóa. Vì thế, bệnh nhân cần gặp bác sĩ để kiểm tra, thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp, cho hiệu quả cao nhất.
Biện pháp Đông y
Đông y cho rằng, trời lạnh bị nổi mề đay là do hàn nhiệt tích tụ, ngoại tà xâm nhập dẫn tới mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Vì thế, bài thuốc Đông y chữa chứng nổi mề đay thường có các vị thuốc giúp giải độc, tán hàn, thanh nhiệt, cân bằng âm dương để ngăn chặn tình trạng tái phát.
Một số bài thuốc Đông y thường được sử dụng trong việc điều trị nổi mề đay do lạnh bao gồm:
- Bài thuốc số 1: Sử dụng các dược liệu chính bao gồm phù công anh, tầm gửi dâu, ngải diệp, diệp hạ châu, cam thảo đất mỗi loại 16g, sài hồ, kim đằng hoa mỗi loại 12g. Các nguyên liệu được sử dụng bằng cách cho vào nồi sắc chung với nước, nước thuốc thu được uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: Các dược liệu chính của bài thuốc này là thiên niên kiện 10g, cam thảo, nam hoàng bá, tế tân, độc hoạt mỗi loại 12g, quế 8g. Các vị thuốc cần cho vào sắc với nước sau đó lấy nước thuốc uống hàng ngày.
Biện pháp trị bệnh nổi mề đay khi trời lạnh theo Đông y hiện đang được nhiều người lựa chọn nhờ tính an toàn, hạn chế tác dụng phụ, tác dụng sâu vào căn nguyên. Tuy vậy, biện pháp thường cho hiệu quả chậm nên để đạt hiệu quả cao nhất, bệnh nhân cần kiên trì áp dụng.
Bên cạnh đó, trước khi sử dụng các bài thuốc, người bệnh nên gặp các thầy thuốc hoặc bác sĩ có chuyên môn để được thăm khám, xác định tình trạng và bốc đơn, tuyệt đối không sử dụng lại đơn thuốc của người khác.
Lý do là mỗi người sẽ có thể hàn nhiệt, âm dương, mức độ, tình trạng khác nhau. Thầy thuốc sẽ phải căn cứ vào tình trạng thực tế mới có thể kê đơn, bốc thuốc chính xác.
Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà
Ngoài thuốc Tây, thuốc Đông y, những ai bị nổi mề đay khi trời lạnh có thể áp dụng các mẹo dân gian ngay tại nhà. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng nguyên liệu lành tính và an toàn, tiết kiệm chi phí do thực hiện ngay tại nhà.
Tuy vậy, các chuyên gia cũng cảnh báo, người bệnh cần cẩn trọng khi áp dụng biện pháp này. Lý do là bởi những ai có cơ địa dị ứng sẵn khi áp dụng mẹo dân gian có thể không chữa khỏi, thậm chí còn làm tăng nguy cơ mắc một số loại dị ứng khác.
Chỉ các trường hợp bị bệnh mức độ nhẹ, không có cơ địa dị ứng mới nên áp dụng các mẹo từ dân gian. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết 2 mẹo dân gian chữa bệnh hiệu quả, đã được nhiều bệnh nhân áp dụng:
Bài thuốc từ lá kinh giới
- Bạn cần chuẩn bị khoảng 1 nắm lá kinh giới đã già, nhặt bỏ lá héo úa và đem rửa sạch, để ráo nước.
- Cho lá kinh giới đã khô nước vào sao nóng tới khi lá khô dần và se lại.
- Lá kinh giới sao vàng sau đó được cho vào khăn, chườm đều lên vùng da đang tổn thương.
- Phương pháp chữa nổi mề đay khi trời lạnh bằng lá kinh giới nên áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần cho đến khi tình trạng được cải thiện.
Sử dụng lá khế
- Người bệnh sử dụng một nắm lá khế còn tươi, ngâm rửa sạch đất cát sau đó cho vào chảo nóng sao đều.
- Khi nhận thấy lá khế khô và chuyển màu vàng thì dừng lại và bọc lá vào một chiếc khăn sạch, chườm lên vùng da bị nổi mề đay.
- Khi thấy lá khế đã nguội thì tiếp tục cho vào cháo để đảo nóng, sau đó chườm nhiều lần.
Bạn cũng có thể sử dụng lá khế nấu nước tắm để giảm tình trạng khó chịu do nổi mề đay khi trời lạnh. Các mẹo dân gian cần kiên trì thực hiện, tránh việc bỏ dở giữa chừng mới cho hiệu quả như mong muốn.
Làm thế nào để phòng tránh nổi mề đay khi trời lạnh?
Chuyên gia cảnh báo tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh nếu không được can thiệp, điều trị đúng cách có thể trở thành mãn tính. Ngoài ra, bạn cũng nên áp dụng một số biện pháp để phòng bệnh hiệu quả dưới đây:
- Khi bị nổi mề đay nghiêm trọng nên chủ động uống thuốc kháng histamin trước khi tiếp xúc với nguyên nhân lạnh và tham khảo với bác sĩ chuyên khoa về điều này.
- Luôn luôn chủ động giữ ấm cơ thể khi thời tiết đột ngột chuyển lạnh.
- Hạn chế việc đi bơi khi trời lạnh, tránh uống nước lạnh hay tiếp xúc với đá lạnh.
- Trường hợp có nguy cơ sốc phản vệ cần thường xuyên mang thuốc epinephrine ở bên người đề phòng các tình huống xấu nhất.
- Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng là biện pháp giúp giảm mề đay hiệu quả. Bạn nên bỏ thói quen uống nước lạnh, không sử dụng kem hay các loại đồ uống có cồn.
- Người từng bị mề đay nên cẩn trọng và cân nhắc khi sử dụng nhóm thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như hải sản, sữa động vật hay các món ăn có nhiều đạm.
- Có biện pháp giữ ẩm da hàng ngày để hạn chế xảy ra tình trạng khô da, ngứa da.
- Không cài gãi khi bị nổi mề đay do trời lạnh, thay vào đó có thể sử dụng khăn lạnh để đắp lên trên vùng da tổn thương.
- Xây dựng thực đơn hàng ngày khoa học, cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng, phòng ngừa nguy cơ bệnh tật nói chung và bệnh nổi mề đay khi trời lạnh nói riêng.
Trên đây là các thông tin liên quan tới tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh. Hy vọng với những kiến thức cung cấp, thông qua bài viết, bạn sẽ có biện pháp chăm sóc, phòng ngừa bệnh lý hiệu quả. Khi hiện tượng kéo dài và kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm, người bệnh cần tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!