Triệu chứng

Sốt Kèm Nổi Mề Đay Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào? CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Sốt kèm nổi mề đay là một hiện tượng phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Mặc dù không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lại xuất hiện các nốt mẩn ngứa trên cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây.

Sốt kèm nổi mề đay là dấu hiệu cảnh báo của bệnh gì?

Sốt kèm nổi mề đay là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Sốt kèm nổi mề đay là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Tuy nhiên, không phải tình trạng nổi mề đay nào cũng có sốt. Phần lớn các trường hợp người bệnh sẽ cảm thấy nóng khắp người tuy nhiên đây chỉ là biểu hiện do thân nhiệt tăng cao khi cơ thể phản ứng lại các chất gây kích ứng, không phải sốt.

Tình trạng này sẽ hết ngay khi loại bỏ dị nguyên ra khỏi cơ thể.

Theo lương y Tuấn, trường hợp người bệnh có biểu hiện nổi mề đay kèm theo sốt nhẹ đến sốt cao liên tục nhiều ngày, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý khác. Do đó, khi thấy có triệu chứng sốt kèm nổi mề đay người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị. 

Một số bệnh lý có thể gây triệu chứng sốt nổi mề đay thường gặp gồm:

Mề đay cấp tính

Tình trạng này xuất hiện sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên và sản sinh histamin gây các biểu hiện mề đay dưới da gây ngứa. Thông thường, các triệu chứng sẽ giảm sau khoảng 24 giờ đến vài ngày.

Tùy mức độ nặng nhẹ mà người bệnh có thể cần sử dụng thuốc hoặc không.

Với những trường hợp bị nổi mề đay cấp tính mức độ nặng, người bệnh có thể bị sốt. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Ngoài ra sẽ có một số triệu chứng đi kèm như: sưng môi, phù ở môi, miệng và một số vị trí khác trên cơ thể; các vết mẩn đỏ hiện rõ, gây ngứa dữ dội; mệt mỏi, khát nước do sốt; buồn nôn hoặc nôn; chán ăn. 

Nếu xuất hiện các triệu chứng đi kèm như trên, người bệnh không nên tiếp tục ở nhà tự điều trị, cần đi bệnh viện càng sớm càng tốt. Ngoài ra, nếu sốt cao trên 38,5 độ C có thể cho sử dụng hạ sốt với liều lượng thích hợp.

Sốt phát ban

Sốt phát ban cũng có thể là nguyên nhân gây ra biểu hiện nổi mề đay và sốt. Người bệnh sốt liên tục trong nhiều ngày, có thể sốt theo cơn (có thể lên đến 39-40 độ). Sau các cơn sốt sẽ có biểu hiện nổi mề đay ở dạng nốt nhỏ li ti (gọi là phát ban) hoặc nổi hẳn lên thành cụm không có hình dáng cụ thể. 

Sốt phát ban là một bệnh lý gây biểu hiện sốt kèm nổi mề đay
Sốt phát ban là một bệnh lý gây biểu hiện sốt kèm nổi mề đay

Sốt phát ban gây ra bởi virus Herpes 6,7 ở người. Bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng người bệnh phải được chăm sóc và sử dụng biện pháp cắt sốt khi sốt cao trên 38,5 độ. Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ.

Nhiễm trùng cấp

Sốt kèm nổi mề đay cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng cấp, đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Các bệnh lý hô hấp thường rất dễ mắc phải do đường thở thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ngoài. Do đó, đây cũng là con đường thuận lợi nhất cho vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh

Người bệnh sẽ có biểu hiện sốt do nhiễm trùng, nổi mề đay kèm theo đau họng, ho, ngứa rát cổ họng. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ được chỉ định dùng kháng sinh để ức chế và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn kèm theo thuốc hạ sốt cải thiện triệu chứng.

Người bệnh phải sử dụng đúng và đủ theo liều lượng của bác sĩ để tránh tác dụng phụ của thuốc.

Ban đỏ nhiễm khuẩn

Ban đỏ nhiễm khuẩn còn được gọi với cái tên khác là bệnh thứ năm, là tình trạng phát ban ngoài da kèm một số biểu hiện như sốt, đau đầu, người mệt mỏi.

Bệnh này gây ra bởi virus Human Parvovirus ở mọi đối tượng nhưng phổ biến ở trẻ nhỏ lứa tuổi đi học. Bệnh khởi phát là những cơn sốt nhẹ, đau đầu. Sau các cơn sốt có thể xuất hiện tình trạng nổi ban đỏ, mề đay, gây ngứa.

Mề đay thường bắt đầu từ phần trên cơ thể rồi lan dần xuống các chi, có thể không gây ngứa. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng, các vết mề đay có thể gây đau.

Khi có các biểu hiện như sốt và nổi ban, người bệnh nên đi khám để được điều trị đúng cách. Tránh nhầm lẫn ban đỏ xuất huyết với một số bệnh lý như ban đỏ xuất huyết, sởi,…

Sốt kèm nổi mề đay có thể là do côn trùng đốt

Côn trùng đốt cũng có thể gây sốt kèm theo các vết mề đay thông thường, đặc biệt là những loài côn trùng có độc. Nguyên nhân do nọc độc từ côn trùng, đi theo vết đốt và xâm nhập vào cơ thể người bệnh.

Côn trùng có độc đốt có thể gây sốt ở người bệnh
Côn trùng có độc đốt có thể gây sốt ở người bệnh

Người bệnh có thể ngay lập tức cảm thấy châm chích tại vết cắn, sau đó là các biểu hiện đau hoặc ngứa. Bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao kèm theo nổi mề đay hoặc mụn nước khắp người tùy vào từng trường hợp.

Ngay khi thấy các triệu chứng này, người bệnh nên đến bệnh viện để được xác định chính xác loại côn trùng và xử lý kịp thời.

Côn trùng cắn gây sốt và nổi mề đay có thể coi là tình trạng nguy hiểm. Người bệnh cần được điều trị loại bỏ nọc độc trong cơ thể (nếu có) cùng với các biện pháp kết hợp khác.

Nổi mề đay sau sốt thông thường

Các loại sốt thông thường khác cũng có thể dẫn đến biểu hiện nổi mề đay như sốt do thời tiết, do cảm lạnh, cảm nắng,…. Nguyên nhân do mạch máu dưới da bị kích ứng bởi thân nhiệt cao gây nổi đỏ. 

Những vết mề đay này có thể gây ngứa hoặc không. Tuy nhiên, để chữa trị triệt để mề đay, người bệnh cần tìm ra nguyên nhân gây sốt và cắt sốt khi nhiệt độ lên đến 38,5 độ.

Đối với trẻ em, tình trạng sốt thường hay xảy ra do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên cơ thể dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài.

Nhận biết biểu hiện sốt kèm nổi mề đay như thế nào? Có nguy hiểm không?

Việc nhận biết các biểu hiện sốt kèm nổi mề đay từ sớm sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị đúng nhất. Lương y Tuấn cho biết những dấu hiệu cụ thể dưới đây sẽ giúp người bệnh rõ hơn:

  • Nổi mẩn đỏ trên da, vết mề đay có thể là nốt đỏ nhỏ như nốt ban nhưng cũng có thể nổi cộm lên, có màu trắng hồng và hình thù không cố định
  • Vết mề đay có thể xuất hiện khu trú ở một vài bộ phận trên cơ thể, theo thời gian lan rộng ra khắp cơ thể
  • Người bệnh xuất hiện biểu hiện sốt nhẹ hoặc cao, kèm theo đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, cảm thấy đắng miệng
  • Khát nước do thân nhiệt tăng cao, nhức mỏi xương khớp
  • Nếu sốt cao 40 độ còn có thể kèm theo biểu hiện co giật (tình trạng nguy hiểm, cần đưa đến bệnh viện ngay)

Nổi mề đay không phải bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nếu kèm theo biểu hiện sốt thì người bệnh cần đi khám. Đó là dấu hiệu chắc chắn rằng cơ thể người bệnh đang có bệnh lý hoặc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.

Do đó, các biện pháp chữa mề đay thông thường hay dùng thuốc hạ sốt không thể điều trị triệt để. Nguy hiểm hơn tình trạng sốt nổi mề đay kéo dài còn có thể để lại biến chứng ảnh hưởng đến trí não, gây suy giảm trí nhớ,….đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Làm thế nào để trị khỏi tình trạng sốt kèm nổi mề đay?

Có thể thấy, việc điều trị biểu hiện sốt kèm nổi mề đay đúng cách là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho người bệnh. Tốt nhất, người bệnh nên được đưa đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo những hướng sau:

Điều trị nguyên nhân (bệnh lý gốc)

Biểu hiện nổi mề đay có sốt thường là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng và những xét nghiệm cần thiết để kê đơn cho bệnh nhân. 

Uống thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh là biện pháp hàng đầu
Uống thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh là biện pháp hàng đầu

Một số loại thuốc sau sẽ đáp ứng được việc điều trị một số bệnh lý gốc của tình trạng này:

  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp nguyên nhân gây bệnh do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng kháng sinh. Một số nhóm kháng sinh thông dụng như Penicillin; Ampicillin; Cefalexin;….Bác sĩ có thể phải kê những nhóm kháng sinh kết hợp như Augmentin;… nếu tình trạng nhiễm khuẩn nặng
  • Thuốc hạ sốt: Hạ sốt là biện pháp cần thiết để tránh để lại biến chứng khi người bệnh sốt cao trên 38,5 độ. Nhóm thuốc hạ sốt thông dụng như Ibuprofen; Paracetamol;…thường được chỉ định cho người bệnh sử dụng
  • Thuốc dị ứng: Nhóm thuốc kháng histamin (H1) giúp giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh
  • Thuốc kháng viêm corticoid: Nếu người bệnh có tình trạng viêm nhiễm gây sốt và nổi mề đay thường sẽ phải sử dụng kết hợp nhóm thuốc này. Tùy mức độ và lứa tuổi mà dùng dạng thuốc uống hoặc dạng kem bôi

Tất cả các nhóm thuốc trên đều có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng. Do đó, lương y Tuấn khuyên người bệnh cần lưu ý tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, không tự ý đổi thuốc hay thay đổi liều lượng. Đặc biệt với kháng sinh, không được bỏ thuốc khi chưa hết liều, tránh gây kháng thuốc và khó điều trị về sau.

Uống trà thảo dược gì cải thiện tình trạng nổi mề đay?

Uống trà thảo dược cũng được nhiều người lựa chọn để cải thiện biểu hiện sốt và nổi mề đay. Những loại trà này thường có tính mát, thanh nhiệt giúp làm mát cơ thể, hỗ trợ hạ thân nhiệt, hạ sốt. Người bệnh có thể sử dụng trà bạc hà, trà hoa cúc, trà cam thảo,…

Kết hợp sử dụng trà thảo dược để giảm triệu chứng
Kết hợp sử dụng trà thảo dược để giảm triệu chứng

Với người bệnh đang có biểu hiện sốt kèm nổi mề đay không nên uống trà khi còn quá nóng. Vì thân nhiệt cao, khó có thể kiểm soát được nhiệt độ, dễ gây bỏng và không hạ được nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, cũng không nên để trà nguội hẳn vì sẽ giảm bớt hiệu quả của các hoạt chất trong trà.

Câu hỏi thường gặp
Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì an toàn hiệu quả là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Khi bị nổi mề đay trẻ, thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy khó chịu khắp người dẫn đến quấy khóc và cào gãi vào da. Song song với việc dùng thuốc Tây y, […]
Bệnh mề đay là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bệnh với các triệu chứng vô cùng khó chịu và gây mất thẩm mỹ. Vậy nổi mề đay có ngứa không và người bệnh cần lưu ý gì để nhanh khỏi? Thông tin này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới […]
Một chế độ chăm sóc da và sinh hoạt phù hợp chính là biện pháp tích cực giúp hỗ trợ điều trị mề đay. Vậy người bệnh nổi mề đay có được nằm quạt không và cần lưu ý những gì? Bài viết ngay sau đây VN MediPharm sẽ mang lại những thông tin hữu […]
Nổi mề đay lâu ngày không khỏi không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu mề đay mãn tính xảy ra ở tổ chức não có thể gây hiện tượng phù não, làm giãn mạch, gây tụt huyết áp đột ngột. Để giúp […]
Tình trạng nổi mề đay trên cơ thể có thể gây ngứa hoặc không nhưng đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Do đó, người bệnh luôn mong muốn mề đay nhanh chóng lặn và làn da khôi phục bình thường. Để tăng tốc độ làm lành, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng và bệnh […]

Bình luận (50)

  1. Ngô Hồng Ngọc says: Trả lời

    Ai từng dùng thử thuốc mề đay đỗ minh chưa, thuốc có hiệu quả như lời đồn ko, giờ thuốc nam nhiều phốt quá nên mỗi khi sử dụng phải tìm hiểu kỹ lắm mới dám mua

    1. cá kho tộ vline says:

      Trong video này có review về bài thuốc nè mom, cái này do chính người bệnh điều trị rồi sau đó review ấy, mom xem thử xem sao

    2. Lê Thạch Thảo says:

      Thuốc khá ok nha, trừ khoản phải sử dụng 1 thời gian mới thấy hiệu quả thì mấy vấn đề còn lại đều ổn hết. Tôi dùng thuôc tầm 3 tuần thì mẩn đỏ có dấu hiệu lặn dần, ko còn nổi dày cộm trên da như trước. Dùng thuốc đến hơn 2 tháng thì mẩn đỏ lặn hết ở 1 số vùng như: Bụng và lưng, chân tay và mặt do tiếp xúc với gió nhiều quá nên chưa lặn hẳn, nhưng mẩn đỏ mọc ko dày như trước. Đến hết tháng thứ 3 cũng kết thúc liệu trình điều trị, cơ thể ko còn mẩn đỏ, mẩn đỏ khắp cơ thể lặn hết. Đợt tôi dùng thuốc tây cứ ngưng thuốc là y như rằng mẩn đỏ có dấu hiệu quay lại, cứ tái đi tái lại suốt. Dùng thuốc mề đay đỗ minh thì ngưng thuốc gần 1 năm rồi mà trộm vía da dẻ vẫn min màng, không thấy có gì bất thường

    3. Cò Hương says:

      Chi phí điều trị trong suốt 3 tháng là bao nhiêu vậy thím, thím chia sẻ cho em tham khảo vs ạ

    4. Dương Ngọc Châm says:

      Mỗi ng đều có liệu trình điều trị cá nhân hóa đó bác, nên chi phí điều trị sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng ng ấy, thành ra ko có chi phí điều trị cố định đâu. Bác cứ dự trù tiền thuốc mỗi tháng tầm 1-2 triệu, đó là mức chung bình. Ai bị mề đay nặng phải dùng liệu trình tích cực hơn tôi thấy còn 3tr/ tháng ấy

  2. chị 3 thắm says: Trả lời

    nếu mề đay phát ban, mẩn đỏ nổi khắp cơ thể kèm theo sốt thì sẽ phải dùng thuốc mề đay đỗ minh bao lâu mẩn đỏ mới lặn, bệnh mới hết ạ?

    1. Ju Han học thuật says:

      tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người nữa chị, nếu bị mề đay nhẹ chỉ cần sử dụng thuốc 1-2 tháng là ổn rồi. còn nếu bị nặng chắc tầm 3-4 tháng đấy. Cái này chính xác nhất thì chỉ có bác sĩ tiên lượng được thôi, chị gọi thẳg đến nhà thuốc bảo bác sĩ tư vấn kĩ hơn cho

    2. Dương Hà My says:

      cha ơi có cái bệnh mề đay thôi mà phải dùng thuốc vài tháng thế cơ à, thôi dùng thuốc tây cho nhanh chứ thuốc nam như thế này thì sốt ruột lắm

    3. Đặng Trúc Linh says:

      @Dương Hà My cái gì cũng phải từ từ chứ có phải thuốc tiên đâu mà ngày 1 ngày 2 hết bệnh e, mà thường nếu bệnh nặng mới phải dùng 3-4 tháng liền, còn bị nhẹ sử dụng thuốc tầm 1-2 tháng là ổn rồi. Do thuốc nam cần thời gian ngấm sâu vào cơ thể, đi vào gốc bệnh nên phải sử dụng lâu xíu thôi e, mà được cái bệnh ko tái đi tái lại nên dù sử lâu tý cũng an lòng e à. Trước chị dùng thuốc này cũng có 2 tháng là khỏi mề đay, trộm vía hơn năm nay rồi chả thấy tái phát lại lần nào

  3. Ngô Lỵ says: Trả lời

    Bị mề đay kèm theo sốt cao nên sử dụng thuốc tây hay thuốc đông y sẽ tốt hơn nhỉ, cho tui xin lời khuyên vs các bác ơii

    1. Phương Nghi says:

      Mỗi loại thuốc có cái hay riêng, thường thuốc nam sẽ có ưu điểm là đi sâu vào gốc bệnh, nên sử dụng tgian dài mới thấy rõ hiệu quả nhưng đc cái dùng thuốc nam bệnh ko có tình trạng tái đi tái lại. Còn thuốc tây sử dụng sẽ thấy hiệu quả ngay, nhưng nó k trị từ gốc bệnh trị lên nên điều trị khó dứt điểm đc

  4. Cần Thơ gạo trắng nước trong says: Trả lời

    Mề đay kèm sốt cao, có dùng thuốc hạ sốt, cơn sốt cũng hạ rồi vài ngày sau lại tái phát, mẩn đỏ thì ko lặn. E cũng dùng thuốc của hiệu thuốc rồi nhưng ko đỡ đc phần nào, ko biết eko hợp thuốc hay sao, bây giờ nên làm gì cho hết bệnh ạ?

    1. Ngọc Giàu Nguyễn says:

      Tốt nhất cậu nên đến bệnh viện, triệu chứng sốt tái đi tái lại kèm theo mẩn đỏ như thế có thể bệnh mề đay khá nặng hoặc liên quan đến các bệnh khác.Nên đi khám sau đó dùng thuốc theo chỉ định cuae bsi, có thể do thuốc cậu đang dùng chưa đúng vs tình trạng hiện tại nên k đỡ đấy

  5. Main Line 2023 says: Trả lời

    Bị mề đay kèm sốt muốn sử dụng thuốc mề đay đỗ minh điều trị thử xem thế nào nhưng ko biết cách mua, thấy thuốc này ko bán tại các hiệu thuốc, có ai biết cách mua ko chỉ e với ạ

    1. Đinh Thùy Trang 3456 says:

      Thuốc mề đay đỗ minh chỉ bán độc quyền tại 2 cơ sở của nhà thuốc đỗ minh đường thôi. Cơ sở hn ở địa chỉ: Số 37A, ngõ 97, Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội. Cơ sở TPHCM ở địa chỉ: Số 179, đường Nguyễn Văn Thương (đường D1 cũ), Phường 25, Quận Bình Thạnh. Cứ đến trực tiếp nhà thuốc bsi sẽ thăm khám rồi kê đơn thuốc phù hợp cho bạn

    2. Thu Yến says:

      Nhà thuốc đỗ minh đường thăm khám với điều trị mề đay có tốt ko vậy, nghe nhiều người khen quá mà ko biết thực hư thế nào

    3. Hoàng Thị Bích Lệ says:

      chắc điều trị mề đay uy tín lắm ấy, nãy tôi lướt web thấy báo 24h đưa tin về bài thuốc mề đay đỗ minh, có khẳng định về chất lượng của bài thuốc. Báo này cũng chính thống nên cũng an tâm, chị có thể vào tham khảo thử

  6. Quách Xuyến Chi says: Trả lời

    Có thật là trà thảo dược có tác dụng giúp hạ sốt, mẩn đỏ mau lặn ko? Có chị nào từng sử dụng trà thảo dược để điều trị mề đay chưa cho e xin review sơ sơ với ạ

    1. Một nén nhang says:

      Cũng tùy loại nữa e gái, có loại thì có tác dụng hỗ trợ điều trị mề đay thật. Do trà thảo mộc thường đc làm từ thảo dược thiên nhiên thường có tính mát, thanh nhiệt, nên có ích cho việc hạ nhiệt, hạ sốt của cơ thể. E muốn sử dụng thì có thể uống những trà thảo mộc như; trà hoa cúc, trà bạc hà,…

    2. Trần Thị Mỹ Duyên says:

      Có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mề đay thôi bà, tốt nhất muốn mẩn đỏ mau lặn thì nên kết hợp vưa trà thảo mộc và thuốc đi chứ uống trà thảo mộc ko mẩn đỏ lâu lặn lắm. Đặc biệt là mề đay nặng kèm thêm sốt ấy, nên kết hợp cả trà thảo mộc và thuốc sẽ hiệu quả hơn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *