Gợi Ý 10 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả
Ngày này, khi bị thoát vị, nhiều người mách nhau tìm đến cách mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng. Phương pháp này có ưu điểm là an toàn, lành tính, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí và hiệu quả cao. Nếu đang bị bệnh, bạn đọc có thể tham khảo 10 bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhanh nhất trong bài viết sau.
Tổng hợp 10 bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất
Thoát vị đĩa đệm là một chứng bệnh xương khớp, ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng vận động của xương khớp. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là các cơn đau nhức tại vị trí thoát vị, lan rộng sang đau chân tay, đau khớp.
Không chỉ đau nhức thông thường, bệnh lý này kéo dài dai dẳng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động.
Với mức độ bệnh nhẹ đến trung bình, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà dưới đây.
Bài thuốc trị bệnh thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu
Ngải cứu (tên khác: ngải nhung, chích thảo, thuốc cứu,…) là dược liệu có tính cay, nóng. Trong y học cổ truyền, đây là vị thuốc có tác dụng tán hàn, lưu thông máu đều đặn trong cơ thể.
Ngoài ra, với các thành phần hoạt chất như flavonoid, tetradecatrilin;… bài thuốc từ ngải cứu rất tốt cho các chứng thoát vị đĩa đệm và bệnh lý xương khớp khác
Một số cách kết hợp ngải cứu và các nguyên liệu làm thuốc khác tại nhà:
- Đắp ngải cứu: Rang nóng một nắm ngải cứu, vài hạt muối (lưu ý rửa sạch và để ráo nước hoàn toàn trước khi rang). Dùng khăn vải sạch, bọc toàn bộ phần lá ngải cứu đã rang, đắp lên vùng có dấu hiệu thoát vị đến khi hỗn hợp nguội hoàn toàn. Có thể rang lại và đắp thêm một lần nữa khoảng 20 phút để hiệu quả điều trị tối đa
- Ngải cứu – rượu trắng: Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước. Thái nhỏ, trộn đều với rượu trắng vừa đủ thấm ẩm. Đem hỗn hợp đảo trên chảo nóng (không đảo quá lâu tránh bay hơi hết rượu). Dùng khăn vải sạch bọc toàn bộ phần ngải cứu, chườm lên vùng bị thoát vị đĩa đệm
- Ngải cứu – mật ong: Rửa sạch và để ngải cứu ráo nước hoàn toàn. Thái nhỏ, giã nát phần lá ngải cứu và thêm một ít nước muối loãng thấm ẩm vừa đủ. Chắt lấy phần nước, pha thêm mật ong, khuấy đều uống hàng ngày. Nên sử dụng 2 lần/ngày để đạt hiệu quả điều trị cao nhất
Mẹo dân gian với lá mật gấu
Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm với lá mật gấu cũng được sử dụng phổ biến và đem lại nhiều hiệu quả. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thành phần trong lá mật gấu như Ursolic, beta-sitosterol,… rất tốt cho tình trạng xương khớp (do ngăn chặn các gốc tự do ảnh hưởng đến sự phá hủy sụn khớp).
Bài thuốc hỗ trợ giảm đau, cải thiện tình trạng sưng viêm (nếu có) và cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm hiệu quả
- Trà lá mật gấu: Sử dụng khoảng 10g lá mật gấu tươi, rửa sạch, để ráo nước. Sắc với lượng nước vừa đủ khoảng 15-20 phút. Khi sử dụng, chắt lấy phần nước và uống trong ngày (chia thành nhiều lần). Kiên trì sử dụng giúp cải thiện các chứng đau nhức, tê ngứa vai gáy, chân tay.
- Kết hợp mật gấu – bia: Mỗi lần chuẩn bị khoảng 4-5 lá mật gấu, thêm khoảng 1 ly nước, xay nhuyễn. Lọc qua rây lấy phần nước cốt, trộn chung với bia và uống hàng ngày. Sử dụng kiên trì từ 7-10 ngày để thấy hiệu quả của bài thuốc.
Cách trị bệnh với lá lốt
Lá lốt là vị thuốc có tính nóng ấm, thường dùng trong các bài thuốc cải thiện tuần hoàn máu, đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm và có tác dụng tốt với bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Trong thành phần lá lốt còn có hoạt chất piperine và piperonyl, rất tốt cho việc điều trị viêm nhiễm sâu trong xương khớp
Cụ thể, có thể tham khảo bài thuốc sau:
- Đắp lá lốt trị bệnh: Chuẩn bị khoảng 8-10 lá lốt già, to và rửa sạch, để ráo nước (chọn loại lá già cho lượng tinh dầu dồi dào). Thêm một nắm muối hạt, rang nóng trên chảo đến khi vừa nóng hỗn hợp. Bỏ toàn bộ phần lá vào khăn vải sạch, chườm lên vùng bị đau, giữ nguyên khoảng 20 phút cho hoạt chất thẩm thấu hoàn toàn
- Uống lá lốt trị bệnh: Rửa sạch lá lốt, để ráo nước hoàn toàn và xay nhuyễn lấy nước cốt. Trộn nước lá lốt và sữa tươi với tỉ lệ 1:3, sau khi trộn có thể đun đến vừa sôi là được. Kiên trì dùng bài thuốc này khoảng 1 tuần để thấy được hiệu quả trong điều trị
Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm từ cây đinh lăng
Đinh lăng là một vị thảo dược thiên nhiên, thường sử dụng trong các bài thuốc đông y với tác dụng lưu thông khí huyết, an thần, đả thông kinh mạch, thải độc. Ngoài ra, trong đinh lăng có thành phần acid amin, vitamin B, saponin, tanin,…có tác dụng giảm đau xương khớp hiệu quả.
- Đắp lá đinh lăng trị bệnh: Rửa sạch 1 nắm lá đinh lăng, để ráo nước và giã nát. Đảo qua trên chảo cho nóng và bọc lại, chườm lên vị trí có tình trạng thoái hóa điều trị bệnh hiệu quả. Mỗi lần chườm khoảng 20-30 phút, có thể đảo lại thuốc và tiếp tục chườm để phát huy hết tác dụng
- Bài thuốc uống từ thân và rễ: Sử dụng phần thân và rễ cây đinh lăng (khoảng 30-40g). Nguyên liệu rửa sạch, thái nhỏ, đun cùng với 1 lít nước. Chia phần nước uống nhiều lần trong ngày, kiên trì trong nhiều ngày để thấy được hiệu quả.
Mẹo điều trị với cây cỏ xước
Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm là cây cỏ xước cũng là mẹo hay được nhiều người lựa chọn. Thành phần saponin trong bài thuốc có tác dụng giảm đau, cải thiện các tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả. Đồng thời, cải thiện các quá trình lưu thông, điều hòa khí huyết trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng toàn diện
- Bài thuốc 1: Nguyên liệu gồm rễ cỏ xước (khoảng 300g); ý dĩ (20g); đỗ trọng (20g); lá lốt (16g). Thêm khoảng 3-4 bát nước vào phần nguyên liệu đã rửa sạch, đun liu riu cho cạn còn ½ lượng nước. Chia làm 3 phần uống trong ngày, duy trì đều đặn ngày 1 thang.
- Bài thuốc 2: Nguyên liệu gồm cỏ xước, bạch liêm; lá lốt; cỏ ngươi; dền gai; chùm gửi (mỗi loại 20g). Cũng rửa sạch và để ráo nước tất cả các nguyên liệu. Thêm một lượng nước và ngập mặt các nguyên liệu, đun liu riu đến cạn còn ½ thì tắt bếp. Chắt lấy nước uống hàng ngày điều trị bệnh hiệu quả
Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm từ cây trinh nữ
Cây trinh nữ (tên gọi khác: cây xấu hổ,…) là vị thuốc sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị xương khớp. Vị thuốc này có tác dụng thư giãn gân cốt, giảm sự chèn ép của dây thần kinh gây ra bởi sự thoát vị đĩa đệm. Người bệnh sử dụng vị thuốc này như sau
Nguyên liệu:
- Rễ cây trinh nữ: 120g
- Rượu trắng: 3 thìa to
- Nước lọc: 3-4 bát
Cách thực hiện:
- Với rễ cây trinh nữ, người bệnh đem rửa sạch hết bụi bẩn, để ráo nước.
- Trộn với lượng rượu trắng đã chuẩn bị, cho lên bếp đảo cho khô.
- Sau đó, thêm nước đã chuẩn bị vào toàn bộ nguyên liệu, đun liu riu nhỏ lửa đến cạn còn ½ lượng nước.
- Nên uống trong ngày (chia thành nhiều lần), tốt nhất sử dụng khi bài thuốc còn ấm nóng
Chữa thoát vị đĩa đệm với cây xương rồng
Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm từ cây xương rồng không phải ai cũng biết. Trong đông y, xương rồng là vị thuốc có tính hàn, vị hơi đắng, có tính ứng dụng cao trong các bài thuốc trị bệnh xương khớp, thoái hóa cột sống và một số tình trạng rối loạn tiêu hóa khác
Để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh có thể kết hợp xương rồng với các nguyên liệu khác như sau:
- Xương rồng – muối: Rửa sạch xương rồng, loại bỏ hết phần gai xương rồng. Đập dập cho xương rồng mềm ra và trộn với muối hạt. Cho hỗn hợp lên chảo rang nóng, bọc vào tấm vải sạch. Chườm lên vùng có các triệu chứng đau nhức đến khi hỗn hợp nguội hẳn
- Xương rồng – dây tơ hồng: Chuẩn bị bài thuốc gồm 2-3 bẹ xương rồng nhỏ và 1 nắm dây tơ hồng. Rửa sạch các nguyên liệu và loại bỏ toàn bộ phần gai của xương rồng, đập dập phần xương rồng. Đảo nhẹ các nguyên liệu trên chảo đến nóng ấm. Bọc vào khăn vải sạch, chườm lên vùng bị đau nhức đến khi hỗn hợp nguội hẳn
Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm với cây mần ri
Theo y học cổ truyền, cây mần ri có tính ấm, sử dụng nhiều trong các bài thuốc về xương khớp với tác dụng cải thiện tình trạng co cơ, cứng khớp và đau mỏi cơ thể. Do đó, bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm với cây mần ri cũng là mẹo hiệu quả được nhiều người áp dụng.
Người bệnh có thể tham khảo dưới đây:
- Bài thuốc uống trị bệnh: Lựa chọn và chuẩn bị khoảng 100g cây mần ri trắng tươi. Rửa sạch toàn bộ đất bẩn bám trên rễ cây và đem phơi khô. Sau đó, thêm cây mần ri với lượng nước vừa đủ, sắc lấy nước uống hàng ngày. Nên chia bài thuốc thành nhiều lần dùng trong ngày, mỗi lần chỉ dùng khoảng 200ml
- Bài thuốc đắp trị bệnh: Rửa sạch cây mần ri trắng, để ráo nước. Thêm vào cối cùng 1 nắm muối hạt, giã nát. Bọc phần thuốc đã chuẩn bị trong vải trắng, chườm lên vùng có biểu hiện đau nhức khoảng 20-30 phút. Kiên trì sử dụng bài thuốc này từ 2-3 lần/ngày và dùng trong thời gian dài để thấy được hiệu quả
Đu đủ xanh – Mẹo dân gian điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Theo nhiều nghiên cứu, thành phần papain trong đu đủ xanh có tác dụng lưu thông khí huyết, hỗ trợ tuần hoàn máu tương đối tốt. Sử dụng bài thuốc từ đu đủ xanh giúp người bệnh cải thiện các chứng đau nhức xương khớp, đặc biệt là một số bệnh lý liên quan đến thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,…
Cụ thể, bài thuốc từ đu đủ xanh cần chuẩn bị như sau:
Nguyên liệu:
- Đu đủ xanh: 1 quả
- Rượu trắng: 150ml
- Gừng tươi: 1 củ
Cách thực hiện:
- Rửa sạch gừng tươi (lưu ý rửa kỹ để sạch phần đất cát bám ngoài vỏ, không cạo vỏ). Đem gừng đập dập và giã nhuyễn
- Thêm lượng rượu trắng đã chuẩn bị vào gừng, trộn kỹ
- Rửa sạch đu đủ và cả phần mủ bên ngoài. Cắt bỏ phần đầu cách cuống khoảng 5cm tạo thành một lỗ tròn ở phần đầu quả đu đủ
- Đổ toàn bộ hỗn hợp rượu – gừng vào trong lòng quả đu đủ, đậy cuống lại và nướng chín phần đu đủ (nên nướng trên than củi)
- Cạo sạch phần vỏ đen bên ngoài, bọc vào khăn vải, bóp nhuyễn đu đủ .
- Đặt lên vùng bị đau và giữ nguyên khoảng 20-30 phút để hoạt chất thẩm thấu qua da
Với bài thuốc này, nên áp dụng liên tục và nhiều ngày để bài thuốc có hiệu quả.
Bài thuốc hiệu quả từ cây chuối hột
Cây chuối hột, đặc biệt là phần thân có chứa nhiều hoạt chất trị bệnh như flavonoid; saponin; tanin và coumarin. Các thành phần này đều ứng dụng rất tốt trong các trường hợp đau nhức xương khớp và giảm đau hiệu quả. Việc chế biến bài thuốc tại nhà cũng tương đối đơn giản, cụ thể như sau:
Nguyên liệu:
- Cây chuối hột: 1 cây (dùng phần thân)
- Đường phèn: lượng vừa đủ
Cách thực hiện:
- Khi lựa chọn thân chuối hột nên lưu ý lựa cây chưa ra hoa kết trái, đường kính tối thiểu khoảng 20cm
- Chặt ngang phần thân chuối, khoét tròn ở giữa và cho lượng đường phèn đã chuẩn bị vào trong
- Bọc kín phần đường phèn cho vào thân chuối (tránh bụi bẩn và côn trùng bay vào)
- Để qua đêm, hôm sau gỡ bỏ phần giấy bọc, chắt lấy phần nước chuối sử dụng
- Nên dùng liên tục trong vòng 1 tuần để thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm và cải thiện các triệu chứng đau nhức
Lưu ý khi dùng các bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Qua các bài thuốc trên, có thể thấy các bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà đều dễ chế biến và thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, đa số chỉ phù hợp với mức độ bệnh nhẹ đến trung bình nên người bệnh cần lưu ý trong quá trình điều trị một vài điều sau:
- Chỉ nên sử dụng bài thuốc dân gian với các trường hợp bệnh nhẹ. Trong trường hợp nặng cần kiên trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Hạn chế bê vác nặng, vận động mạnh trong thời gian điều trị bệnh
- Điều chỉnh tư thế ngồi (thẳng lưng, không ngồi khom lưng)
- Không đứng hoặc ngồi quá lâu, nên thường xuyên vận động, thư giãn cơ thể nếu tính chất công việc bắt buộc phải ngồi nhiều
- Lựa chọn và tập luyện một bộ môn thể thao thích hợp, tạo thói quen vận động linh hoạt cho cơ thể, tránh các bệnh lý về xương khớp
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung các nhóm thực phẩm giàu canxi, hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Lưu ý chế độ ăn này với người lớn tuổi (có thể cung cấp bằng viên uống hoặc sữa giàu canxi)
Trên đây là 10 bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà người bệnh có thể tham khảo. Bệnh lý này cần điều trị sớm để có thể kiểm soát các triệu chứng cũng như ngăn ngừa biến chứng từ bệnh.
Bản thân người bệnh nên chủ động nhận biết và tiến hành điều trị, nên đi thăm khám tại cơ sở y tế để tránh rủi ro ngoài ý muốn.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!