Hỏi đáp

[Giải Đáp] Rách Vòng Xơ Đĩa Đệm Nguy Hiểm Không?

Rách vòng xơ đĩa đệm là vấn đề rất nhiều bệnh nhân gặp phải hiện nay. Nó gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu và khiến chúng ta lo lắng. Vậy bị rách vòng xơ đĩa đệm nguy hiểm không, biến chứng nào có nguy cơ cao xảy ra? Những nội dung này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ngay sau đây.

Rách vòng xơ đĩa đệm là gì? Nguyên nhân do đâu?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp phổ biến, bệnh phát triển theo nhiều giai đoạn phình đĩa đệm – lồi đĩa đệm – thoát vị đĩa đệm – thoát vị đĩa đệm có mảnh rời. Rách bao xơ đĩa đệm là giai đoạn 3, đây là giai đoạn bệnh bắt đầu trở nên nặng.

Vòng xơ đĩa đệm bị rách, phần nhân nhầy trong thiết bị thoát ra ngoài đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh, và phần mô mềm những xung quanh dẫn đến xuất hiện cơn đau.

Phụ thuộc tình trạng bao xơ đĩa đệm rách tổn thương ít hoặc nhiều, phần nhân nhầy thoát ra bên ngoài gồm các loại vết rách vòng xơ đĩa đệm:

  • Rách đồng tâm: Vết rách đồng tâm tạo ra sự phân cách trong các lớp màng bảo vệ đĩa đệm
  • Rách ngoại vi: Vết rách xảy ra bên ngoài đĩa đệm, tách lớp màng bảo vệ.
  • Rách hình tia: Vết rách thường xảy ra do lão hóa, nằm ngang từ trung tâm đến ngoài đĩa đệm
Rách bao xơ đĩa đệm là giai đoạn bệnh bắt đầu trở nặng của thoát vị đĩa đệm
Rách bao xơ đĩa đệm là giai đoạn bệnh bắt đầu trở nặng của thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bao xơ đĩa đệm bị rách:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng chủ yếu gồm nguyên nhân dưới đây:

  • Vòng xơ đĩa đệm bị lão hóa: Đây là nguyên nhân hàng đầu, nhiều trường hợp người bệnh gặp phải. Khi bao xơ đãi đệm bị lão hóa do tuổi tác, phần nhân nhầy giảm, đĩa đệm mất nước dẫn đến vòng xơ đĩa đệm bên ngoài dễ bị rách
  • Thừa cân béo phì: Người bệnh thừa cân béo phì cũng là nguyên nhân dẫn rách vòng xơ. Bởi khi trọng lượng dư thừa, gây áp lực lớn lên cột sống, bao xơ đĩa đệm bị rách
  • Lao động quá sức: Người bệnh thường xuyên vận động nặng, lao động quá sức, tình trạng kéo dài khiến cột sống và đĩa đệm bị tổn thương gây rách bao xơ đĩa đệm
  • Do chấn thương: Nhiều trường hợp gặp chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động có thể gây biến chứng rách bao xơ đĩa đệm
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra do thói quen sinh hoạt không lành mạnh sử dụng chất kích thích, uống rượu bia, di truyền dẫn đến tình trạng này

Triệu chứng rách vòng xơ đĩa đệm ở cổ, thắt lưng

Khi bị rách vòng xơ đãi đệm, phần nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh và phần mô mềm. Người bệnh có thể rõ triệu chứng của bệnh ở từng vị trí bị rách vòng xơ đĩa đệm:

Rách vòng xơ đĩa đệm ở cổ

  • Xuất hiện cơn đau dữ dội ở vùng cột sống cổ, bả vai,
  • Cơn đau lan rộng xuống bàn chân, ngón chân, ngứa tăng
  • Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, bí tiểu, khó thở,…
  • Bị ngứa ran ở cánh tay, bàn tay
  • Dây thần kinh chèn ép dẫn đến mất khả năng phối hợp vận động
Người bệnh cần nhận biết triệu chứng của khi bị rách bao xơ đĩa đệm
Người bệnh cần nhận biết triệu chứng của khi bị rách bao xơ đĩa đệm

Rách vòng xơ đĩa đệm vùng thắng lưng

  • Cơn đau dữ dội vờ vùng thoát vị đĩa đệm thắt lưng
  • Có cảm giác ngứa, châm chích ở bàn chân và chân
  • Cơ tại vùng thắt lưng bị co thắt xuất hiện cơn đau dữ dội
  • Chức năng vận động bị ảnh hưởng, đi lại khó khăn
  • Khi vận động, vùng đùi, bắp chân run người bệnh có thể cảm nhận thấy rõ

Khi xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh cần đi thăm khám và điều trị bệnh. Tại đây bệnh nhân được tiến hành xét nghiệm, chụp x-quang, MRI để đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác nhất

Rách vòng xơ đĩa đệm có nguy hiểm không? Có lành được không?

Rách vòng xơ đĩa đệm có nguy hiểm không? Đây thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo bác sĩ chuyên khoa khẳng định rách vòng xơ đĩa đệm không phải bệnh nan y, nhưng bệnh không được điều trị sớm và đúng cách sẽ chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn và biến chứng nghiêm trọng như:

  • Dây thần kinh bị chèn ép: Phần nhân nhầy thoát ra bên ngoài đĩa đệm, dây thần kinh bị kích thích và chèn ép, cơn đau dữ dội xuất hiện. Một trường hợp người bệnh nặng đi tiểu không tự chủ khi dây thần kinh chèn ép ruột và bàng quang.
  • Hội chứng cauda equina: Tỷ lệ ít gặp, tuy nhiên người bệnh không được chủ quan để bệnh kéo dài dẫn đến cơ thể mất tự chủ, tê liệt chân.
  • Rối loạn cảm giác: Khi bị rách bao xơ đĩa đệm, thần kinh bị tổn thương và gây mất cảm giác ở vị trí đó. Bên cạnh đó vùng da trên đoạn dây thần kinh cũng bị ảnh hưởng gây mất cảm giác và sắc tố da.
  • Rối loạn cơ thắt: Nhiều trường hợp người bệnh không kiểm soát và đi tiểu thụ động, vận động khó khăn
  • Teo chân tay: Phần nhân ngày chèn ép dây thần kinh, máu và oxy không đi sâu bên trong nuôi dưỡng cơ thể, chân tay bị yếu, tình trạng kéo dài dẫn đến tứ chi bị teo
  • Bại liệt: Tình trạng rách bao xơ kéo dài không được điều trị, người bệnh chuyển sang giai thoát vị đĩa đệm mảnh rời. Ở một số trường hợp người bệnh chuyển sang mất hẳn vận động.
Rách bao xơ đĩa đệm có nguy hiểm không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người bệnh
Rách bao xơ đĩa đệm có nguy hiểm không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người bệnh

Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào vòng xơ đĩa đệm bị tổn thương nhẹ hay nặng và phần nhân ngày đã thoát ra được vùng đĩa đệm nhiều hay ít. Từ đó bác sĩ dựa vào tình trạng bệnh, phương pháp điều trị khác nhau để cải thiện bệnh.

Với trường hợp người bệnh bị giai đoạn đầu, vòng xơ đĩa đệm tổn thương nhẹ, về rách nhỏ. Người bệnh áp dụng phương pháp bảo tồn, ngăn cản vết rách nghiêm trọng. Ngược lại trường hợp tình trạng bệnh nghiêm trọng, vết rách lớn, phần nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh và phần mô mềm xung quanh. Lúc này người bệnh cần thực hiện nhiều phương pháp giúp cải thiện bệnh.

Vậy rách bao xơ đĩa đệm có lành được không? – Câu trả lời là KHÔNG, nhưng bệnh có khả năng cải thiện và điều trị triệu chứng của bệnh.

Do đó người bệnh cần nhận biết dấu hiệu của bệnh, đi thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị đúng cách.

Cách điều trị rách vòng xơ đĩa đệm hiệu quả

Rách vòng xơ đĩa đệm nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan và không điều trị sớm đúng cách. Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bệnh nhân tham khảo phương pháp điều trị dưới đây:

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Bị rách vòng xơ đĩa đệm, phần nhân nhầy chèn ép lên dây thần kinh tạo cơn đau và triệu chứng của bệnh. Sử dụng Thuốc tây giúp giảm cơn đau nhanh chóng được nhiều người bệnh lựa chọn. Người bệnh tham khảo một số thuốc như:

  • Thuốc giảm đau: Thuốc tác dụng giảm đau ở vùng bị rách vòng xơ đĩa đệm. Với con đau từ nhẹ đến trung bình bạn sử dụng thuốc giảm đau thông thường Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Ngược lại cơn đau trung bình đến nặng bạn tham khảo thuốc giảm đau opioids, giảm đau thần kinh. Tuy nhiên thuốc chứa tác dụng phụ người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và sử dụng đúng cách. Ngoài ra người bệnh tiền sử bệnh lý về gan thận, huyết áp cần thận trọng khi sử dụng thuốc
  • Thuốc giảm đau ngoài màng cứng: Người bệnh được chỉ định tiêm giảm đau ngoài màng cứng khi cơn đau dữ dội và không kiểm soát được bằng thuốc giảm đau thông thường.
  • Thuốc chống viêm: Thuốc tác dụng chống viêm, giảm đau, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Người bệnh được bác sĩ kê thuốc uống hoặc tiêm.
  • Thuốc giãn cơ: Phần nhân nhầy thoát ra, chèn ép lên dây thần kinh kích thích co thắt và gây đau nhức. Bạn tham khảo thuốc như Carisoprodol, Chlorzoxazone
  • Vitamin nhóm B: Người bệnh nên bổ sung vitamin nhóm B không chỉ cải thiện triệu chứng của bệnh, còn giúp bổ sung vi chất cần thiết, hệ xương chắc khỏe.
Thuốc giãn cơ Carisoprodol
Thuốc giãn cơ Carisoprodol

Vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu là dùng tác nhân vật lý tác động giảm đau liên quan đến bệnh xương khớp. Phương pháp này được đánh giá hiệu quả, tiết kiệm chi phí và hình thành thói quen tốt cho người bệnh. Hiện nay điều trị bằng vật lý trị liệu phổ biến với 2 phương pháp

  • Dạng bị động: Điều trị bằng biện pháp này người bệnh không phải vận động nhiều như: massage, sóng âm kích thích, xoa bóp,…
  • Dạng chủ động: Với bài tập giãn cơ nhẹ nhàng, người bệnh có thể dễ dàng thực hiện nhà, giúp lưu thông máu giảm đau và triệu chứng hiệu quả.

Điều trị bằng vật lý trị liệu được thường được sử sau phẫu thuật và cải thiện triệu chứng với trường hợp tình trạng bệnh nhẹ, tăng cường sức khỏe và giúp cơ thể dẻo dai

Phẫu thuật

Trường hợp người bệnh rách vòng xơ đĩa đệm lớn, mức độ tổn thương nghiêm trọng. Điều trị bằng thuốc và phương pháp khác không hiệu quả, bạn cần cân nhắc phẫu thuật điều trị bệnh, tránh biến chứng bệnh nghiêm trọng hơn.

Bạn tham khảo phương pháp phẫu thuật như:

  • Mổ hở: Sau khi xác định được vị trí bị rách vòng xơ đĩa đệm, bác sĩ tiến hành gây mê và thực hiện phẫu thuật. Đây là phương pháp thực hiện truyền thông, chi phí thấp nhưng gây đau lâu và thời gian phục hồi chậm
  • Chữa rách vòng xơ đĩa đệm bằng laser: Bác sĩ sử dụng ánh sáng laser tác động trực tiếp khu vực bị tổn thương. Vết rác được thu nhỏ lại, bay phần nhân ngày và giảm tải áp lực lên đĩa đệm. Phương pháp ưu điểm thực hiện trong thời gian ngắn, không cần gây tê và thực hiện ở nhiều đối tượng
  • Sử dụng robot điều trị rách vòng xơ đĩa đệm: Robot được lập trình sẵn, loại bỏ phần nhân nhầy thoát ra khỏi đĩa đệm mà không gây xâm lấn. Phương pháp này mang đến hiệu quả cao và gần như không biến chứng, nhưng chi phí cao hơn so với phương pháp khác
  • Sử dụng sóng cao tần: Đây là phương pháp hiện đại, hạn chế khối thoát vị tới hệ thần kinh. Phương pháp ưu điểm thời gian phục hồi nhanh, không biến chứng xảy ra.
Rách bao xơ đĩa đệm có nguy hiểm không? - Phẫu thuật điều trị
Rách bao xơ đĩa đệm có nguy hiểm không? – Phẫu thuật điều trị

Người bệnh cần tham khảo bác sĩ chuyên khoa, cân nhắc lựa chọn phẫu thuật. Tuy nhiên sau khi phẫu thuật cần biện pháp chăm sóc tốt, tránh biến chứng như nhiễm trùng, đau kéo dài, tổn thương dây thần kinh, thoái hóa cột sống,….

Thuốc Đông y

Bài thuốc Đông y điều trị căn nguyên của bệnh, khí huyết lưu thông, thanh nhiệt giải độc, bồi bổ can thận. Với thành phần thảo dược tự nhiên giúp tái tạo và phục hồi vòng xơ đĩa đệm bị rách hiệu quả như:

  • Đương quy: Trông Đông y thuốc có vị ngọt, tính ấm, tác dụng bổ huyết, tiêu sưng, dưỡng gân
  • Bạch thược: Tác dụng tả tỳ nhiệt, giáng khí, trừ huyết tích giúp bồi bổ cơ thể. Thảo dược được sử dụng phổ biến trong bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm, đau bụng, hen suyễn
  • Xuyên khung: Thảo dược có vị ngọt, tính ấm, tác dụng bổ huyết, nhuận táo, điều trị đau khớp, đau đầu,…
  • Quế chi: Quế chi tác dụng hoạt huyết, trừ hàn, điều trị cảm mạo, ho có đờm, bệnh về xương khớp
  • Bồ công anh: Thảo dược tác dụng tiêu sưng, thanh nhiệt giải độc cơ thể
  • Đơn đỏ: Tương tự như thảo dược khác, lá đơn đỏ tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, giảm đau hiệu quả. Người bệnh sử dụng lá đơn đỏ điều trị nổi mẩn ngứa, mề đay, tiêu chảy, bệnh về xương khớp,…
  • Kim ngân: Kim ngân tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán động trừ thấp, chống khuẩn, chống viêm, tăng khả năng chuẩn hóa chất béo giúp cơ thể. Từ đó tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể
  • Tơ hồng xanh: Thảo dược này tính bình, vị ngọt, không chứa độc tốt tác dụng làm mát, thanh nhiệt giải độc, bồi bổ can thận, làm mạnh gân cốt. Được sử dụng điều trị đau lưng mỏi gối, nhức mỏi xương khớp,…
  • Ké đầu ngựa: Đây là một trong những nguyên liệu nằm trong nhóm thuốc “Tân ôn giải biểu” điều trị một số bệnh do ngoại tà xâm nhập khiến gan thận tổn thương.

Để mang đến hiệu quả, người bệnh đến cơ sở Đông y uy tín thăm khám và sử dụng liều lượng theo chỉ định. Bên cạnh đó bạn nên kết hợp sử dụng bài thuốc Đông y kết hợp châm cứu, bấm huyệt.

Bài thuốc đông y là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng
Bài thuốc đông y là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng

Các phương pháp khác

Ngoài những phương pháp trên, người bệnh sử dụng phương pháp dưới đây giúp hỗ trợ trị rách bao xơ đĩa đệm:

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Đây là biện pháp được nhiều người bệnh sử dụng. Sử dụng chườm nóng giúp khí huyết lưu thông, đem dưỡng chất và oxy nuôi dưỡng xương và phần mềm xung quanh. Chườm lạnh giúp tê liệt tạm thời dây thần kinh, giảm đau và giảm viêm

Xoa bóp bấm huyệt

Phương pháp này được sử dụng phổ biến sử dụng lực từ bàn tay tác động lên khu vực bị rách bao xơ đĩa đệm. Giúp người bệnh lưu thông khí huyết giảm sự chèn ép lên dây thần kinh giảm đau cho người bệnh. Sử dụng phương pháp này với trường hợp người tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát.

Xoa bóp bấm huyệt cải thiện triệu chứng do rách bao xơ đĩa đệm
Xoa bóp bấm huyệt cải thiện triệu chứng do rách bao xơ đĩa đệm

Cây đinh lăng

Đinh lăng được ví như nhân sâm của Việt Nam giúp điều trị bệnh trong đó có bệnh lý về xương khớp. Người bệnh có thể sử dụng lá đinh lăng làm thuốc đắp lên khu vực bị rách vòng xơ đĩa đệm hoặc sắc lên uống điều trị từ bên trong

Lá lốt

Trong Đông y lá lốt có tính ấm, máu lưu thông đưa oxy nuôi dưỡng cơ thể giúp hệ xương chắc khỏe và cải thiện vùng đĩa đệm bị tổn thương. Ngoài ra hoạt chất piperine, piperonal trong thảo dược này chống viêm, giảm đau cho người bị bệnh. Bạn sử dụng lá lốt sao với một ít muối, chườm lên khu vực bị tổn thương hoặc kết hợp lát nốt và sữa tươi sử dụng trong bài thuốc uống

Ngải cứu

Tương tự như thảo dược khác, ngải cứu được người bệnh sử dụng phổ biến điều trị bệnh về xương khớp. Hoạt chất cineol, polyphenol như kháng sinh tự nhiên giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Bạn có thể sử dụng ngải cứu sao nóng với muối và chườm lên khu vực bị rách vòng xơ đĩa đệm hoặc kết hợp thảo dược khác cải thiện bệnh.

Bài tập điều tại nhà điều trị bệnh

  • Yoga: Luyện tập yoga giúp khí huyết lưu thông, giảm đau tại khu vực bị rách bao xơ đĩa đệm. Ngoài ra bài tập giảm sự chèn ép dây thần kinh, cột sống linh hoạt. Người bệnh tham khảo bài tập yoga như tư thế trẻ em, tư thế châu chấu, tư thế rắn hổ mang,…
  • Xà đơn: Bài tập giúp giảm áp lực lên cột sống giảm đau và điều trị bệnh hiệu quả. Khi thực hiện động tác này, người bệnh cần thực hiện động tác chậm, và khởi động kỹ trước khi tập
Bài tập yoga tư thế rắn hổ mang
Bài tập yoga tư thế rắn hổ mang

Biện pháp phòng ngừa rách vòng xơ đĩa đệm

Rách vòng xơ đĩa đệm không phải bệnh nan y nhưng không điều trị sớm bệnh tiềm ẩn biến chứng nặng chuyển sang giai đoạn thoát vị đĩa đệm từng mảnh rời, teo chân thậm chí bại liệt. Do đó người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây giúp phòng tránh bệnh:

  • Điều trị rách vòng xơ đĩa đệm sớm, tránh để vết rách tổn thương nặng để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng
  • Cần đến cơ sở y tế và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp
  • Hạn chế mang vác, lao động nặng nhọc chèn ép lên dây thần kinh
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp hỗ trợ quá trình điều trị
  • Tư thế ngồi và nằm đúng cách, không ngồi quá lâu một tư thế
  • Tuân thủ theo đúng lộ trình điều trị của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau.

Rách vòng xơ đĩa đệm có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nếu người bệnh chủ quan, không điều trị sớm, dẫn đến biến chứng nguy hiểm như teo chân, bại liệt. Ngược lại người bệnh điều đúng cách, giúp cải thiện cơn đau và triệu chứng của bệnh.

Có thể bạn quan tâm 

Câu hỏi thường gặp
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp thường gặp ở những người bước qua tuổi 30. Bệnh gây ra những cơn đau đớn khó chịu ở vùng lưng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Chưa kể bệnh nếu không được điều trị dứt điểm sẽ rất […]
Việc mổ thoát vị đĩa điểm ở đâu tốt nhất là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Theo đó, bạn cần được diễn ra tại các cơ sở y tế uy tín – nơi có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao và có đầy đủ thiết bị hiện đại. Điều […]
Việc tập luyện thể dục thể thao là vô cùng cần thiết để cơ thể và tinh thần chúng ta luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên với người bệnh thoát vị địa đệm, một số động tác có thể làm triệu chứng của căn bệnh này ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy bị thoát vị đĩa […]
Chúng ta đều biết thoát vị đĩa đệm là chứng bệnh làm giảm sức khỏe tổng thể, ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên khi gặp trường hợp này, nhiều người lo lắng bệnh tác động tiêu cực đến chức năng tình dục của cánh mày râu. Vậy […]
Rách vòng xơ đĩa đệm là vấn đề rất nhiều bệnh nhân gặp phải hiện nay. Nó gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu và khiến chúng ta lo lắng. Vậy bị rách vòng xơ đĩa đệm nguy hiểm không, biến chứng nào có nguy cơ cao xảy ra? Những nội dung […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *