Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp thường gặp ở những người bước qua tuổi 30. Bệnh gây ra những cơn đau đớn khó chịu ở vùng lưng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Chưa kể bệnh nếu không được điều trị dứt điểm sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm khiến người bệnh bị tàn phế suốt đời. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu câu trả trời cho những thắc mắc trên.
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Đĩa đệm cột sống ở cơ thể người gồm hai thành phần, ở giữa là nhân nhầy, vòng sợi ở bên ngoài. Ở giữa hai đốt sống sẽ có đĩa đệm chêm có vai trò giúp cột sống thực hiện được các hoạt động cúi, xoay, nghiêng,… một cách linh hoạt, trơn tru.
Khi có một tác động, một nguyên nhân nào đó khiến đĩa đệm bị tổn thương. Lúc đó, khối nhân nhầy ở bên trong sẽ bị thoát ra ngoài vòng sợi, chèn ép lên ống sống.
Lâu dần, các vòng sợi này sẽ suy yếu tạo điều kiện cho nhân nhầy chèn ép lên rễ thần kinh. Tình trạng này được gọi chung là thoát vị đĩa đệm.
Dọc cơ thể người (từ trên xuống dưới) đều là các rễ thần kinh. Khi nó bị chèn ép sẽ sinh ra các cơn đau nhức, tê ngứa. Cơ bắp của người bệnh sẽ bị suy nhược từ lưng kéo xuống đến bàn chân.
Đây là trường hợp thoát vị đĩa đệm lưng. Với người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, lộ trình cơn đau sẽ bắt đầu từ vùng vai gáy kéo xuống cánh tay. Thậm chí, có một số người bị đau lên cả đỉnh đầu.
Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? – Thoát vị đĩa đệm là BỆNH NGUY HIỂM, khó điều trị dứt điểm. Căn bệnh này không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con người, nhưng gây ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Nếu tình trạng kéo dài, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Thoát vị đĩa đệm gây rối loạn cảm giác
Biến chứng đầu tiên của thoát vị đĩa đệm chính là gây ra tình trạng rối loạn cảm giác. Khi các rễ thần kinh bị tổn thương, đi đến vị trí nào sẽ khiến người bệnh không có cảm giác ở vị trí đó.
Song song với đó, vùng da trên những đoạn dây thần kinh chạy qua cũng bị ảnh theo. Không chỉ là cảm giác trên da mà cả về sắc tố da, thậm chí phản xạ dựng lông, phân biệt nóng lạnh cũng không thể nhận biết.
- Rối loạn cơ thắt
Triệu chứng ban đầu của rối loạn cơ thắt chính là bí tiểu, rối loạn bài tiết. Người bệnh sẽ gặp hiện tượng tiểu không kiểm soát, tiểu một cách thụ động nguyên nhân do cơ thắt ngoại vi không giữ được nước tiểu.
Không chỉ thế nó còn gây rối loạn cảm giác từ chân đến bẹn, rối loạn vùng đáy chạy do rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi. Mọi hoạt động của chân (ngón chân, bàn chân, cẳng) đều gặp khó khăn.
- Thoát vị đĩa đệm gây teo chân tay
Một biến chứng nguy hiểm nữa của thoát vị đĩa đệm đó là hiện tượng teo chân tay. Khi rễ thần kinh bị chèn ép, máu cũng như các chất dinh dưỡng không thể đi vào sâu bên trong cơ thể để nuôi dưỡng.
Chân, tay bị thiếu máu thiếu chất sẽ yếu dần, lâu dần sẽ trở nên teo lại. Thông thường, hiện này tượng này chỉ xảy ra ở một bên cơ thể.
- Biến chứng bại liệt
Bại liệt hoàn toàn là biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm. Nó khiến cho người bệnh mất hẳn khả năng vận động, mọi hoạt động sinh hoạt, đi lại, ăn uống đều cần có người chăm sóc.
Tình trạng này khiến người bệnh khổ sở vô cùng. Thậm chí, có những người khó vượt qua, suy nghĩ tiêu cực dẫn đến mệt mỏi, trầm cảm, cáu gắt.
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Thoát vị đĩa đệm không thể chữa khỏi hoàn toàn 100%. Tuy nhiên, để tránh biến chứng, ngay sau khi có những biểu hiện, người bệnh cần áp dụng biện pháp điều trị để có thể loại bỏ tối đa những đau đớn.
Điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc
Đó là biện pháp áp dụng vật lý trị liệu, tập luyện để nhằm lưu thông khí huyết, giảm đau đồng thời hạn chế tối đa sự lây lan đến các bộ phận khác trên cơ thể. Phương pháp không dùng thuốc có thể là:
- Phương pháp Chiropractic (kéo, nắn khớp)
Đây là phương phương pháp của Mỹ, được nhiều người áp dụng với mục đích làm giãn cơ, giãn xương khớp từ đó giảm đau nhức. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với những trường hợp đau nhẹ với các cơn đau ở lưng dưới.
Theo đó, các bác sĩ sẽ tiến hành tập trung vào mối quan hệ giữa cột sống và dây thần kinh, điều chỉnh những sai lệch nhằm giải phóng sự chèn ép và kích thích khả năng phục hồi cơ thể.
- Châm cứu hỗ trợ giảm đau cho người thoát vị đĩa đệm
Đây là biện pháp cơ cơ sở và ít xảy ra rủi ro. Biện pháp này chủ yếu được dùng cho những người thoát vị đĩa đệm có triệu chứng đau nhức kèm chuột rút, sưng tấy.
Châm cứu giúp lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn dựa trên việc tác động động vào những huyệt đạo trên cơ thể. Từ đó, các dây thần kinh cũng được nuôi dưỡng, hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh hơn.
- Massage chữa thoát vị đĩa đệm
Massage cũng là cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, cũng như những phương pháp trên, biện pháp này chỉ phù hợp cho những trường hợp bệnh nhẹ.
Nhờ tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể, massage sẽ giúp kinh lạc được đả thông, tuần hoàn máu tốt hơn từ đó giảm đau nhức. Với người thoát vị đĩa đệm, áp dụng massage trong điều trị cần kiên trì trong một thời gian khá dài.
- Tập yoga cho người thoát vị đĩa đệm
Yoga là một bộ môn mang đến công dụng rất tốt cho sức khỏe, phù hợp cho người thoát vị đĩa đệm. Các bài tập yoga tác động vào vùng lưng, cột sống giúp khí huyết lưu thông từ đó giảm đau hiệu quả.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc
Điều trị nội khoa tức là việc dùng thuốc để giảm những cơn đau nhức. Đây là cách phổ biến hiện nhưng nó chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng đau nhức, sưng tấy. Sau liệu trình dùng thuốc, bệnh vẫn có thể tái phát.
Theo đó, khi bị thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc. Các loại thuốc phổ biến nhất trong phác đồ điều trị là:
- Nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm
Các loại thuốc phổ biến trong nhóm này như paracetamol, meloxicam, diclofenac. Công dụng của nhóm thuốc này là giảm đau, giảm viên, hạ sốt nhanh chóng, tức thì. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, kích thích dạ dày,…
- Nhóm chống động kinh
Phổ biến nhất là vitamin nhóm B với tác dụng sản sinh huyết máu, hỗ trợ tăng cường việc chuyển hóa năng lượng, bổ sung vi chất cho cơ thể. Từ đó, nó giúp xương khớp linh hoạt, vận động trơn tru hơn.
Vitamin B rất tốt cho cơ thể tuy nhiên dùng quá liều, không đúng cách vừa không mang đến tác dụng, vừa có thể gây hại. Vì thế, người bệnh cần tuyệt đối dùng theo chỉ định của bác sĩ.
- Nhóm thuốc giãn cơ
Một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị thoát vị đĩa đệm đó là nhóm giãn cơ. Mục đích của nhóm này là giảm giảm sự co cứng của các cơ cạnh cốt sống từ đó có thể giúp cho việc vận động tốt hơn.
Điển hình của nhóm giãn cơ là các loại mydocalm, myonal. Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả cao nhất.
- Nhóm tiêm ngoài màng cứng corticosteroids
Với trường hợp bệnh nặng, các bác sĩ sẽ cân nhắc việc dùng thuốc theo đường tiêm. Thuốc được dùng phổ biến đó là corticosteroids tiêm ngoài màng cứng.
Công dụng của nhóm thuốc này đó là giảm nhanh triệu chứng đau nhức, cứng cơ do thoát vị đĩa đệm gây ra. Liệu trình dùng thuốc này là 3 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 3 – 7 ngày tùy vào mức độ bệnh.
Điều trị ngoại khoa
Với những trường hợp bệnh thoát vị đĩa đệm ở mức độ quá nặng, áp dụng những biện pháp trên không mang lại hiệu quả bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị ngoại khoa. Theo đó, phương pháp này chủ yếu dùng cho những người gặp biến chứng, khi người bệnh gặp hội chứng đuôi ngựa.
Để loại bỏ các triệu chứng bí tiểu, mất cảm giác xung quanh hậu môn do hội chứng đuôi ngựa gây ra, phẫu thuật là biện pháp tốt nhất. Nếu không, biến chứng bại liệt chân, tay có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Phẫu thuật có thể giúp điều trị thoát vị đĩa đệm đến 90%. Hiện nay, có nhiều kỹ thuật xâm lấn khác nhau, trong đó chủ yếu là ba phương pháp sau:
- Phẫu thuật mổ hở chữa thoát vị đĩa đệm
Mục đích của phương pháp này là lấy bỏ nhân nhầy chèn ép dây thần kinh. Ưu điểm của biện pháp này là thực hiện đơn giản, ít chi phí. Tuy nhiên, đây là biện pháp truyền thống, tồn tại nhiều rủi ro nên hiện nay ít được người bệnh áp dụng.
- Phẫu thuật mổ qua ống banh (quadrant)
Biện pháp này cũng là can thiệp nhằm bỏ nhân nhầy bên trong nhưng ít xâm lấn hơn. Theo đó, các bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi để hỗ trợ việc phẫu thuật được tốt nhất. Biện pháp này tiến hành nhanh hơn, chính xác hơn nhưng tốn kém hơn so với mổ mở.
- Phương pháp phẫu thuật nội soi cột sống
Dựa vào ống nội soi đưa vào cơ thể, các bác sĩ sẽ loại bỏ phần nhân nhầy. Biện pháp này tiến hành nhanh, không gây đau đớn, thời gian nằm viện ngắn. Tuy nhiên, nó đòi hỏi người thực hiện có chuyên môn cao. Chi phí cho một cuộc phẫu thuật cũng rất lớn.
Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không”. Có thể nói, đây không phải là bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức khỏe và cuộc sống. Cho nên, cần sớm có biện pháp điều trị để không gây biến chứng.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!