Notice: Function WP_Scripts::localize được gọi không chính xác. Tham số $l10n phải là mảng. Để gửi dữ liệu không có kiểu cố định, vui lòng sử dụng hàm wp_add_inline_script(). Vui lòng xem Hướng dẫn Debug trong WordPress để biết thêm thông tin. (Thông điệp này đã được thêm vào trong phiên bản 5.7.0.) in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/functions.php on line 6078
[Chuyên Gia Giải Đáp] Chữa Thoát Vị Địa Đệm Khi Nào Là Tốt Nhất?
Notice: Trying to get property 'permalink' of non-object in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-content/plugins/wordpress-seo/src/context/meta-tags-context.php on line 308
Hỏi đáp

[Chuyên Gia Giải Đáp] Chữa Thoát Vị Địa Đệm Khi Nào Là Tốt Nhất?

Tình trạng thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều đau nhức, khó chịu, từ đó gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sinh hoạt và việc vận động của người bệnh. Vậy chữa thoát vị đĩa đệm khi nào là tốt nhất, đảm bảo đạt được hiệu quả và không tốn kém chi phí, cùng theo dõi bài viết phía dưới đây của chúng tôi để có câu trả lời chính xác.

Chữa thoát vị đĩa đệm khi nào tốt nhất?

Theo thống kê, có khoảng 30% dân số Việt Nam mắc thoát vị đĩa đệm, bệnh phổ biến ở người người cao tuổi, trung niên, người lao động nặng nhọc,… Hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và phát triển qua giai đoạn:

Giai đoạn 1: Phình, lồi đĩa đệm 

Đây là giai đoạn khởi phát, bao xơ chưa rách, phần nhân nhầy chưa thoát ra ngoài nhưng có xu hướng biến dạng. Ở giai đoạn này người bệnh khó phát hiện, cơn đau chưa xuất hiện rõ ràng và dễ nhầm lẫn với cơn đau thông thường.

Giai đoạn 2: Sa đĩa đệm

Ở giai đoạn sa đĩa đệm, phần nhân ngày vẫn nằm trong bão xơ, nhưng chèn ép dây thần kinh, người bệnh gặp cơn đau dữ dội và thường xuyên hơn.

Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm thực thụ

Phần nhân nhầy thoát ra khỏi vị đĩa đệm, chèn ép vào dây thần kinh và phần mô bên ngoài. Khiến người bệnh đau dữ dội, ảnh hưởng đến khả năng vận động, rối loạn cảm giác.

Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn này phần nhân nhầy thoát ra càng nhiều và xu hướng tách khỏi đĩa đệm. Dẫn đến cơn đau dữ dội, người bệnh mất kiểm soát đi đại tiện, tiểu tiện. Xuất hiện tình trạng teo chân, kích thước bắp chân giảm so với trước đó.

Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm
Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm

Theo chuyên gia khuyến cáo, chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất ở giai đoạn đầu – phình đĩa đệm. Giai đoạn này, bệnh khởi phát, phần nhân nhầy chưa thoát ra bên ngoài, cơn đau của bệnh chưa nghiêm trọng. Nhưng, đa phần người bệnh không nhận biết dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn đầu và nhầm lẫn với cơn đau thông thường.

Khi điều trị trong giai đoạn đầu, giúp kiểm soát bệnh diễn biến nặng hơn, cải thiện cơn đau, ngăn ngừa bệnh tái phát. Bên cạnh đó người bệnh có nhiều sự lựa chọn phương pháp điều trị.

Chữa thoát vị đĩa đệm khi nào tốt nhất? - Nên điều trị ở những giai đoạn đầu
Chữa thoát vị đĩa đệm khi nào tốt nhất? – Nên điều trị ở những giai đoạn đầu

Người bệnh chủ quan, bệnh kéo dài dẫn đến tiềm ẩn một số nguy cơ biến chứng như teo chân, rối loạn cảm giác, rối loạn cơ thắt, hội chứng đuôi ngựa, thậm chí người bệnh bị bại liệt toàn thân. Bệnh diễn biến nghiêm trọng, phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật, phương pháp này chi phí tốn kém và nguy cơ rủi ro cao.

Các cách chữa thoát vị đĩa đệm hiện nay

Ngoài điều trị càng sớm càng mang đến hiệu quả, người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Phụ thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng mỗi người sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.

Bài tập vật lý trị liệu

Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu là dùng tác nhân vật lý để điều trị cơn đau và các triệu chứng của bệnh. Đây là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí, ổn định cột sống và giúp giảm đau hiệu quả. Thường được sử dụng trường hợp người bệnh phẫu thuật cột sống.

Bạn sử dụng các bài tập như:

Massage

Phương pháp này dùng lực ở tay, xoa bóp trực tiếp lên khu vực bị tổn thương do thoát vị đĩa đệm. Từ đó giúp khí huyết được lưu thông, giảm cơn đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Phương pháp này được sử dụng với bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật và tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát.

Dùng lực kéo giãn cột sống

Biện pháp này dùng lực kéo giãn cột sống, giúp phần nhân nhầy di chuyển về vị trí ban đầu, từ đó giảm áp lực cho đĩa đệm giảm nhanh cơn đau và triệu chứng của bệnh. Phụ thuộc vào tình trạng của bệnh, người bệnh sử dụng các phương pháp như kéo dãn tính liên tục, kéo bằng tay hoặc trọng lực.

Dùng lực kéo giãn cột sống
Dùng lực kéo giãn cột sống

Dùng thủy trị liệu

Biện pháp này dưới tác động của nước giúp tăng cường máu và khí huyết lưu thông. Đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến xương khớp. Người bệnh có thể sử dụng thủy liệu bằng nước lạnh, thủy liệu bằng nước nóng hoặc sử dụng thủy liệu bằng nước lạnh và nước nóng xen kẽ.

Thực hiện phương pháp này cần có sự giám sát của bác sĩ chuyên môn. Trong quá trình thực hiện gặp triệu chứng bất thường cần thông báo và lựa chọn bài tập phù hợp.

Thuốc Tây điều trị thoát vị đĩa đệm

Sử dụng thuốc Tây cải thiện cơn đau và triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên thuốc gây tác dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng lâu dài và không đúng cách. Thuốc Tây được sử dụng điều trị thoát vị đĩa đệm như:

  • Thuốc giảm đau: Thuốc tác dụng giảm nhanh cơn đau ở vùng thoát vị đĩa đệm. Người bệnh tham khảo thuốc giảm đau như Paracetamol, Ibuprofen,… Tuy nhiên thuốc gây tác dụng phụ, người bệnh tiền sử về gan thận cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thuốc giảm đau ngoài màng cứng: Trường hợp người bệnh xuất hiện cơn đau dữ dội, không thuyên giảm khi sử dụng thuốc trên. Bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tiêm màng cứng. Tuy nhiên chỉ sử dụng khi có chỉ định bác sĩ và cần được thực hiện bởi người có chuyên môn cao.
  • Thuốc giãn cơ: Giúp cơ bị chèn ép được giải phóng, vận động linh hoạt nhẹ nhàng hơn. Bạn tham khảo thuốc giãn cơ Amitriptyline; pregabalin,…
  • Thuốc chống viêm: Thuốc ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng, chống viêm nhiễm ở khu vực bị thoát vị đĩa đệm. Phụ thuộc vào tình trạng bệnh, bạn được chỉ định sử dụng thuốc uống hoặc sử dụng dưới dạng tiêm.
Sử dụng thuốc Tây điều trị
Sử dụng thuốc Tây điều trị

Ngoài ra người bệnh cần bổ sung vitamin hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh như B1, B6. B12,… Giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, hệ xương luôn chắc khỏe, cột sống linh hoạt và dẻo dai hơn.

Trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả, người bệnh có tình trạng thoát vị di trú, dây thần kinh chèn ép nghiêm trọng, xuất hiện hội chứng đuôi ngựa cần được phẫu thuật tránh tình trạng bệnh biến chứng nghiêm trọng. Phụ thuộc vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp như:

  • Mổ thường: Phương pháp này giải phóng dây thần kinh bị chèn ép đây cơn đau ở người bệnh
  • Mổ nội soi: Tiến hành phẫu thuật loại bỏ phần nhân nhầy thoát ra, chèn ép dây thần kinh và mô mềm.

Tuy nhiên phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm chứa khá nhiều rủi ro, hiệu quả điều trị không cao. Ở một số trường hợp người bệnh gặp biến chứng như nhiễm trùng, bệnh dễ tái phát, thoái hóa cột sống, bại liệt thậm chí là người bệnh tử vong. Người bệnh có tiền sử bệnh lý huyết áp, tim mạch, … cần cân nhắc và được sự tư vấn của bác sĩ trước khi phẫu thuật.

Bài thuốc Đông y

Trong Đông y, thoát vị đĩa đệm thuộc chứng yêu cước thống, nguyên nhân bệnh do phong hàn xâm nhập can thận suy yếu. Bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược giúp thanh nhiệt giải độc, khí huyết lưu thông giảm cơn đau, hệ xương chắc khỏe, phòng ngừa bệnh tái phát.

  • Bài thuốc số 1: Kết hợp thảo dược Phụ tử, Quế chi, Xuyên ô, Cát căn, Độc hoạt, Can khương, Cam thảo, Tế tân, Mai hoàng. Người bệnh sử dụng theo liều lượng được kê đơn sau đó sắc lên và sử dụng trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Sử dụng thảo dược Ý Dĩ, Tần giao, Hoàng bá, Xương truật, Ngưu tất theo liều lượng được chỉ định giúp điều trị thoát vị đĩa đệm kèm theo triệu chứng rối loạn tiêu hóa, rối loạn bài tiết.
  • Bài thuốc số 3: Gồm thảo dược Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung kết hợp thảo dược khác, người bệnh đem sắc và sử dụng trong ngày.
Bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm

Phương pháp này được đánh giá lành tính, an toàn, tuy nhiên người bệnh cần kiên trì thực hiện không được tự ý ngưng sử dụng thuốc. Mỗi bài thuốc đều có công dụng riêng, để mang đến hiệu quả, người bệnh cần đi thăm khám tại cơ sở Đông y uy tín và điều trị theo sự tham vấn bác sĩ. Hơn nữa, bạn nên kết hợp biện pháp châm cứu, bấm huyệt cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Biện pháp chăm sóc tại nhà được bác sĩ khuyến cáo điều trị tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát. Ngoài ra người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, kết hợp với phương pháp điều trị khác, mang đến công dụng gấp đôi.

Bài tập cải thiện hỗ trợ điều trị

Bài tập hỗ trợ điều trị không chỉ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, còn giúp cột sống dẻo dai, vận động linh hoạt. Bạn tham khảo bài bài tập được sử dụng phổ biến như:

  • Bài tập nâng treo xà đơn: Bài tập này giúp tạo khoảng cách giữa các đốt sống từ đó giảm áp lực của đốt sống lên đĩa đệm, cơn đau được cải thiện. Người bệnh tư thế đứng thẳng, hai tay nắm lấy xà đơn sao cho tư thế lòng bàn tay hướng vào trong. Sau đó dùng lực từ từ nâng cơ thể lên và thả lòng cơ thể về vị trí ban đầu.
  • Bài tập yoga: Bài tập yoga giúp kéo dãn cột sống từ đó cải thiện cơn đau cho người bệnh. Người bệnh tham khảo bài tập rắn hổ mang, tư thế con mèo, hay tư thế chó – chim,…Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thể trạng của người bệnh lựa chọn bài tập phù hợp.
  • Bài tập cho người thoát vị đĩa đệm đốt sống  L4 – L5: Người bệnh thực hiện bài tập nằm sấp hoặc gập bụng giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

Sử dụng ngải cứu điều trị bệnh

Trong Đông y, ngải cứu tính nóng, tán hàn và giúp khí huyết lưu thông. Ngoài ra trong y học hiện đại, tinh dầu trong lá ngải cứu như flavonoid, cholin,… tác dụng tích cực đến quá trình điều trị. Người bệnh sử dụng bài thuốc đắp ngải cứu kết hợp với muối ở khu vực bị thoát vị đĩa đệm hoặc bài thuốc uống, điều trị từ bên trong cơ thể.

Sử dụng ngải cứu điều trị
Sử dụng ngải cứu điều trị

Lá lốt

Đây là thảo dược được sử dụng trong đông y điều trị khó tiêu, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,… Bởi thảo dược này có tính ấm, lưu thông khí huyết, giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra hoạt chất piperine và piperonyl trong lá lốt chống viêm được sử dụng điều trị về xương khớp. Tương tự bạn sử dụng lá lốt sao nóng với muối biển, đắp lên khu vực bị thoát vị đĩa đệm hoặc sử dụng bài thuốc uống.

Cây xương rồng

Xương rồng như vị thuốc được sử dụng điều trị bệnh về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,… Trong xương rồng chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa giúp hệ xương khỏe mạnh và giảm tổn thương lên hệ cơ quan này. Ngoài ra xương rồng tính hàn, tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm cơn đau nhức do bệnh hiệu quả.

Chế độ ăn uống khoa học

Người bệnh cần chế độ dinh dưỡng khoa học bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa đậu nành, sữa công thức, các loại thịt, thực phẩm chứa purin, fructose. Tuy nhiên cần hạn chế rượu bia, chất kích thích, đồ ăn cay nóng khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng phương pháp điều trị bằng sóng cao tần. Với ưu điểm tập trung điều trị khu vực bị tổn thương thoát vị đĩa đệm, thời gian điều trị nhanh. Tuy nhiên phương pháp này chưa phổ biến tại Việt Nam.

Chế độ ăn khoa học giúp cải thiện bệnh
Chế độ ăn khoa học giúp cải thiện bệnh

Những lưu ý chữa thoát vị đĩa đệm người bệnh không nên bỏ qua

Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp mãn tính, người bệnh cần điều trị càng sớm hiệu quả càng cao. Quá trình điều trị nhanh chóng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Người bệnh cần nhận biết dấu hiệu bệnh, đi thăm khám và điều trị sớm. Phụ thuộc vào tình trạng bệnh, bệnh nhân có phương pháp điều trị khác nhau, cần sự tham vấn y khoa trước khi sử dụng
  • Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng stress
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, sắt, vitamin,… và hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, hút thuốc lá giảm sức đề kháng và bệnh diễn biến nghiêm trọng.
  • Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
  • Hạn chế lao động nặng nhọc, mang vác nặng ảnh hưởng đến quá trình điều trị và khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn
  • Nên kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng tăng cân, béo phì chèn ép dây thần kinh và phần mô mềm xuất hiện cơn đau và tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng.
  • Trong quá trình điều trị cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng sử dụng thuốc hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau
  • Không ngồi một tư thế quá lâu, cần vận động nhẹ nhàng giúp cột sống linh hoạt.

Bài viết giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Chữa thoát vị đĩa đệm khi nào tốt nhất?”. Người bệnh cần nhật biết dấu hiệu điều trị bệnh càng sớm, tránh tình trạng kéo dài tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như teo chân, rối loạn cảm giác, bại liệt.

Có thể bạn quan tâm 

Câu hỏi thường gặp
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp nguy hiểm, gây đau nhức và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, hẹp ống sống, tê yếu,… Bên cạnh đó, một vấn đề liên quan cũng được rất nhiều người quan tâm đến là thoát vị đĩa đệm có ảnh […]
Việc tập luyện thể dục thể thao là vô cùng cần thiết để cơ thể và tinh thần chúng ta luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên với người bệnh thoát vị địa đệm, một số động tác có thể làm triệu chứng của căn bệnh này ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy bị thoát vị đĩa […]
Tình trạng thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều đau nhức, khó chịu, từ đó gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sinh hoạt và việc vận động của người bệnh. Vậy chữa thoát vị đĩa đệm khi nào là tốt nhất, đảm bảo đạt được hiệu quả và không tốn kém chi […]
Khi gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm, rất nhiều người nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, thăm khám và tìm phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay có nhiều đơn vị y tế chuyên về xương khớp, tuy nhiên không phải cái tên nào cũng […]
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp thường gặp ở những người bước qua tuổi 30. Bệnh gây ra những cơn đau đớn khó chịu ở vùng lưng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Chưa kể bệnh nếu không được điều trị dứt điểm sẽ rất […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *