Hỏi đáp

[Cùng Tìm Hiểu] Bệnh Nhân Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đi Bộ Không?

Việc tập luyện thể dục thể thao là vô cùng cần thiết để cơ thể và tinh thần chúng ta luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên với người bệnh thoát vị địa đệm, một số động tác có thể làm triệu chứng của căn bệnh này ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không, cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp chính xác.

Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Thoát vị đĩa đệm là là bệnh xương khớp mãn tính, nguyên nhân gây bệnh là phần nhân nhầy thoát ra khỏi đĩa đệm chèn ép dây thần kinh và mô mềm xung quanh. Dẫn đến cơn đau nhức, chức năng vận động bị ảnh hưởng ở một số bộ phận.

Bị thoái vị đĩa đệm có nên đi bộ không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người bệnh hiện nay
Bị thoái vị đĩa đệm có nên đi bộ không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người bệnh hiện nay

Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm phổ biến ở độ tuổi từ 20-55. Hiện nay, do thói quen xấu trong sinh hoạt, tính chất công việc đặc thù, hay ảnh hưởng từ chấn thương mà tỷ lệ ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hóa

Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh thường xu hướng vận động ít và nghỉ ngơi nhiều để giảm cơn đau. Tình trạng này dẫn đến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, béo phì, và tăng nguy cơ bệnh lý về tim mạch.

Theo bác chuyên gia kháng cáo, bên cạnh điều trị càng sớm, người bệnh nên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng cải thiện tình trạng bệnh, tăng cường hệ miễn dịch, hệ xương chắc khỏe. Một trong những bài tập được nhiều người bệnh lựa chọn đó chính là đi bộ, với nhiều lợi ích tuyệt vời:

  • Đi bộ giúp xương khớp vận động nhiều, máu lưu thông đến toàn bộ cơ thể và khu vực bị thoát vị đĩa đệm. Ngăn ngừa tình trạng cơ cứng và giúp cột sống linh hoạt hơn.
  • Giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Tránh tình trạng thừa cân béo phì, hạn chế áp lực tác động lên cột sống
  • Giúp hệ xương luôn chắc khỏe, giảm nguy cơ thoái hóa và loãng xương
  • Tăng cường dưỡng chất cho cột sống, ngăn ngừa viêm nhiễm
  • Người bệnh thoải mái tinh thần, giảm căng thẳng stress

Có thể thấy đi bộ không chỉ tốt cho cột sống còn tốt cho sức khỏe phòng ngừa nhiều bệnh tật. Tuy nhiên người bệnh cần đi bộ vừa phải, nhẹ nhàng, không đi bộ với cường độ mạnh, tránh gây áp lực lên cột sống, bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn.

Hướng dẫn đi bộ đúng cách mang đến hiệu quả

Đi bộ không chỉ hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, còn tăng cường sức khỏe, phòng ngừa nhiều bệnh khác. Để mang đến hiệu quả, người bệnh cần luyện tập chế độ nhẹ nhàng vừa phải, đi đúng cách theo hướng dẫn dưới đây:

  • Trong quá trình đi bộ cơ thể thả lỏng, lưng thẳng và nhìn về phía trước.
  • Hạn chế động tác ảnh hưởng xấu như khom lưng, ưỡn ngực quá lớn về phía trước và phía sau
  • Khi đi bộ, gót chân tiếp xúc với mặt đất trước đến bàn chân và mũi chân. Hai tay thả lỏng, vung tay ở mức độ nhẹ nhàng
  • Người bệnh chỉ nên đi bộ khoảng 15-30 phút, không nên luyện tập quá nhiều với cường độ quá cao. Điều này hạn chế ma sát, gây áp lực lên đĩa đệm và mang đến tác dụng ngược
  • Đi bộ nhẹ nhàng, không nên đi với cường độ mạnh ngay từ đầu. Ban đầu bạn có thể đi quãng đường ngắn, khoảng 5-10 phút giúp tăng sức chịu đựng của cột sống.
  • Tránh tình trạng căng cơ, đau mỏi thắt lưng, hai bên đùi và bắp chân
  • Mặc quần áo thoải mái, không nên mặc trang phục quá bó sát khi đi bộ
  • Không đi giày quá rộng hoặc quá chật và mang đồ nhiều trong quá trình di chuyển
Người bệnh cần đi bộ đúng cách giúp hỗ tợ điều trị thoát vị đĩa đệm
Người bệnh cần đi bộ đúng cách giúp hỗ tợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Người bị thoát vị đĩa đệm nên lưu ý gì khi bị bộ

Để đảm bảo an toàn và phòng tránh rủi ro người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Đi bộ đúng cách với cường độ vừa phải và tăng dần theo lộ trình
  • Trong quá trình đi bộ tuyệt đối không ăn uống ảnh hưởng đến dạ dày bệnh nghiêm trọng hơn. Bạn có thể uống nước để bổ sung nước cho cơ thể.
  • Không ăn quá no hoặc để bụng đói trước khi đi bộ
  • Không nên nghe nhạc, sử dụng điện thoại di động
  • Hít thở đều đặn, giúp khí huyết lưu thông đem oxy nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể, hệ xương chắc khỏe
  • Đi bộ thường xuyên khoảng 15-30 phút, không nên luyện tập với cường độ cao
  • Nên đi bộ ở nơi bằng phẳng, không quá gồ ghề
  • Người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học, nên bổ sung thực phẩm giàu canxi, khoáng chất và vitamin cần thiết trong thực đơn hằng ngày. Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Hạn chế mang vác nặng hay lao động quá sức
  • Nhận biết triệu chứng của bệnh đi thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc tây, mẹo dân gian được lưu truyền khi chưa có sự tham vấn y khoa
  • Ngoài đi bộ, người bệnh có thể áp dụng bài tập tốt cho cột sống như Yoga, bơi lội, tập xà đơn,…
Giữ tâm thế thoải mái nhất khi đi bộ
Giữ tâm thế thoải mái nhất khi đi bộ

Bài viết cung cấp thông tin giải đáp thắc mắc “Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?” Người bệnh nên đi bộ thường xuyên giúp cột sống linh hoạt, xương chắc khỏe và kiểm soát cân nặng tốt. Tuy nhiên bạn cần đi bộ đúng cách, vận động nhẹ nhàng kết hợp thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Câu hỏi thường gặp
Khi gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm, rất nhiều người nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, thăm khám và tìm phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay có nhiều đơn vị y tế chuyên về xương khớp, tuy nhiên không phải cái tên nào cũng […]
Thời gian đầu sau quá trình can thiệp ngoại khoa để chữa bệnh thoát vị, bệnh nhân có thể gặp những ảnh hưởng tiêu cực về vấn đề sức khỏe, cần hạn chế kiêng một số hoạt động hàng ngày. Cũng bởi vậy rất nhiều người băn khoăn liệu khi mổ thoát vị đĩa đệm […]
Rách vòng xơ đĩa đệm là vấn đề rất nhiều bệnh nhân gặp phải hiện nay. Nó gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu và khiến chúng ta lo lắng. Vậy bị rách vòng xơ đĩa đệm nguy hiểm không, biến chứng nào có nguy cơ cao xảy ra? Những nội dung […]
Tình trạng thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều đau nhức, khó chịu, từ đó gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sinh hoạt và việc vận động của người bệnh. Vậy chữa thoát vị đĩa đệm khi nào là tốt nhất, đảm bảo đạt được hiệu quả và không tốn kém chi […]
Việc tập luyện thể dục thể thao là vô cùng cần thiết để cơ thể và tinh thần chúng ta luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên với người bệnh thoát vị địa đệm, một số động tác có thể làm triệu chứng của căn bệnh này ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy bị thoát vị đĩa […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *