Cách chữa

Top 6 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Ngải Cứu Hiệu Quả

Ngải cứu vốn là loại cây quen thuộc được dùng trong nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt đây chính là nguyên liệu có trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp. Đã có không ít người cải thiện được các triệu chứng của bệnh thoát vị nhờ ngải cứu. Trong bài viết này bạn đọc hãy cùng tìm hiểu 6 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu đơn giản, hiệu quả nhất, giúp bạn nhanh chóng khôi phục tình trạng sức khỏe.

Lợi ích của cây ngải cứu trong chữa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây ra cho người bệnh không ít đau đớn, phiền toái và khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống. Bên cạnh những phương pháp điều trị khoa học của y khoa hiện đại và y học cổ truyền, các cách chữa bằng dân gian cũng đem lại hiệu quả tốt không kém.

Sở dĩ, cây ngải cứu được áp dụng để chữa thoát vị đĩa đệm vì trong thành phần dược tính của chúng có những chất rất tốt cho việc hỗ trợ phục hồi xương khớp, giảm đau do thoát vị chèn ép.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

Một số thành phần dưỡng chất giúp ngải cứu chữa bệnh rất tốt:

  • Trong ngải cứu có chứa Flavonoid, Tetradecatrili, Cineol, Tricosanol,… giúp tiêu viêm, kháng khuẩn rất tốt.
  • Các dẫn xuất este tự nhiên trong ngải cứu có tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương, giúp giảm các cơn đau thần kinh do đĩa đệm chèn ép.
  • Ngải cứu có tính ấm nên giúp hoạt huyết, tán hàn, trừ phong thấp, loại bỏ khí hư, điều hòa chính khí một cách ổn định.
  • Trong ngải cứu cũng có nhiều chất dinh dưỡng, nếu ăn thường xuyên có thể giúp bổ sung dưỡng chất, giúp cho quá trình làm lành tổn thương được phục hồi nhanh chóng.

Vì thế, loại cây này rất an toàn, lành tính nên người bệnh có thể an tâm sử dụng

TOP 6 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu hiệu quả

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu có rất nhiều cách áp dụng.

Dùng ngải cứu + muối hạt chữa thoát vị đĩa đệm

Thành phần dược tính có trong ngải cứu sẽ thẩm thấu trực tiếp qua da, đi vào cơ thể để phát huy công dụng chữa bệnh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 bó ngải cứu và 1 nắm muối hạt
  • Ngâm ngải cứu đã lựa sạch vào nước muối loãng từ 3-5 phút sau đó vớt ra để ráo.
  • Đem sao nóng trên chảo cùng với 1 nắm muối cho đến khi lá ngải cứu héo đi.
  • Khi sao xong thì bọc hỗn hợp vào một chiếc khăn sạch, chờ cho ấm rồi áp lên vùng thoát vị.
  • Giữ như vậy trong khoảng 5-10 phút. Thời gian thích hợp nhất để thực hiện là vào buổi tối, trước khi đi ngủ.
Ngải cứu và muối trắng kết hợp chườm nóng giúp giảm đau do thoát vị rất tốt
Ngải cứu và muối trắng kết hợp chườm nóng giúp giảm đau do thoát vị rất tốt

Thực hiện cách chườm nóng bằng ngải cứu này đều đặn hằng ngày, sau 15 ngày bạn có thể thấy các cơn đau chuyển biến rõ rệt.

Ngải cứu + rượu trắng rang nóng đắp giảm đau

Chuẩn bị: 1 bó ngải cứu, 1 ít rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu lựa bỏ phần héo úa, rửa sạch, vớt ra để ráo
  • Đập dập rau và cho vào xay nhuyễn, đổ ra bát, cho rượu trắng vào rồi trộn đều.
  • Cho hỗn hợp ngải cứu + rượu trắng vào chảo, sao nóng khoảng 3 – 5 phút.
  • Cho hỗn hợp vào miếng vải hoặc khăn khô sạch, đợi giảm bớt nhiệt độ xuống còn ấm già thì dùng đắp trực tiếp và massage quanh vị trí bị đau tầm 20 phút.

Lưu ý: Không nên đắp khi còn nóng vì dễ gây bỏng. Kiên trì thực hiện liên tục để có kết quả tốt nhất.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu kết hợp mật ong

Mật ong chứa nhiều chất dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe cơ thể. Đồng thời tính kháng viêm, sát khuẩn trong mật ong khá cao nên cách kết hợp này khi tác động bằng đường uống sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn từ bên trong.

Nguyên liệu: 1 bó ngải cứu nhặt sạch, 2 thìa mật ong, 1 ít muối ăn

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu đã nhặt sạch đem ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi rửa lại lần nữa và vớt ra để ráo nước
  • Cho ngải cứu vào giã nhuyễn. Sau đó pha 1 cốc nước với chút muối thành dung dịch loãng rồi đổ vào, trộn đều và vắt lấy nước cốt.
  • Cho 2 thìa mật ong vào nước cốt vừa vắt được, khuấy đều, chia thành 2 phần uống trong ngày. Nếu hỗn hợp này đặc quá có thể pha thêm chút nước lọc để dễ uống hơn.
Ngải cứu kết hợp mật ong cũng là một cách chữa thoát vị hiệu quả nhưng hơi khó uống
Ngải cứu kết hợp mật ong cũng là một cách chữa thoát vị hiệu quả nhưng hơi khó uống

Ngải cứu dùng theo cách này sẽ hơi đắng nên kén người sử dụng. Người bệnh có thể dùng 2 lần/ tuần bằng cách uống, còn lại dùng đắp theo những cách trên sẽ dễ hơn.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu kết hợp giấm gạo

Cách kết hợp này giúp tăng độ kết dính cho hỗn hợp ngải cứu, đảm bảo giữ nhiệt độ lâu hơn trong quá trình sử dụng để các hợp chất trong cây thấm sâu tác dụng, tăng cường hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Chuẩn bị: 3 thìa giấm gạo, 1 bó ngải cứu đã nhặt sạch

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu đem giã nhuyễn.
  • Sao ngải cứu trên chảo lửa to, được khoảng 3 phút thì cho giấm gạo vào sao cùng, vặn nhỏ lửa, sao đều tay tầm 15 phút. Có thể cho thêm ½ bát cám gạo vào sao cùng đến khi hỗn hợp đủ độ kết dính.
  • Đợi cho hỗn hợp nguội bớt rồi cho vào miếng vải hoặc khăn sạch gói lại. Đem chúng đắp trực tiếp lên vùng thoát vị đĩa đệm.

Dùng cách này liên tục 1-2 lần/ngày. Sau 1 tuần sẽ thấy dễ chịu hơn, các cơn đau sẽ giảm đi đáng kể

Lưu ý: Các cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu trên đây được áp dụng hình thức sao nóng. Vì hình thức này sẽ lợi dụng sức ấm nóng của nhiệt độ để kích thích lưu thông khí huyết, từ đó giảm chèn ép, giảm đau tại ngay vị trí vị bị thoát vị.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng rượu ngải cứu + vỏ chanh + vỏ bưởi

Rượu có tính nóng nên sẽ giúp kích thích lưu thông khí huyết rất tốt. Vỏ chanh, vỏ bưởi đều có những tinh chất giúp kháng viêm. Người bệnh có thể kết hợp các nguyên liệu này với nhau để chữa thoát vị đĩa đệm.

Chuẩn bị: Ngải cứu khô (200g), vỏ bưởi khô (2 trái), cỏ chanh khô (1kg),  rượu trắng (2 lít)

Cách thực hiện:

  • Vỏ chanh, vỏ bưởi đem thái lát mỏng cùng với ngải cứu đem sao vàng trên bếp to lửa
  • Đợi tất cả hỗn hợp nguội thì đổ vào 1 bình thủy tinh, cho ngập rượu, đậy kín nắp, để nơi khô ráo trong khoảng 1 tháng.
  • Sau 1 tháng có thể dùng uống hàng ngày.

Bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm chỉ nên uống rượu ngâm sau khi ăn tối xong, mỗi lần uống 1 ly nhỏ chỉ khoảng 200ml. Không nên lạm dụng nhiều vì dễ gây nóng trong và ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày.

Ngải cứu kết hợp vỏ chanh, vỏ bưởi đem ngâm rượu cũng là một vị thuốc giảm đau xương khớp rất tốt
Ngải cứu kết hợp vỏ chanh, vỏ bưởi đem ngâm rượu cũng là một vị thuốc giảm đau xương khớp rất tốt

Lưu ý: Cách dùng ngải cứu với các hình thức uống trên đây cần được cân nhắc kỹ hơn vì nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng phủ tạng bên trong và hệ tiêu hóa. Nếu sau 1 – 2 lần sử dụng xảy ra phản ứng không tốt, bệnh nhân nên dừng lại ngay.

Chế biến ngải cứu thành món ăn – Bổ sung dinh dưỡng, chữa thoát vị tốt hơn

Nếu việc uống trực tiếp nước ngải cứu hơi đắng và khó uống thì người bệnh có thể chế biến chúng thành món ăn, bổ sung trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Cách này vừa dễ thực hiện lại có thể tận dụng tốt giá trị dinh dưỡng của vị thuốc cùng nhiều loại thực phẩm khác để bổ sung dưỡng chất nuôi xương chắc khỏe hơn.

Một số món ăn thường dùng:

  • Ngải cứu và sườn heo hầm canh: Canxi, đạm trong xương sườn sẽ giúp xương chắc khỏe hơn, kết hợp ngải cứu giúp tán hàn, trừ thấp. Từ đó canh ngải cứu sườn heo sẽ giúp giảm đau và hỗ trợ điều trị thoát vị tốt hơn.
  • Ngải cứu + trứng hấp cách thủy: Cách này rất tốt cho hệ tiêu hóa và khung xương vận động vì trứng cung cấp protein vừa đủ để tăng cường sức khỏe cơ thể, phục hồi chức năng vận động từ bên trong.
Trứng gà là một nguyên liệu kết hợp với ngải cứu làm thành món ăn chữa bệnh hiệu quả
Trứng gà là một nguyên liệu kết hợp với ngải cứu làm thành món ăn chữa thoát vị hiệu quả

Ngoài ra, người bệnh bị xương khớp nói chung và thoát vị nói riêng có thể đun nước ngải cứu kết hợp tía tô, lá lốt thành nước ấm để ngâm chân hằng ngày.

Cách này sẽ giúp thải độc tố qua gan bàn chân, kích thích lưu thông khí huyết, giúp người bệnh dễ chịu, giảm đau và dễ ngủ hơn.

Lưu ý khi áp dụng cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

Để cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu có hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn, người bệnh cần nhớ và lưu ý những vấn đề sau:

  • Khi đắp ngải cứu nóng nên dùng qua tấm vải hoặc khăn sạch để đảm bảo không gây bỏng cho da.
  • Khi chườm nóng nên kết hợp nằm nghỉ ngơi, giữ tâm lý thư giãn thoải mái để cơ thể dễ chịu hơn, thuốc thẩm thấu tốt hơn.
  • Các cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu kể trên chỉ có tác dụng giảm đau từ bên ngoài, hỗ trợ điều trị triệu chứng chứ không thể can thiệp xử lý căn nguyên bên trong. Người bệnh nên tìm và kết hợp cùng các liệu pháp điều trị khác mang tính tối ưu hơn.
  • Một số người có cơ địa dễ bị dị ứng thì không nên tự ý thực hiện. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để được hướng dẫn và có giải pháp phù hợp hơn.
  • Nên sử dụng ngải cứu với liều lượng vừa đủ, không nên vì thấy ngải cứu lành tính mà lạm dụng nhiều vì rất dễ gây phản tác dụng, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Nếu dùng ngải cứu quá nhiều rất dễ bị ngộ độc, buồn nôn, rối loạn nhịp tim, co thắt ruột, tăng nguy cơ mắc bệnh về thận và gan,…
Dùng ngải cứu trị bệnh cần dùng đúng cách, đúng liều lượng để tránh gây hại cho gan thận
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu cần dùng đúng cách, đúng liều lượng để tránh gây hại cho gan thận
  • Không nên dùng ngải cứu cho những người gặp vấn đề về bệnh gan, bệnh thận, người bị dị ứng với ngải cứu hoặc phụ nữ có thai, đang cho con bú,… Vì ngải cứu có tính hàn và tính hoạt huyết mạnh nên dễ gây tổn thương, gây lạnh cho những đối tượng này.
  • Người bị thoát vị nên thường xuyên tập những bài tập vật lý trị liệu nhẹ để giữ chức năng vận động tốt, tránh xảy ra chèn ép nặng hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, đặc biệt là những thực phẩm tốt cho xương khớp. Đồng thời kết hợp sinh hoạt, vận động, tập luyện lành mạnh, khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình điều trị và chống lại bệnh từ bên trong.

Trên đây là những cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và lưu ý cho người bệnh có thể tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt và sớm chấm dứt các cơn đau do thoát vị gây nên.

Mẹo quanh ta:

Câu hỏi thường gặp
Chúng ta đều biết thoát vị đĩa đệm là chứng bệnh làm giảm sức khỏe tổng thể, ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên khi gặp trường hợp này, nhiều người lo lắng bệnh tác động tiêu cực đến chức năng tình dục của cánh mày râu. Vậy […]
Việc tập luyện thể dục thể thao là vô cùng cần thiết để cơ thể và tinh thần chúng ta luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên với người bệnh thoát vị địa đệm, một số động tác có thể làm triệu chứng của căn bệnh này ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy bị thoát vị đĩa […]
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp nguy hiểm, gây đau nhức và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, hẹp ống sống, tê yếu,… Bên cạnh đó, một vấn đề liên quan cũng được rất nhiều người quan tâm đến là thoát vị đĩa đệm có ảnh […]
Tình trạng thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều đau nhức, khó chịu, từ đó gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sinh hoạt và việc vận động của người bệnh. Vậy chữa thoát vị đĩa đệm khi nào là tốt nhất, đảm bảo đạt được hiệu quả và không tốn kém chi […]
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp thường gặp ở những người bước qua tuổi 30. Bệnh gây ra những cơn đau đớn khó chịu ở vùng lưng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Chưa kể bệnh nếu không được điều trị dứt điểm sẽ rất […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *