Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Sóng Cao Tần Nên Hay Không Nên?
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp hiện đại ít xâm lấn, bảo tồn đĩa đệm tốt. Biện pháp này sử dụng sóng radio để gây ra các áp lực lên đĩa đệm nhằm giúp kéo nhân nhầy trở lại vị trí vốn có của chúng. Bên cạnh đó, sóng cao tần còn có thể khiến nhân nhầy tiết dịch nhầy để gia tăng khả năng bình phục. Chi tiết mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây của vnmedipharm.net.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là như thế nào?
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp nội khoa sử dụng các sóng radio làm nhỏ hoặc loại bỏ mô bằng nhiệt. Tần số radio thường được sử dụng dao động với tần số 200 – 1200MHz, nguồn nhiệt từ 40 – 70 độ C.
Phương pháp này được áp dụng nhằm giảm các áp lực bên trong đĩa đệm, di chuyển nhân nhầy trở về vị trí ban đầu và giảm mức độ chèn ép lên hệ thống thần kinh.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần vượt trội và hiệu quả hơn phương pháp phẫu thuật ở chỗ khả năng xâm lấn nhỏ, ít gây đau, phục hồi nhanh và ít phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp điều trị bằng sóng cao tần đã được ứng dụng và sử dụng dụng rộng rãi từ năm 2005. Theo nhiều nghiên cứu, cách chữa bệnh này giúp cải thiện 80 – 90% bệnh thoát vị đĩa đệm, giảm đau và hầu như không có biến chứng.
Tuy chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là một phương pháp hiệu quả nhưng không phải tình trạng thoát vị nào cũng có thể điều trị được. Những trường hợp sau đây sẽ được chỉ định chữa bệnh bằng sóng cao tần:
- Thoát vị đĩa đệm gây ra tình trạng đau lưng, tê bì chân tay, cứng cổ, cơn đau lan sang vùng hai vai và tay.
- Thoát vị đĩa đệm ở cổ và thắt lưng đã điều trị nội khoa nhưng không đạt hiệu quả trong vòng 6 tháng.
- Thoát vị đĩa đệm ở cấp độ II và III khi chưa bị rách bao xơ.
- Thoát vị đĩa đệm không bị các bệnh về cột sống kèm theo.
Một số những trường hợp sẽ không được chữa trị bằng sóng cao tần:
- Thoát vị đĩa đệm bước sang giai đoạn IV khi bao xơ đã bị vỡ.
- Bệnh có lượng nhân nhầy trong đĩa đệm rất lớn.
- Trường hợp mắc bệnh thoát vị do chấn thương cột sống hoặc đi kèm các chấn thương khác.
- Người bệnh mắc nhiều bệnh lý cột sống cùng lúc như cong vẹo cột sống, dị dạng và ung thư cột sống
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành cân nhắc về mức độ bệnh, thể trạng, độ tuổi ở từng người bệnh để đưa ra một phác đồ cùng phương pháp điều trị thích hợp. Do đó, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để tìm hiểu về tình trạng bệnh của bản thân và điều trị đúng cách.
Quy trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Trước khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần, bác sĩ sẽ tiến hành khám một số triệu chứng lâm sàng, quan sát cột sống bằng cách chụp X quang, chụp CT hoặc chụp MRI.
Qua đó, bác sĩ sẽ thu thập được những dữ liệu để đánh giá bệnh thoát vị và mức độ chèn ép lên các dây thần kinh. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành các bước điều trị bệnh.
Các bước chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần được điều trị như sau:
- Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cho bệnh nhân để giảm đau nhức khó chịu
- Bác sĩ sử dụng một mũi kim lớn, chọc qua da vào trung tâm của nhân đệm
- Sử dụng đầu dò sóng radio cao tần lưỡng cực đốt, loại bỏ nhân đĩa đệm. Các nhân đĩa đệm sẽ bị đốt ở nhiệt độ từ 40 – 70 độ C.
- Mũi kim sẽ di chuyển nhiều vị trí ở nhân đệm. Sóng cao tần sẽ làm thay đổi diện tích trong đĩa đệm. Các nhân đĩa đệm sẽ được đẩy về vị trí ban đầu và giảm chèn ép lên hệ thần kinh.
Phương pháp chữa bệnh này sẽ kéo dài trong 20 phút. Sau khi kết thúc, bệnh nhân sẽ ở lại bệnh viện vài giờ để bác sĩ thăm khám tình trạng cột sống và xử lý ngay khi có những biến chứng nguy hiểm. Nếu không xảy ra dấu hiệu bất thường, bệnh nhân sẽ được về nhà.
Trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần có tốt không? Ưu, nhược điểm?
Chắc chắn, mỗi phương pháp chữa bệnh đều có những ưu điểm và hạn chế trong quá trình điều trị. Do đó, trước khi quyết định chữa bệnh bằng phương pháp nào, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ và cân nhắc giữa mặt lợi, hại để lựa chọn cách chữa bệnh phù hợp.
Ưu điểm:
- Thời gian tiến hành điều trị khá nhanh chỉ 20 phút và nhanh hơn so với những phương pháp phẫu thuật khác
- Phương pháp này ít đau đớn và khả năng xảy ra biến chứng là rất thấp
- Thời gian phục hồi sau khi kết thúc điều trị khá nhanh. Sau 24 giờ, bệnh nhân có thể sinh hoạt lại bình thường
- Tỷ lệ thành công khá cao, lên đến 80 – 90%
Nhược điểm:
- Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần chỉ thích hợp áp dụng cho trường hợp nhẹ, khi bao xơ chưa nứt rách và cột sống không mắc bất kỳ bệnh lý nào
- Hiệu quả điều trị bệnh cao hay thấp còn phụ thuộc vào thể trạng và cơ địa của mỗi bệnh nhân
- Chi phí điều trị khá cao, khoảng 30 triệu đồng cho một lần điều trị.
Thông qua ưu nhược điểm, bệnh nhân có thể thăm khám tình trạng và lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất.
Lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Tuy nhiên, để bệnh nhanh chóng hồi phục và không gây ra biến chứng, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề trước và sau khi điều trị bệnh.
Trước khi điều trị:
Phương pháp điều trị bằng sóng cao tần không thể thay thế phương pháp phẫu thuật. Điều trị bằng sóng cao tần chỉ thích hợp cho trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình và cột sống không mắc các bệnh lý khác.
Do đó, bệnh nhân nên đi thăm khám thật kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân có đủ điều kiện điều trị hay không, hay phải tiến hành phẫu thuật. Đối với người bệnh mắc bệnh béo phì, bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng trước khi điều trị.
Sau khi điều trị:
- Sau quá trình điều trị, bệnh nhân hạn chế vận động mạnh và đi lại trong 2 tuần đầu tiên. Thay vào đó, bệnh nhân nên nghỉ ngơi thư giãn và tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng để ổn định cấu trúc xương khớp.
- Bệnh nhân tuyệt đối không được sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.
- Không nên lái xe hoặc tham gia giao thông trong vòng 1 tháng. Vì các hiện tượng như xốc, ngã có thể gây tổn thương lên đĩa đệm.
- Đứng, ngồi, nằm với tư thế đúng giúp cột sống không bị cong vẹo, ngăn ngừa tổn thương đĩa đệm tái phát lại.
- Người bệnh nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D, magie, sắt nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi của đĩa đệm.
- Tuyệt đối không khuân vác vật nặng trong thời gian theo dõi bệnh
- Khi áp dụng phương pháp này, để an toàn, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc chống đông máu.
- Bệnh nhân phải tái khám đúng hẹn và điều trị bệnh theo đúng phác đồ của bác sĩ đã chỉ định
Như vậy, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp hiệu quả tuy nhiên không phải ai mắc bệnh cũng có thể điều trị được. Vì thế, bệnh nhân không nên chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ uy tín thăm khám khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Điều này giúp nâng cao khả năng chữa khỏi bệnh và hạn chế gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!