Notice: Function WP_Scripts::localize được gọi không chính xác. Tham số $l10n phải là mảng. Để gửi dữ liệu không có kiểu cố định, vui lòng sử dụng hàm wp_add_inline_script(). Vui lòng xem Hướng dẫn Debug trong WordPress để biết thêm thông tin. (Thông điệp này đã được thêm vào trong phiên bản 5.7.0.) in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/functions.php on line 6078
Nổi Mề Đay Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhất
Notice: Trying to get property 'permalink' of non-object in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-content/plugins/wordpress-seo/src/context/meta-tags-context.php on line 308
Bệnh học

Nổi Mề Đay Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhất

Bà bầu thường xuyên gặp phải tình trạng nổi mề đay gây ngứa ngáy, khó chịu và mệt mỏi. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này và nếu phát hiện sớm thì bạn có thể chữa trị dứt điểm, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Dưới đây là thông tin chi tiết về hiện tượng nổi mề đay khi mang thai để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn.

Nổi mề đay khi mang thai? Bệnh có nguy hiểm không?

Nổi mề đay khi mang thai là tình trạng bà bầu xuất hiện các triệu chứng mẩn ngứa, nổi các vết mề đay với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Nguyên nhân do người mẹ tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng, khiến cơ thể sản sinh ra kháng thể histamin gây ngứa ngáy, khó chịu. 

Nổi mề đay khi mang thai có thể xuất hiện 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ
Nổi mề đay khi mang thai có thể xuất hiện 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ

Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ có thai bị nổi mề đay chiếm 0,25 – 1% người mang thai, nhất là với những người mang thai lần đầu. Ở 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể bắt đầu có nhiều biến đổi về sinh lý nên mẹ thường mắc bệnh vào giai đoạn này.

Tuy nhiên, cũng rất nhiều phụ nữ ở cuối thai kỳ (tháng thứ 7, thứ 8) bị nổi mề đay.

Tình trạng nổi mề đay khi mang thai không nguy hiểm, có thể tự biến mất trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng có thể khiến bà bầu đối mặt với nhiều bệnh nghiêm trọng như: nhiễm trùng cấp, suy hô hấp, dọa sinh non, thiếu máu sau sinh,…

Do đó, khi gặp bất kỳ biểu hiện mề đay nào trong thai kỳ, người mẹ cũng nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bị nổi mề đay khi mang thai nguyên nhân do đâu?

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây dị ứng trong thai kỳ rất quan trọng trong việc điều trị kịp thời. Một số nguyên nhân thường gặp là:

  • Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ gặp sự biến đổi về lượng hormone Estrogen và Progesterone. Lượng hormone này gia tăng đột ngột gây ra tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa ngoài da
  • Thay đổi tâm lý: Căng thẳng và lo lắng quá độ đôi khi cũng dẫn đến tình trạng nổi mề đay trên cơ thể
Bà bầu bị mề đay do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ngứa và khó chịu
Bà bầu bị mề đay do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ngứa và khó chịu
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể người mẹ không kịp thích ứng, dẫn đến tình trạng nổi mề đay thai kỳ
  • Do môi trường ô nhiễm: Sống hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm rất dễ khiến bà bầu lên mề đay
  • Sức đề kháng suy giảm: Khi mang thai, hệ miễn dịch của người mẹ bị suy yếu.  Do đó, rất dễ bị tác nhân gây kích ứng tấn công và gây mẩn ngứa
  • Dị ứng thức ăn: Bà bầu ăn một số loại thực phẩm gây kích ứng, dị ứng như trứng, sữa, hải sản,…
  • Do bệnh lý đường hô hấp: Các bệnh lý đường hô hấp cũng có thể gây ra biểu hiện mề đay. 
  • Dị ứng với thuốc: Trong quá trình mang thai, nhiều bà bầu có sử dụng thêm thuốc bổ, vitamin hoặc các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác có thể bị mãn cảm gây mề đay. Ngoài ra, tiêm vacxin phòng ngừa trong thai kỳ cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Những trường hợp này rất nguy hiểm, cần đến bệnh viện để xử lý kịp thời
  • Do vùng bụng giãn nở: Thai nhi phát triển khiến vùng da ở bụng bị kéo căng và giãn, gây tổn thương mạch máu dưới da và xuất hiện mề đay
  • Một số nguyên nhân khác: dị ứng lông vật nuôi, phấn hoa; cơ địa dị ứng; các bệnh lý về gan, thận; do côn trùng đốt; do sử dụng mỹ phẩm hoặc do di truyền

Triệu chứng nổi mề đay ở bà bầu

Nhận biết các dấu hiệu nổi mề đay khi mang thai từ sớm giúp việc điều trị đơn giản và dễ dàng hơn. Tùy mức độ bệnh mà các triệu chứng này biểu hiện nặng hay nhẹ. Một số dấu hiệu điển hình như sau:

  • Phát ban: Các vết phát ban có màu hồng, đỏ hoặc nổi sần màu trắng hồng. Vị trí phát ban thường bắt đầu từ vùng bụng, vùng rốn rồi lan ra toàn thân
  • Ngứa, khó chịu: Người bệnh có cảm giác ngứa râm ran hoặc dữ dội kèm cảm giác nóng rát. Đặc biệt cảm thấy ngứa nhiều hơn vào chiều tối và khi ngủ. 
Các vết mề đay có thể nổi sần, ửng đỏ gây ngứa ở bà bầu
Các vết mề đay có thể nổi sần, ửng đỏ gây ngứa ở bà bầu
  • Đau nhức: Một số trường hợp nặng, có tổn thương nhiễm trùng khiến vết mề đay mưng mủ, gây đau nhức. 
  • Sốt nhẹ: Một số trường hợp có triệu chứng sốt nhẹ, sốt về chiều (biểu hiện không đặc trưng)
  • Gây phù: Ở tình trạng nặng, bà bầu có thể bị sưng ở môi, mí mắt, sưng lưỡi và cổ họng

Cách điều trị tình trạng nổi mề đay khi mang thai

Điều trị tình trạng nổi mề đay khi mang thai như thế nào để không ảnh hưởng đến đứa bé?”. Thông thường, tình trạng nổi mề đay ở bà bầu có thể tự biến mất trong thời gian ngắn nên không cần quá lo lắng. Ở những tình trạng diễn tiến nặng, bà bầu cần đi thăm khám và điều trị theo phương pháp thích hợp.

Nổi mề đay khi mang thai uống thuốc gì?

Thuốc Tây y chỉ được sử dụng cho mẹ bầu khi thật sự cần thiết, không thể điều trị bằng các phương pháp khác. Bà bầu cần tuân thủ theo liều lượng bác sĩ đã chỉ định, không được tự ý dừng thuốc hoặc tăng giảm liều lượng.

Một số thuốc thường được kê như sau:

  • Thuốc kháng H1: Nhóm thuốc dị ứng kê với mục đích cải thiện triệu chứng ngứa âm ỉ, gây khó chịu cho bà bầu. Một số thuốc an toàn cho phụ nữ có thai như: Cetirizine; Chlorpheniramine; Loratadine; Phenergan;…
  • Thuốc kháng viêm corticoid (uống hoặc bôi ngoài da): Kê trong trường hợp bà bầu có biểu hiện đau nhức vết mề đay hoặc mẩn ngứa do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Một số thuốc được kê như: Triamcinolone; Budesonide;…
  • Kem dưỡng ẩm bôi ngoài da

 

Bà bầu bị nổi mề đay tốt nhất nên đi khám để được điều trị đúng cách
Bà bầu bị nổi mề đay tốt nhất nên đi khám để được điều trị đúng cách

Lưu ý: Các nhóm thuốc trên có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt,…Do đó, sau khi dùng thuốc, bà bầu cần được theo dõi sát sao. Đặc biệt nhóm thuốc chứa corticoid có thể hấp thu qua da và gây ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Mẹ bầu cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, để hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Chữa trị an toàn với mẹo dân gian tại nhà

Mẹo chữa nổi mề đay khi mang thai tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên là phương pháp an toàn được nhiều người sử dụng. Một số cách chữa dân gian có thể tham khảo như sau:

  • Chữa nổi mề đay bằng lá khế: Tắm nước lá khế giúp mẹ bầu giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.
  • Thoa gel nha đam: Dùng gel nha đam hoặc ruột nha đam thoa lên vùng da bị mề đay giúp thanh nhiệt, làm dịu tình trạng sưng nóng, ngứa ngáy trên da.
Thoa gel dưỡng ẩm tại nhà có thể giảm triệu chứng nổi mề đay khi mang thai
Thoa gel dưỡng ẩm tại nhà có thể giảm triệu chứng nổi mề đay khi mang thai
  • Chườm lá ngải cứu: Rửa sạch 1 nắm lá ngải cứu, cho lên chảo rang đến vàng thơm cùng vài hạt muối. Cho toàn bộ phần lá ngải cứu ra khăn sạch, chườm lên vùng da bị mề đay. Lưu ý: Chỉ đảo đến khi vàng thơm, không để quá nóng khi chườm có thể gây bỏng da
  • Ngâm với nước lá trầu không: Đun nước lá trầu không để tắm hoặc ngâm các vùng da bị mề đay trong vòng 15 giúp giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.

Các phương pháp dân gian tương đối an toàn lại dễ áp dụng. Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên lạm dụng chúng nếu bệnh tình không thuyên giảm. Tốt nhất nên đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ về việc áp dụng các bài thuốc trên.

Lựa chọn phương pháp Đông y điều trị nổi mề đay

Theo quan điểm Đông y, chứng bệnh mề đay gây ra bởi nhiều yếu tố nội sinh và ngoại sinh tác động. Các chứng mề đay trong Đông y  được chia ra các thể bệnh với triệu chứng đặc trưng. Với mỗi thể bệnh sẽ có cách điều trị phù hợp.

Các bài thuốc trị mề đay theo Đông y chủ yếu sẽ theo cơ chế lợi tiểu, khu phong, giải độc, chống dị ứng. Một số bài thuốc tham khảo như sau:

  • Mề đay thể phong hàn: Cam thảo; Hạ khô thảo; Bồ công anh; Đơn mặt trời; Tang ký sinh; Ngải diệp mỗi loại 16g; Sài hồ; Kim ngân hoa mỗi loại 12g. Các vị thuốc đem sắc lấy nước uống hàng ngày
  • Mề đay thể phong nhiệt: Thương nhĩ; Cát căn; Rau má; Kinh giới; Bồ công anh; Nam hoàng bá; Bồ công anh mỗi loại 16g; Thổ phục linh; Hoàng cầm; Liên kiều; Kim ngân hoa 12g. Sắc thuốc uống đều đặn hàng ngày
  • Mề đay thể thực tích: Kim ngân hoa; Địa phụ tử; Xích thược; Bạch phục linh; Tiêu tân lang; Tiêu sơn tra; Kê nội kim; Tiêu mạch nha 10g; Bạch tiên bì 15g. Các vị thuốc đem sắc lấy nước uống hàng ngày
  • Mề đay thể thấp nhiệt: Hoạt thạch; Linh bì; Bội lan; Hoàng cầm; Xích thược mỗi loại 10g; Bồ công anh; Kim ngân hoa 15g; Cam thảo; Hậu phác; Trần bì mỗi loại 6g. Các vị thuốc đem sắc uống hàng ngày.
Có thể sử dụng phương pháp Đông y trị chứng nổi mề đay khi mang thai
Có thể sử dụng phương pháp Đông y trị chứng nổi mề đay khi mang thai

Phương pháp Đông y trị chứng nổi mề đay khi mang thai có ưu điểm tương đối lành tính, có thể sử dụng lâu dài không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc phụ thuộc cơ địa bà bầu và sự tương thích của bài thuốc. Do đó, người mẹ nên đi khám tại các cơ sở đông y để xác định chính xác thể bệnh và dùng thuốc cho phù hợp.

Chăm sóc và phòng tránh nổi mề đay trong thai kỳ

Nổi mề đay khi mang thai không nguy hiểm nhưng vẫn gây những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe bà bầu. Do đó, để nhanh chóng khỏi bệnh và phòng tránh bệnh tái phát, bà bầu cần lưu ý:

  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng: Cần loại bỏ hoàn toàn dị nguyên ra khỏi môi trường sống xung quanh để ngăn ngừa bệnh.
  • Đi khám khi cần thiết: Tốt nhất bà bầu nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. 
  • Giữ vệ sinh thân thể: Luôn giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ. Khi tắm, chỉ nên sử dụng những loại xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ, không gây kích ứng da
  • Hạn chế dùng mỹ phẩm: Khi mang thai mẹ bầu cần hạn chế tối đa việc sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa thành phần hóa chất dễ gây kích ứng.
  • Uống nhiều nước: Uống đủ nước mỗi ngày. Có thể là nước khoáng, nước ép hoa quả, nước canh, cháo loãng, súp,…
  • Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh: Thời gian tắm chỉ nên dao động trong khoảng 15 – 20 phút
  • Hạn chế gãi: Cần hạn chế gãi khi bị mề đay để ngăn ngừa các tổn thương trên da. Nếu quá ngứa, có thể dùng khăn mềm thấm nước, lau nhẹ khu vực mẩn ngứa, thao tác nhẹ nhàng tránh trầy xước
Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý giúp bà bầu nhanh chóng khỏi bệnh
Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý giúp bà bầu nhanh chóng khỏi bệnh
  • Mặc quần áo phù hợp: Nên lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, quần áo dành cho bà bầu chất liệu thấm hút mồ hôi tốt. Khi ra ngoài nên mặc áo quần dài tay để bảo vệ làn da
  • Hạn chế tới nơi ô nhiễm không khí: Mang khẩu trang và mặc đồ bảo hộ khi ra ngoài để hạn chế tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc, điều trị bệnh
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Bổ sung thực đơn các thực phẩm giàu vitamin A, B, C giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Kiêng đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ và hải sản, động vật, thực vật có vỏ
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Mẹ bầu nên xây dựng thói quen ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, vận động nhẹ nhàng hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh.

Nổi mề đay khi mang thai không phải tình trạng hiếm gặp và cũng không nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách. Người mẹ nên đi khám từ khi xuất hiện biểu hiện bệnh để có hướng điều trị đúng. Ngoài ra, kết hợp với các biện pháp phòng tránh tại nhà sẽ giúp bà bầu nhanh chóng hết bệnh.

Câu hỏi thường gặp
Mề đay mẩn ngứa có lây không và phòng ngừa như thế nào là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm nhất hiện nay. Bởi đây là một bệnh lý da liễu phổ biến mà nhiều người mắc phải, thậm chí còn mắc nhiều lần trong đời. Mặc dù không quá nguy hiểm đến […]
Nổi mề đay ăn gà được không là vấn đề nhiều người bệnh quan tâm đến. Bởi chế độ ăn uống có tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch của cơ thể, cũng như chuyển biến của bệnh. Để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo […]
Nổi mề đay có phải kiêng nước không, có nên tắm không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi đây là bệnh ngoài da cần kiêng khem khá nhiều. Bài viết sau đây chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết nổi mề đay có tắm được không để bạn đọc […]
Mề đay là bệnh da liễu mãn tính, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Hiện tượng này kéo dài dai dẳng nhiều ngày và dễ tái phát. Nếu không có biện pháp phù hợp sẽ khó có thể điều trị bệnh dứt điểm. Theo đó các chuyên gia khuyến khích người bệnh […]
Nổi mề đay là một trong những dị ứng da thường gặp nhất. Bất cứ đối tượng nào đều có thể mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm. Vậy nổi mề đay có nguy hiểm không? Người bệnh cần lưu ý gì để nhanh khỏi và tránh […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *