Notice: Function WP_Scripts::localize được gọi không chính xác. Tham số $l10n phải là mảng. Để gửi dữ liệu không có kiểu cố định, vui lòng sử dụng hàm wp_add_inline_script(). Vui lòng xem Hướng dẫn Debug trong WordPress để biết thêm thông tin. (Thông điệp này đã được thêm vào trong phiên bản 5.7.0.) in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-includes/functions.php on line 6078
Bệnh Chàm Đồng Tiền Là Gì? Làm Sao Phát Hiện Và Điều Trị?
Notice: Trying to get property 'permalink' of non-object in /home/vnmedipharm.net/public_html/wp-content/plugins/wordpress-seo/src/context/meta-tags-context.php on line 308
Bệnh học

Bệnh Chàm Đồng Tiền Là Gì? Làm Sao Phát Hiện Và Điều Trị?

Chàm đồng tiền không còn là cái tên xa lạ với nhiều người, đây là bệnh lý gây ra nhiều tổn thương, khó chịu đến làn da. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh và cũng có nhiều cách điều trị khác nhau, tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh mà chuyên gia sẽ tư vấn hướng điều trị sao cho phù hợp nhất.

Bệnh chàm đồng tiền là gì? Có nguy hiểm không?

Chàm đồng tiền còn gọi là eczema thể đồng tiền, chàm đồng xu. Đây là một trong những thể chàm phổ biến và thường gặp nhất. Chàm đồng tiền là tình trạng viêm da mãn tính, có hình dạng rõ ràng.

Khu vực da bị bệnh là những tổn thương có hình tròn nhỏ giống hình đồng tiền. Đồng tiền trên da có những ranh giới rõ ràng so với vùng da bình thường xung quanh.

Đồng thời, vùng da bị chàm sẽ có tình trạng sưng lên, phù cộm, ẩn nhiều mụn nước, nổi đỏ và gây ngứa ngáy khó chịu. Thông thường, bệnh xuất hiện trên mu bàn tay, khuỷu tay, khuỷu chân

Thời tiết hanh khô chính là điều kiện thuận lợi để xuất hiện bệnh chàm đồng tiền.

Hình ảnh bệnh chàm đồng tiền
Hình ảnh bệnh chàm đồng tiền

Theo nhiều khảo sát, bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh chàm đồng tiền. Tuy nhiên, người lớn thường có nguy cơ mắc bệnh ít hơn trẻ nhỏ, đặc biệt là chàm đồng tiền ở trẻ sơ sinh. 

Hiện nay, tất cả các thể chàm trong đó có chàm đồng tiền đều chưa có thuốc đặc trị tận gốc. Các giải pháp điều trị chủ yếu giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương da nghiêm trọng và hạn chế bệnh tái phát

Chàm đồng tiền không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Chẳng hạn, những cơn ngứa dai dẳng có thể khiến chúng ta mệt mỏi, chán ăn và khó chịu.

Chưa kể đến việc, các đốm chàm sẽ gây mất thẩm mỹ cho cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi tiếp xúc với người khác.

Đối với trẻ nhỏ, chàm đồng tiền khiến các bé cảm thấy ngứa ngáy và quấy khóc thường xuyên. Bé sẽ cảm thấy chán ăn, mệt mỏi và dẫn đến suy nhược cơ thể. 

Chàm đồng tiền không có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người khác. Bệnh này chỉ phát triển diện rộng trên cơ thể người. Vì thế, bạn có thể yên tâm sinh hoạt và chăm sóc người bị bệnh.

Người bệnh nên lưu ý không được gãi hay chà xát quá mạnh và vùng da bị bệnh vì có thể gây lở loét, chảy máu và tình trạng viêm da nghiêm trọng hơn. 

Nguyên nhân, triệu chứng chàm đồng xu

Bệnh chàm đồng tiền có những triệu chứng khá điển hình, người bệnh có thể nhận biết qua những dấu hiệu:

  • Xuất hiện các đốm tổn thương có dạng hình tròn nhỏ giống như hình đồng xu trên da
  • Bề mặt da bị nổi mẩn đỏ, có ẩn nhiều mụn nước và xung huyết
  • Sau đó, các mụn nước này sẽ có xu hướng tự vỡ và tiết nhiều dịch
  • Da xuất hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn như đau nhức, có mủ
  • Tiếp theo, làn da sẽ khô lại và có bong tróc vảy
  • Da có dấu hiệu bị liken hóa, nổi cộm và có màu sẫm hơn vùng da xung quanh
  • Ngứa ngáy khó chịu sẽ kéo dài từ lúc bệnh mới khởi phát cho đến giai đoạn mãn tính
Triệu chứng của bệnh chàm đồng tiền là da xuất hiện các vết tròn đỏ giống hình đồng tiền
Triệu chứng điển hình của bệnh chàm đồng tiền là da xuất hiện các vết tròn đỏ giống hình đồng tiền

Hiện nay, các chuyên gia y tế chưa tìm được những nguyên nhân cụ thể gây chàm đồng tiền. Một số người cho rằng bệnh khởi phát từ các vết thương ngoài da như vết cắn côn trùng, vết bỏng…

Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu đưa ra những điều kiện thuận lợi để bệnh chàm đồng tiền phát triển như sau:

  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn khi sinh con ra thường có nguy cơ mắc bệnh chàm đồng tiền cao hơn
  • Cơ địa người bệnh quá nhạy cảm cũng là một nguyên nhân khiến bệnh khởi phát
  • Thời tiết hanh khô kéo dài khiến da bị mất độ ẩm, khô và dần suy yếu
  • Thường xuyên tiếp xúc với kim loại hay các hóa chất, chất bảo quản có trong xà phòng, mỹ phẩm, dịch tiết côn trùng
  • Căng thẳng thần kinh và lo lắng kéo dài do công việc và cuộc sống
  • Dị ứng với một số loại thuốc
  • Cơ thể đang mắc một số thể chàm khác như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc…
  • Hệ miễn dịch và sức đề kháng suy yếu khiến cơ thể dễ mắc bệnh

Cách chữa chàm đồng tiền hiệu quả, an toàn

Bệnh chàm đồng tiền chưa có thuốc đặc trị để chữa tận gốc nhưng có thể bị kiểm soát triệu chứng bằng những cách như: Sử dụng thuốc Tây y, Đông y, mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà….

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể lựa chọn và áp dụng cách thức khác nhau. 

Sử dụng thuốc Tây trị chàm đồng tiền

Hiện nay, sử dụng thuốc Tây y là cách giúp chữa khỏi bệnh chàm đồng tiền được nhiều người lựa chọn.

Các thuốc chữa trị chàm đồng tiền Tây y có công dụng chủ yếu giảm những cơn ngứa ngáy, hạn chế da bị tổn thương quá mức và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Một số loại thuốc Tây Y có thể tham khảo như sau:

  • Thuốc kháng histamin: Đặc trưng của bệnh chàm đồng tiền là xuất hiện những cơn ngứa kéo dài. Do đó, bạn có thể sử dụng thuốc kháng histamin để ngăn chặn tình trạng này như cetirizin, loratadin…
  • Dung dịch sát khuẩn: Trong giai đoạn bệnh chàm bị chảy dịch và xung huyết, bệnh nhân nên sử dụng một số dung dịch sát khuẩn để làm sạch vùng da như Yarish, thuốc tím, hồ nước, dung dịch milian…
  • Thuốc Corticoid: Được bào chế dưới hai dạng là dạng bôi và dạng uống. Thuốc này có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm và chống dị ứng hiệu quả
  • Coal tar: Thuốc được bào chế từ than đá, có màu nâu đen và mùi hôi hơi khó chịu. Thuốc có tác dụng giúp giảm ngứa, giảm tình trạng da bong tróc và khô ráp.
  • Thuốc bôi chứa axit salicylic: Hoạt chất axit salicylic giúp loại bỏ các tế bào chết, làm mềm và ẩm da, hạn chế vảy sừng. Thuốc thường được chỉ định sử dụng trong giai đoạn da bị cộm và vảy sừng.

Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không tự mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bởi vì hầu hết các loại thuốc này đều có những tác dụng phụ nguy hiểm và dễ tương tác với các loại thuốc khác gây nguy hiểm.

Mẹo dân gian chữa chàm đồng tiền tại nhà

Ngoài việc áp dụng thuốc Tây để chữa bệnh, người bệnh có thể điều trị chàm đồng tiền bằng các bài thuốc thảo dược tại nhà.

Ưu điểm của cách này là hầu hết các loại dược liệu thiên nhiên đều lành tính, an toàn và dễ tìm. Tuy nhiên, phương pháp này thường có tác dụng khá chậm, vì thế bệnh nhân nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

Một số mẹo dân gian chữa chàm đồng tiền như sau:

  • Chuối xanh: Hoạt chất trong chuối xanh có khả năng kháng viêm chống nấm và hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn. Đồng thời, chất tanin trong chuối có công dụng làm lành vết thương. Lấy một quả chuối xanh cắt lát mỏng và xát lên vùng da bị bệnh 2 lần/ngày để đạt hiệu quả tối đa.
  • Dầu dừa: Có chứa nhiều vitamin và các chất giúp dưỡng ẩm da, sát khuẩn và hạn chế tình trạng vảy sừng, bong tróc. Rửa sạch da, dùng một ít dầu dừa chấm lên da và thoa nhẹ. Ngoài ra, bạn có thể chế biến dầu dừa trong nhiều món ăn để chữa bệnh chàm.
Mẹo dân gian chữa bệnh chàm bằng dầu dừa khá an toàn và hiệu quả
Mẹo dân gian chữa bệnh chàm bằng dầu dừa tại nhà là biện pháp an toàn và hiệu quả
  • Tỏi: Tỏi là một thực phẩm giúp kháng khuẩn, giảm tình trạng sưng đỏ và ngứa hiệu quả. Ngoài ra, tỏi còn có công dụng giúp cải thiện sắc tố da. Bạn gạn một vài tép tỏi và lấy nước. Dùng một chiếc khăn mỏng thấm nước tỏi thoa đều lên da khoảng 8 phút rồi rửa sạch lại với nước

Các cách dân gian được nhiều người áp dụng tại nhà vì tiện lợi. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp viêm da nhẹ.

Do đó nếu bệnh đã bị niken hóa, mưng mủ, bội nhiễm thì không nên sử dụng.

Chữa chàm đồng xu bằng Đông y

Thông thường, thuốc Đông y thường điều trị bệnh chàm từ căn nguyên của bệnh. Theo đó, chàm đồng tiền thường xuất hiện do phong nhiệt hoặc thấp nhiệt đi vào cơ thể gây tổn thương da. 

Bệnh chàm trong Đông y được chia thành hai loại đó là cấp tính và mãn tính. Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn mà Đông y sẽ có những bài thuốc điều trị khác nhau. 

Thể cấp tính:

  • Loại thấp nhiệt: Thổ phục linh, kim ngân hoa, khổ sâm, hoàng bá, hạ khô thảo, ké đầu ngựa, nhân trần, hoạt thạch. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
  • Loại phong nhiệt: Sinh địa, trạch tả, hoàng cầm, mộc thông, chi tử, xài hồ, xa tiền, long đởm thảo, cam thảo. Sắc uống 1 thang mỗi ngày.

Thể mạn tính:

  • Bài 1: Sinh địa, thục địa, kinh giới, đương quy, thương truật, bạch thược, phòng phong, địa phu tử, bạch tiễn bì, khổ sâm, thuyền thoái. Uống 1 thang/ngày.
  • Bài 2: Hoàng bá, hy thiêm thảo, ké đầu ngựa, phù bình, bạch tiễn bì, thương truật, phòng phong. Sắc uống 1 thang/ngày. 
Nguyên tắc chữa bệnh chàm đồng tiền bằng thuốc Đông y là chữa từ căn nguyên của bệnh
Nguyên tắc chữa bệnh chàm đồng tiền bằng thuốc Đông y là chữa từ căn nguyên của bệnh

Lưu ý, thuốc Đông y chữa chàm đồng tiền cần nhiều thời gian mới phát huy tác dụng. Vì vậy người bệnh cần kiên trì khi áp dụng. Nếu sau liệu trình, cơ thể không đáp ứng, cần dừng thuốc và tìm biện pháp hiệu quả hơn.

Liệu pháp ánh sáng trị chàm đồng tiền

Liệu pháp ánh sáng hay còn gọi là phương pháp quang trị liệu. Phương pháp được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân ngồi dưới một chiếc máy phát ra tia UVB hoặc UVA. 

UV là những tia có trong ánh nắng mặt trời. Khi sử dụng với một lượng vừa đủ, UV rất có ích cho làn da của bạn. Đặc biệt, UV hỗ trợ điều trị bệnh chàm đồng tiền, viêm da cơ địa hiệu quả.

Các tia UVB và UVA có công dụng giúp giảm ngứa, chống viêm và loại bỏ được một số vi khuẩn ra khỏi làn da của bạn.

Có đến 70% bệnh nhân nhận thấy sự thuyên giảm các triệu chứng bệnh chàm sau khi được điều trị bằng tia UV. 

Hiện nay, các bác sĩ đã phát triển được hai liệu pháp ánh sáng để điều trị bệnh chàm đồng tiền là liệu pháp tia cực tím và liệu pháp PUVA

  • Liệu pháp tia cực tím: Chiếu trực tiếp tia UVB hoặc UVA lên vùng da bị bệnh. Tùy vào cấp độ bệnh và thể trạng, bác sĩ sẽ sử dụng các tia có bước sóng khác nhau.
  • Liệu pháp PUVA: Trước khi chiếu tia UVA, bệnh nhân sẽ được thoa một lớp thuốc giúp làn da trở nên nhạy cảm hơn. Thuốc này có tên là psoralen. 
Người bệnh có thể chọn phương pháp liệu pháp ánh sáng để chữa bệnh chàm đồng tiền
Người bệnh có thể chọn phương pháp liệu pháp ánh sáng để chữa bệnh chàm đồng tiền

Tuy nhiên, đây là phương pháp được ít người lựa chọn vì da phải tiếp xúc với tia cực tím gây nguy hiểm và có thể bị ung thư da. 

Cách phòng ngừa chàm đồng xu tốt nhất

Chàm đồng tiền là căn bệnh có nguy cơ tái phát lại nếu da không được chăm sóc đúng cách. Chính vì thế, nếu bạn không muốn mắc bệnh hoặc bệnh tái phát thì nên lưu ý một số cách phòng ngừa như sau:

  • Thường xuyên chăm sóc và vệ sinh da sạch sẽ. Sử dụng các loại dưỡng ẩm da, chống nắng mỗi ngày, đặc biệt khi thời tiết chuyển sang hanh khô và nóng
  • Không nên tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh như phấn hoa, dịch tiết côn trùng, bụi bẩn và một số những hóa chất có thể gây hại như mủ, nhựa, xà phòng
  • Thay đổi lối sống hàng ngày bằng cách có thời gian thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý, không nên thức khuya và làm việc quá sức
  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng nhằm hạn chế bị kích ứng và viêm nhiễm làn da
  • Không nên gãi ngứa và chà xát quá mạnh vào vết thương khiến da bị tổn thương nghiêm trọng và chảy máu
  • Xây dựng thói quen ăn uống điều độ và đúng cách. Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, dầu mỡ hoặc thức ăn dễ gây dị ứng. Thay vào đó, hãy bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước mỗi ngày.
  • Trong quá trình chữa bệnh, cần tuân thủ theo chỉ định bác sĩ về cách sử dụng thuốc và tái khám đúng hẹn. 
Sử dụng đúng liều lượng thuốc và tái khám đúng hẹn trong quá trình điều trị bệnh chàm
Sử dụng đúng liều lượng thuốc và tái khám đúng hẹn trong quá trình điều trị bệnh chàm

Chàm đồng tiền là một thể chàm không quá nguy hiểm nhưng hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Chính vì thế, khi bệnh mới khởi phát, bạn đừng nên chủ quan mà hãy đến các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám điều trị kịp thời và hạn chế bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn. 

Câu hỏi thường gặp
Chàm môi khiến da môi khô, nứt nẻ và bong tróc, ngứa ngáy, đặc biệt là vào mùa đông. Vậy bệnh chàm môi có lây không, có nguy hiểm không? Bài viết sau đây chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này. Mời bạn đọc tham khảo! Chàm môi là […]
Bệnh chàm có lây không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đây là một căn bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ xuất hiện do hệ miễn dịch còn quá yếu. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh chàm nhưng họ vẫn […]
Làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, thường dễ bị tổn thương và gặp phải các vấn đề da liễu. Trong đó, chàm sữa là một tình trạng về da rất thường gặp ở trẻ. Nhiều cha mẹ thắc mắc, không biết chàm sữa có để lại sẹo không và làm thế nào để […]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *